Ngày mới ở Yên Bình
- Thứ năm - 25/02/2016 04:50
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Hiệu quả từ nguồn vốn đầu tư
Những ngày đầu năm mới, sắc Xuân lan tràn khắp những nẻo đường dẫn về xã Yên Bình. Ven tỉnh lộ 446 khang trang, rộng đẹp, những ngôi nhà kiên cố cao 2 – 3 tầng mọc lên san sát, minh chứng cho sự đổi thay nơi đây. Không giấu được phấn khởi, Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Thạch Thất Quách Hữu Hiền cho biết, được sự quan tâm của TP, những năm qua, khu vực miền núi của huyện đã được đầu tư nhiều dự án hạ tầng dân sinh.
Riêng tại xã Yên Bình, một loạt công trình được xây dựng mới trong giai đoạn 2012 – 2015 như: Trung tâm Văn hóa Thể thao xã, trường mầm non xã, trường Tiểu học Yên Bình A… Nhờ đó, đường đến trường của các em học sinh đã được rút ngắn, tình trạng trẻ em phải nghỉ học giữa chừng gần như không còn. Đời sống tinh thần của người dân ngày một được nâng cao…
Bà Đặng Thị Hồng – Trưởng ban MTTQ thôn Vao cho biết, cùng với sự quan tâm của TP, huyện, xã, Nhân dân các thôn xóm cũng đóng góp nhiều vật chất, đặc biệt là sức người, từng bước nâng cấp đồng bộ hệ thống giao thông. Những tuyến đường liên thôn trước đây từng rất khó đi như: Lụa, Vao, Cò, Thạch Bình, Thung Mộ, hay đường liên xã từ chợ Cò đi xã Yên Trung… đều đã được nâng cấp, giúp cho việc đi lại, giao thương ngày một thuận tiện. Bên cạnh đó, một số công trình thủy lợi như hồ chứa nước Gốc Si, các tuyến mương, bai thuộc thôn Dục, Thuống, Lụa, Dân Lập cũng đã được nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp của đồng bào dân tộc nơi đây.
Chú trọng nâng cao đời sống đồng bào
Với sự quan tâm của TP, sự vào cuộc chủ động, tích cực của các cấp ủy, chính quyền, cách nghĩ, cách làm của cán bộ, đảng viên và đồng bào dân tộc xã Yên Bình đã có nhiều thay đổi. Ông Đinh Như Hùng – Phó Chủ tịch UBND xã Yên Bình cho biết, những năm qua, xã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn Nhân dân địa phương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Phối hợp với Ban Dân tộc TP, Phòng Kinh tế huyện Thạch Thất mở nhiều lớp đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân. Qua các lớp học nghề, người lao động đã chủ động phát triển các mô hình kinh tế cho giá trị cao như trồng cây ăn quả, hoa, rau sạch, chăn nuôi gia súc, gia cầm… Nhờ đó, tính đến cuối năm 2015, thu nhập bình quân đầu người dân xã Yên Bình đã đạt 29 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo đã giảm còn 1,37%. Cũng trong năm 2015, Phòng Dân tộc huyện Thạch Thất đã hỗ trợ lúa giống, phân bón, thuốc trừ sâu và chuyển giao kỹ thuật trồng lúa cải tiến SRI cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc 3 xã miền núi của huyện, trong đó có xã Yên Bình, giúp đồng bào dân tộc nơi đây từng bước tiếp cận với khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.
Dù đã có nhiều đổi thay tích cực, tuy nhiên, theo đánh giá của ông Nguyễn Tất Vinh – Trưởng ban Dân tộc TP, không chỉ ở xã Yên Bình mà 14 xã khu vực miền núi của Thủ đô, đời sống của đồng bào nói chung vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Điều kiện sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ. Trình độ dân trí không đồng đều. Mức sống còn thấp với mặt bằng chung. Thời gian tới, với chức năng nhiệm vụ được giao, Ban sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ của T.Ư, TP. Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội còn dở dang, tiến tới từng bước xóa nhòa khoảng cách giữa miền ngược và miền xuôi ở Thủ đô.
Những ngày đầu năm mới, sắc Xuân lan tràn khắp những nẻo đường dẫn về xã Yên Bình. Ven tỉnh lộ 446 khang trang, rộng đẹp, những ngôi nhà kiên cố cao 2 – 3 tầng mọc lên san sát, minh chứng cho sự đổi thay nơi đây. Không giấu được phấn khởi, Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Thạch Thất Quách Hữu Hiền cho biết, được sự quan tâm của TP, những năm qua, khu vực miền núi của huyện đã được đầu tư nhiều dự án hạ tầng dân sinh.
Mô hình trồng hoa ly ở xã Yên Bình. |
Bà Đặng Thị Hồng – Trưởng ban MTTQ thôn Vao cho biết, cùng với sự quan tâm của TP, huyện, xã, Nhân dân các thôn xóm cũng đóng góp nhiều vật chất, đặc biệt là sức người, từng bước nâng cấp đồng bộ hệ thống giao thông. Những tuyến đường liên thôn trước đây từng rất khó đi như: Lụa, Vao, Cò, Thạch Bình, Thung Mộ, hay đường liên xã từ chợ Cò đi xã Yên Trung… đều đã được nâng cấp, giúp cho việc đi lại, giao thương ngày một thuận tiện. Bên cạnh đó, một số công trình thủy lợi như hồ chứa nước Gốc Si, các tuyến mương, bai thuộc thôn Dục, Thuống, Lụa, Dân Lập cũng đã được nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp của đồng bào dân tộc nơi đây.
Chú trọng nâng cao đời sống đồng bào
Với sự quan tâm của TP, sự vào cuộc chủ động, tích cực của các cấp ủy, chính quyền, cách nghĩ, cách làm của cán bộ, đảng viên và đồng bào dân tộc xã Yên Bình đã có nhiều thay đổi. Ông Đinh Như Hùng – Phó Chủ tịch UBND xã Yên Bình cho biết, những năm qua, xã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn Nhân dân địa phương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Phối hợp với Ban Dân tộc TP, Phòng Kinh tế huyện Thạch Thất mở nhiều lớp đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân. Qua các lớp học nghề, người lao động đã chủ động phát triển các mô hình kinh tế cho giá trị cao như trồng cây ăn quả, hoa, rau sạch, chăn nuôi gia súc, gia cầm… Nhờ đó, tính đến cuối năm 2015, thu nhập bình quân đầu người dân xã Yên Bình đã đạt 29 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo đã giảm còn 1,37%. Cũng trong năm 2015, Phòng Dân tộc huyện Thạch Thất đã hỗ trợ lúa giống, phân bón, thuốc trừ sâu và chuyển giao kỹ thuật trồng lúa cải tiến SRI cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc 3 xã miền núi của huyện, trong đó có xã Yên Bình, giúp đồng bào dân tộc nơi đây từng bước tiếp cận với khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.
Dù đã có nhiều đổi thay tích cực, tuy nhiên, theo đánh giá của ông Nguyễn Tất Vinh – Trưởng ban Dân tộc TP, không chỉ ở xã Yên Bình mà 14 xã khu vực miền núi của Thủ đô, đời sống của đồng bào nói chung vẫn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Điều kiện sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ. Trình độ dân trí không đồng đều. Mức sống còn thấp với mặt bằng chung. Thời gian tới, với chức năng nhiệm vụ được giao, Ban sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ của T.Ư, TP. Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội còn dở dang, tiến tới từng bước xóa nhòa khoảng cách giữa miền ngược và miền xuôi ở Thủ đô.
Theo: kinhtedothi.vn