Nghệ An huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới
- Thứ hai - 17/09/2012 20:18
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Trong đó, chủ yếu là sửa chữa, nâng cấp gần 21.100 km đường giao thông; nạo vét, nâng cấp năm nghìn km kênh mương. Ðẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, nhiều đơn vị, địa phương đã chủ động huy động các nguồn lực để xây dựng hạ tầng, dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Nhân dân ở các huyện Nam Ðàn, Tương Dương, Con Cuông, Yên Thành, Ðô Lương,... đã hiến hàng tỷ m2 đất làm đường giao thông và các công trình phúc lợi nông thôn. Ðến nay, có sáu xã đạt từ 14 đến 16 tiêu chí; 15 xã đạt từ chín đến 13 tiêu chí nông thôn mới. Có năm xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2013. Ðến năm 2015, có từ 20% đến 25% số xã đạt chuẩn.
Ðẩy mạnh quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực, tỉnh Kiên Giang phấn đấu đến năm 2015, có tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 52% nguồn nhân lực đang làm việc, trong đó đào tạo nghề 43% và tỷ lệ này năm 2020 là 66,6%, đào tạo nghề 56%; giải quyết việc làm 32 nghìn đến 35 nghìn lao động/năm, v.v.
Tỉnh Kiên Giang chủ trương nâng cao chất lượng đào tạo nghề cùng với giải quyết việc làm cho lao động; đẩy mạnh dạy nghề cho lao động nông thôn theo hướng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, cơ cấu kinh tế đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Tỉnh sẽ ưu tiên đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất do đô thị hóa, lao động chuyển sang làm việc tại các khu công nghiệp; đào tạo phát triển các mô hình có hiệu quả ở khu vực nông thôn phục vụ xây dựng nông thôn mới. Liên kết đào tạo với các trường đại học trong vùng và cả nước đào tạo liên thông gắn với nhu cầu thực tế xã hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên các lĩnh vực ngành nghề, phục vụ cho việc phát huy, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh kinh tế của địa phương như: nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến nông - thủy sản, vật liệu xây dựng, du lịch thương mại, dịch vụ vận tải...
Ngoài nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, tỉnh Kiên Giang bố trí kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thành lập các trường, trung tâm dạy nghề và hỗ trợ tiền ăn cho lao động thuộc diện khó khăn học nghề; rà soát, sắp xếp lại mạng lưới đào tạo nhân lực của tỉnh; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để chậm nhất đến năm 2015 đưa Trường đại học Kiên Giang vào hoạt động theo hướng đào tạo đa ngành, đa nghề với trang thiết bị dạy và thực hành hiện đại. Tỉnh Kiên Giang đầu tư chiều sâu hệ thống đào tạo nghề, nhất là trường cao đẳng và trung cấp nghề; khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các cơ sở dạy nghề của các thành phần kinh tế.
PV và TTXVN
Nguồn:nhandan.com.vn