Nét mới nông thôn mới - Bài đầu: Diện mạo đổi thay
- Thứ năm - 24/08/2017 22:30
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Mục tiêu Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020” đề ra đến hết năm 2020 có 80% số xã và từ 8 đến 10 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Đến nay, chương trình đã đi được nửa chặng đường với những kết quả đạt được đáng ghi nhận, 255/386 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tạo ra nét mới, sự thay đổi tích cực ở ngoại thành nhưng phía trước vẫn còn không ít thách thức cần phải nỗ lực vượt qua.
Với 255/386 xã được công nhận đạt chuẩn, Hà Nội là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước trong triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Hàng nghìn công trình hạ tầng kỹ thuật, dự án phát triển sản xuất được đầu tư đã làm đổi thay diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống nông dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã xuất hiện những khó khăn, thách thức mới...
Đổi thay toàn diện
Với sự quan tâm thường xuyên của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, khu vực nông thôn Hà Nội đã có nhiều đột phá, đổi thay toàn diện. Hà Nội đã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp giúp nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản.
Bà Vũ Thị Thắng, ở thôn Thượng, xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ cho biết: Gia đình có 4 sào ruộng và các khâu làm đất, gieo cấy, thu hoạch đều đã sử dụng máy móc cơ giới, giải phóng sức lao động. Vì thế năng suất lúa cao hơn, chăm sóc ít công hơn so với gieo cấy lúa theo phương pháp truyền thống. Gia đình bà Thắng hiện chỉ bố trí một lao động làm ruộng, các thành viên còn lại thoát ly nghề nông chuyển sang làm nghề khác để tăng thu nhập...
Tư duy sản xuất nông nghiệp của người dân ngoại thành Hà Nội cũng thay đổi rõ nét hơn. Cách đây một năm, nông dân xã Chu Minh, huyện Ba Vì trồng lúa, rau truyền thống thì nay đã chuyển sang trồng “rau sạch” theo mô hình liên kết giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Gia đình bà Đỗ Thị Điều, một hộ dân trồng rau ở địa phương này cho biết: “Toàn bộ giống, phân bón, kỹ thuật canh tác đều thực hiện theo kế hoạch, chỉ đạo của hợp tác xã. Sản phẩm được doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu nên thu nhập ổn định và cao hơn trước”.
Đi đôi với công tác dồn điền đổi thửa, TP Hà Nội đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp. Đến nay, Hà Nội đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung quy mô lớn như: Vùng trồng lúa, hoa, cây cảnh chất lượng cao; rau an toàn; chăn nuôi tập trung... Giá trị thu nhập bình quân đạt trên 230 triệu đồng/ha/năm; một số mô hình như trồng hoa ly, cây ăn quả, chăn nuôi cho thu nhập từ 1 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng/ha/năm...
Sự đổi thay về ý thức, nhận thức xây dựng nông thôn mới cũng diễn ra mạnh mẽ ở từng thôn, từng xóm, đến từng người dân. Cách đây hơn một năm, huyện Thanh Trì còn nhức nhối bởi ô nhiễm môi trường thì giờ đây đang ngày một sạch đẹp, khang trang. Kết quả đáng ghi nhận là 14 khu vực “ao tù nước đọng” đã được cải tạo, xử lý sạch sẽ; 2 bên bờ sông Nhuệ rác thải, chất thải được thu gom xử lý hợp vệ sinh. Người dân sinh sống dọc hai bên bờ sông tự giác tháo dỡ 475 công trình xây dựng và trồng hoa, cây cảnh, tạo cảnh quan góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống...
Tương tự, huyện Đan Phượng, sau khi được công nhận huyện nông thôn mới đã tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Phong trào “đường có hoa, nhà có số, phố có tên” đang được nhân rộng ở nhiều xã. Theo Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Hữu Hoàng, cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới là nâng cao cuộc sống của nhân dân. Bởi vậy, huyện đặc biệt quan tâm đến xây dựng môi trường sống tốt và người dân được thụ hưởng thành quả của quá trình xây dựng nông thôn mới.
Nhiều tuyến đường hoa khoe sắc bên những công trình hạ tầng khang trang, những ao hồ sạch đẹp... là hình ảnh "nhờ nông thôn mới" thường gặp ở rất nhiều huyện ngoại thành.
Giai đoạn mới, thách thức mới
Đổi thay toàn diện
Với sự quan tâm thường xuyên của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, khu vực nông thôn Hà Nội đã có nhiều đột phá, đổi thay toàn diện. Hà Nội đã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp giúp nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản.
Bà Vũ Thị Thắng, ở thôn Thượng, xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ cho biết: Gia đình có 4 sào ruộng và các khâu làm đất, gieo cấy, thu hoạch đều đã sử dụng máy móc cơ giới, giải phóng sức lao động. Vì thế năng suất lúa cao hơn, chăm sóc ít công hơn so với gieo cấy lúa theo phương pháp truyền thống. Gia đình bà Thắng hiện chỉ bố trí một lao động làm ruộng, các thành viên còn lại thoát ly nghề nông chuyển sang làm nghề khác để tăng thu nhập...
Tư duy sản xuất nông nghiệp của người dân ngoại thành Hà Nội cũng thay đổi rõ nét hơn. Cách đây một năm, nông dân xã Chu Minh, huyện Ba Vì trồng lúa, rau truyền thống thì nay đã chuyển sang trồng “rau sạch” theo mô hình liên kết giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Gia đình bà Đỗ Thị Điều, một hộ dân trồng rau ở địa phương này cho biết: “Toàn bộ giống, phân bón, kỹ thuật canh tác đều thực hiện theo kế hoạch, chỉ đạo của hợp tác xã. Sản phẩm được doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu nên thu nhập ổn định và cao hơn trước”.
Đi đôi với công tác dồn điền đổi thửa, TP Hà Nội đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp. Đến nay, Hà Nội đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung quy mô lớn như: Vùng trồng lúa, hoa, cây cảnh chất lượng cao; rau an toàn; chăn nuôi tập trung... Giá trị thu nhập bình quân đạt trên 230 triệu đồng/ha/năm; một số mô hình như trồng hoa ly, cây ăn quả, chăn nuôi cho thu nhập từ 1 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng/ha/năm...
Sự đổi thay về ý thức, nhận thức xây dựng nông thôn mới cũng diễn ra mạnh mẽ ở từng thôn, từng xóm, đến từng người dân. Cách đây hơn một năm, huyện Thanh Trì còn nhức nhối bởi ô nhiễm môi trường thì giờ đây đang ngày một sạch đẹp, khang trang. Kết quả đáng ghi nhận là 14 khu vực “ao tù nước đọng” đã được cải tạo, xử lý sạch sẽ; 2 bên bờ sông Nhuệ rác thải, chất thải được thu gom xử lý hợp vệ sinh. Người dân sinh sống dọc hai bên bờ sông tự giác tháo dỡ 475 công trình xây dựng và trồng hoa, cây cảnh, tạo cảnh quan góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống...
Tương tự, huyện Đan Phượng, sau khi được công nhận huyện nông thôn mới đã tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Phong trào “đường có hoa, nhà có số, phố có tên” đang được nhân rộng ở nhiều xã. Theo Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Hữu Hoàng, cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới là nâng cao cuộc sống của nhân dân. Bởi vậy, huyện đặc biệt quan tâm đến xây dựng môi trường sống tốt và người dân được thụ hưởng thành quả của quá trình xây dựng nông thôn mới.
Nhiều tuyến đường hoa khoe sắc bên những công trình hạ tầng khang trang, những ao hồ sạch đẹp... là hình ảnh "nhờ nông thôn mới" thường gặp ở rất nhiều huyện ngoại thành.
Giai đoạn mới, thách thức mới
Đường làng xã Đa Tốn (huyện Gia Lâm) sạch đẹp, phong quang. Ảnh: Hải Anh |
Bước sang giai đoạn mới, nông nghiệp, nông thôn của Thủ đô cũng đang đứng trước những thách thức mới. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa Nguyễn Chí Viễn: Dù thành phố đã hình thành được một số chuỗi liên kết trong nông nghiệp nhưng vẫn ít và khó nhân rộng. Nông dân vẫn gặp khó khăn khi giá nông sản có biến động mạnh. Đồng quan điểm, Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ Hoàng Mạnh Phú cho biết, địa phương đã mời gọi, tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhưng những mô hình hiệu quả, bền vững chưa nhiều. “Đầu tư vào nông nghiệp nhiều rủi ro, thu hồi vốn chậm, trong khi thành phố lại chưa có cơ chế hỗ trợ thỏa đáng khiến doanh nghiệp chưa mặn mà” - ông Hoàng Mạnh Phú nhìn nhận.
Bộ tiêu chí quốc gia công nhận xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 vẫn duy trì 19 tiêu chí nhưng số chỉ tiêu đã tăng từ 39 lên 49 so với giai đoạn trước. Trong đó, một số chỉ tiêu khó thực hiện như: An toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường, hộ nghèo, nước sạch... Trong khi đó, một số huyện tỷ lệ hộ nghèo còn cao như: Ba Vì (7,18%), Phú Xuyên (4,85%), Mê Linh (4,24%)...; tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch tiêu chuẩn đô thị còn thấp, như: Phú Xuyên (22,5%), Mỹ Đức (30%), Ứng Hòa (31,5%)...
Đáng chú ý, nhiều huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh đang chịu sức ép lớn về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Việc gia tăng dân số dẫn tới thiếu trường, lớp học như tại huyện Đông Anh và Hoài Đức; tình trạng ách tắc giao thông, môi trường ô nhiễm vẫn xảy ra ở nhiều địa phương; việc đào tạo nghề cho nông dân sau thu hồi đất ở một số nơi chưa được quan tâm… Đây là những thách thức mới đang đặt ra cho các cấp, các ngành cần giải quyết để đạt kết quả cao và bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
(Còn nữa)
Theo Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đã đạt 36 triệu đồng/năm; đa số các hộ gia đình có nhà ở kiên cố khang trang; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn thành phố giảm còn 3,6%, đây là những kết quả minh chứng cho những đổi thay đột phá ở khu vực nông thôn Hà Nội... |
Theo Hanoimoi.com.vn