Nghệ An: Cuộc sống đổi thay của hộ nghèo dân tộc thiểu số miền núi

Nghệ An: Cuộc sống đổi thay của hộ nghèo dân tộc thiểu số miền núi
Nhờ các chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) mà hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện miền núi Con Cuông có vốn làm ăn, tăng gia sản xuất, vươn lên thoát nghèo và ổn định cuộc sống. Cũng theo đó, diện mạo vùng nông thôn miền núi Tây Nghệ An này đổi thay tích cực.

Tạo được gia sản lớn từ vốn vay nhỏ

Gia đình chị Lương Thị Thà –Bản Phục xã Đôn Phục huyện Con Cuông ( Nghệ An) là một trong những điển hình thoát nghèo nhờ vốn vay ưu đãi. Được biết trước đây, khi chưa được vay vốn từ Ngân hàng CSXH huyện, gia đình gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế . Năm 2016, sau khi được vay 30 triệu đồng từ chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn với lãi suất ưu đãi, gia đình đã đầu tư nuôi bò, phát triển kinh tế vườn rừng...

 nghe an: cuoc song doi thay cua ho ngheo dan toc thieu so mien nui hinh anh 1

Chị Lương Thị Thà, xã Đôn Phục, huyện Con Cuông ( Nghệ An) chăm sóc đàn gà của gia đình. Ảnh: Mỹ Hà

Từ 2 con bò ban đầu, đến nay, trong chuồng bò của gia đình chị lúc nào cũng có từ 8-10 con bò, trong đó có 3 con bò sinh sản, mỗi năm xuất chuồng 3-4 con bò con thu lãi hơn 50 triệu đồng. Bên cạnh gia đình còn chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm và đầu tư trồng 1ha sắn, 3ha keo đến nay đã 3 năm tuổi. Nhờ chăn nuôi có hiệu quả gia đìnhị đã làm được căn nhà mới để ở, con cái đươc học hành đầy đủ. Không chỉ thoát nghèo đến nay gia đình đã trả hết cả gốc và lãi.

Trao đổi với phóng viên NTNN/Dân Việt, chị Lương Thị Thà- Bản Phục, xã Đôn Phục,huyện Con Cuông ( Nghệ An) nói: “Nhớ lại thời gian khi mới ra ở riêng không có gì trong tay cả, cứ nghĩ trong vòng luẩn quẩn không biết làm gì để thoát được đói nghèo, muốn đầu tư chăn nuôi nhưng lại không có vốn. May nhờ nguồn vốn ưu đái của Nhà nước gia đình tôi như chết đi sống lại. Để có được cuộc sống như ngày hôm nay gia đình tôi cảm ơn Đảng và Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi giúp những người nghèo như chúng tôi, có cơ hội thoát nghèo”.

 nghe an: cuoc song doi thay cua ho ngheo dan toc thieu so mien nui hinh anh 2

Đàn bò của chị Thà từ chỗ 2 con, nay đã có 10 con. Ảnh: Mỹ Hà

Cũng nhờ vốn vay 20 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo của Ngân hàng CSXH, gia đình Anh Biện Xuân Khương ở thôn Bãi Ổi, xã Chi Khê, huyện Con Cuông mới có điều kiện để cải tạo vườn trồng cây ăn quả và đầu tư chăn nuôi trâu hàng hóa để phát triển kinh tế. Từ hộ nghèo, đến nay, gia đình đã vươn lên có thu nhập ổn định, cuộc sống từng bước được cải thiện. Sau 3 năm gia đình đã trả cả gốc và lãi cho ngân hàng đồng thời mới đây lại tiếp tục vay số vốn nhiều hơn để mua máy cày đa năng trị giá hơn 200 triệu đồng, phục vụ sản xuất và vận chuyển keo thuê. Hiện gia đình đang chăn thả 4 con trâu, chăm sóc 9ha keo và 300 gốc chanh.

 nghe an: cuoc song doi thay cua ho ngheo dan toc thieu so mien nui hinh anh 3

Anh Biện Xuân Khương hiện nay đang nuôi thả 4 con trâu hàng hoá. Ảnh: Bá Hậu

Anh Biện Xuân Khương –Thôn Bãi Ổi, xã Chi Khê, huyện Con Cuông ( Nghệ An) nói. “ Do gia đình nghèo nên sau khi lấy vợ ra ở riêng, hai vợ chồng ở túp lều tranh, không có gì đáng giá ngoài một cái giường.Năm 2014 gia đình vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện về đầu tư phát triển chăn nuôi. Bước đầu nuôi 2 con bò ,sau phát triển dần dần.Đến nay gia đình tôi đã thoát được nghèo. Hiện kinh tế gia đình đang từng bước được ổn định. Tôi mong muốn  có nhiều chương trình chính sách hỗ trợ người nghèo như thế này nữa, để những người nghèo như chúng tôi có cơ hội vươn lên thoát nghèo một cách bền vững”.

Hỗ trợ hiệu quả giảm nghèo

 nghe an: cuoc song doi thay cua ho ngheo dan toc thieu so mien nui hinh anh 4

Sau khi trả nợ cũ, anh Khương vay mới để đầu tư mua máy cày đa năng để phục vụ hàng hoá, mang thêm thu nhập cho gia đình, thoát nghèo bền vững. Ảnh: Bá Hậu

Những năm qua, cùng với các chính sách xóa đói, giảm nghèo của Nhà nước,chính sách tín dụng với lãi suất ưu đãi do Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) thực hiện đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội ở các địa phương.

Riêng đối với huyện miền núi Con Cuông cho đến nay tổng dư nợ của các chương trình cho vay trên địa bàn huyên đạt trên 300 tỷ đồng, với hơn 10 nghìn khách hàng được vay. Để phát huy hiệuquả vốn vay, Ngân hàng CSXH huyện đã tập trung xây dựng mạng lưới 13 điểm giao dịch tại các xã, thị trấn nhằm tạo điều kiện, tiết giảm các chi phí giao dịch của người vay, nhất là hộ dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, đồng thời thực hiện dân chủ, công khai việc cho vay vốn tín dụng cơ sở.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Viết Nam- Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Con Cuông ( Nghệ An) nói .“Để phát huy hơn nữa hiệu quả vốn tín dụng chính sách cho hộ nghèo và các đối tượngchính sách khác, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số, Ngân hàng CSXH sẽ đẩy mạnh việc phối hợp hơn nữa với chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc các cấp làm tốt việc bình xét hộ nghèo để cho vay vốn, tạo sự công bằng trong thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo….”.

Con Cuông là một trong những huyện có tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Trong nhiều lý do, thì thiếu vốn sản xuất vẫn là nguyên nhân hàng đầu. Chính vì vậy từ nguồn vốn của Chính phủ, thông qua Ngân hàng CSXH huyện, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên phát triển kinh tế một cách bền vững.

Theo Mỹ Hà - Bá Hậu/danviet.vn
Xem bài viết gốc tại đây