Người dân góp 27.000 tỷ đồng xây dựng giao thông nông thôn
- Thứ hai - 06/07/2015 04:39
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Diện mạo của nông thôn đã có sự thay đổi sau 5 năm triển khai công tác xây dựng giao thông nông thôn. Chính phong trào xây dựng giao thông nông thôn với chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm đã tạo bước đột phá về phát triển kinh tế-xã hội cho địa phương.
“Đòn bẩy” cho diện mạo nông thôn mới
Tại Hội nghị Tổng kết 5 năm (2010-2015) công tác xây dựng, quản lý giao thông nông thôn gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới được tổ chức sáng 6/7, báo cáo về giai đoạn thực hiện xây dựng giao thông nông thôn từ 2010-2015, theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thế, mạng lưới đường giao thông nông thôn đã được xây dựng đến nhiều trung tâm xã mà trong giai đoạn trước đây chưa có; chất lượng của hệ thống đường giao thông nông thôn ngày càng nâng cao, công tác nhựa hóa, bê tông xi măng hóa mặt đường đã được phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, đóng góp tích cực vào chương trình xây dựng nông thôn mới.
Cụ thể, đến nay, đường giao thông nông thôn (đường huyện trở xuống) dài 492.892km/570.448km (chiếm 86,6%) chiều dài toàn bộ mạng lưới đường bộ (tăng 217.433km so với năm 2010) trong đó, có 58.437km đường huyện, 325.858km đường xã và đường thôn xóm, 108.597km đường trục nội đồng; có 528 bến ôtô khách, 351 bến phà và hàng nghìn đò ngang sông.
Các tỉnh đã xây dựng mới, nâng cấp 47.436km đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải, tăng 10.251 km so với cả giai đoạn 2001-2010 và mở mới 61.400km đường thôn xóm bằng các vật liệu tại chỗ; cải tạo sửa chữa 103.394km (bình quân năm tăng 54%), xây mới 15.474 cầu; cải tạo sửa chữa 11.503 cầu; cứng hóa 220.246km /492.982km, đạt 44,68%.
Tổng các nguồn vốn Nhà nước, đóng góp của nhân dân và xã hội hóa cho xây dựng, bảo trì giao thông nông thôn đạt 186.194 tỷ đồng trong đó, đáng chú ý là nguồn vốn đóng góp từ nhân dân đạt tới hơn 27.000 tỷ đồng, chiếm trên 15%.
“Đây là con số rất lớn trong điều kiện tại các vùng nông thôn, miền núi, đời sống và thu nhập của nhân dân thấp hơn khu vực thành thị. Bên cạnh việc đóng góp bằng tiền, nhân dân cả nước đã đóng góp nhiều nguồn lực khác như hiến khoảng 3.309ha đất, trên 7,8 triệu ngày công lao động và các loại vật liệu xây dựng chưa quy thành tiền,” Thứ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết.
Ngoài ra, nhiều tỉnh thành đã và đang phấn đấu hoàn thành xây dựng các tiêu chí về giao thông nông thôn rất cao như Đà Nẵng phấn đấu hoàn thành vào cuối 2015, Vĩnh Phúc xây dựng kế hoạch hoàn thành vào 2017... Tuy nhiên, một số tỉnh thành xây dựng giao thông nôn thôn thấp chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng ven biển phía Nam có địa hình thấp, ngập mặn và miền Trung-Tây Nguyên.
Đặc biệt, công tác quản lý bảo trì đã được quan tâm hơn trước vì có nguồn kinh phí từ Quỹ bảo trì đường bộ và các hình thức cộng đồng nhân dân, đoàn thể, doanh nghiệp tham gia công tác bảo trì, sửa chữa, vệ sinh mặt đường tại nhiều địa phương.
Tại hội nghị, nhiều tỉnh, thành cũng đã đưa ra những kinh nghiệm và mô hình tốt phát triển giao thông nông thôn thời gian qua đặc biệt là với chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm bởi họ thấy rõ được lợi ích của các công trình trong việc phục vụ nhu cầu đi lại, học hành, chữa bệnh, phát triển kinh tế…
Đơn cử như mô hình Tổ phụ nữ tự quản tham gia bảo dưỡng đường giao thông nông thôn của tỉnh Lào Cai đã bảo dưỡng hơn 1.000km đường, thu hút 28.867 lượt người tham gia.
Huy động nhiều nguồn lực đầu tư
Công tác xây dựng giao thông nông thôn cũng còn nhiều khó khăn và hạn chế. Vốn còn thiếu nhiều so với nhu cầu xây dựng, bảo trì, trong khi đó tại nhiều địa phương chưa có các biện pháp thu hút các nguồn lực đầu tư kể cả đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) và các hình thức khác; chất lượng thi công các tuyến đường chưa cao cả trong giai đoạn đầu tư xây dựng và bảo trì; ý thức của một bộ phận người dân trong việc chấp hành giao thông còn hạn chế; nhiều nơi chính quyền và nhân dân chưa phát huy tốt công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông…
Về bộ máy chuyên trách quản lý đường giao thông nông thôn của cấp huyện, xã, theo đánh giá của lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, nguồn lực cán bộ thiếu và yếu về chuyên môn do phải “ôm” nhiều lĩnh vực như địa chính, đất đai… dẫn đến có huyện chỉ từ 1-3 cán bộ đảm nhận theo dõi giao thông, xây dựng, có địa phương chỉ bố trí được 1 cán bộ ở cấp huyện (như tỉnh Yên Bái) trong khi một huyện có trên 200km đường giao thông nông thôn, thậm chí nhiều huyện lên tới gần 1.000km đường.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh - Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới nhấn mạnh, 5 năm qua, xây dựng nông thôn mới nói chung và giao thông nông thôn nói riêng đã trở thành phong trào rộng khắp cả nước với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
“Khi thực hiện, thời gian đầu, địa phương đều đề nghị vài trăm tỷ đồng để xây dựng giao thông nông thôn. Các huyện, xã hy vọng có nguồn lực khổng lồ đưa về đầu tư nhưng trên thực tế số vốn đầu tư là không có nhiều. Hai năm đầu, Chính phủ chỉ phân bổ từ 1.500-1.700 tỷ đồng và sau đó 3 năm là 15.000 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 5.000 tỷ đồng/9.000 xã xây dựng giao thông nông thôn. Tuy nhiên, xây dựng nông thôn mới không phải là Trung ương hay tỉnh đưa vốn về mà là sự chung tay, vào cuộc của cả hệ thống,” Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định.
Để tiếp tục thực hiện xây dựng giao thông nông thôn cho giai đoạn tiếp theo, Phó Thủ tướng cho rằng, vấn đề quan trọng nhất là phải huy động nguồn lực của Trung ương, địa phương và người dân cùng tham gia. Các bộ tính toán vốn ODA, tài trợ từ các nguồn vốn nước ngoài để số vốn cao hơn 2 lần giai đoạn trước; nghiên cứu để huy động đề án xi măng để làm đường; chú ý đặc thù của từng vùng, mức ưu tiên giữa các xã miền núi với đồng bằng. Các vùng nghèo phải huy động ngân sách chủ yếu, nghiêm cấm huy động người nghèo đóng góp.
Tiếp thu đầy đủ các ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng và ý kiến đóng góp của địa phương, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng mong muốn Chính phủ trực tiếp chỉ đạo các địa phương có Nghị quyết chuyên đề về phát triển xây dựng giao thông nông thôn mới, đặc biệt là để người dân tham gia xây dựng, phong trào thực sự cần tiếp tục nhân rộng.
“Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục tham mưu cho Chính phủ về giao thông nông thông; điều chỉnh quy chuẩn tiêu chuẩn giao thông nông thôn cho phù hợp, đưa ra khung tiêu chuẩn và từng tỉnh, dựa đó để làm cho phù hợp. Riêng cầu dân sinh sẽ để cho đoàn thanh niên và người dân địa phương triển khai thực hiện,” Bộ trưởng Đinh La Thăng nói./.
“Đòn bẩy” cho diện mạo nông thôn mới
Tại Hội nghị Tổng kết 5 năm (2010-2015) công tác xây dựng, quản lý giao thông nông thôn gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới được tổ chức sáng 6/7, báo cáo về giai đoạn thực hiện xây dựng giao thông nông thôn từ 2010-2015, theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thế, mạng lưới đường giao thông nông thôn đã được xây dựng đến nhiều trung tâm xã mà trong giai đoạn trước đây chưa có; chất lượng của hệ thống đường giao thông nông thôn ngày càng nâng cao, công tác nhựa hóa, bê tông xi măng hóa mặt đường đã được phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, đóng góp tích cực vào chương trình xây dựng nông thôn mới.
Cụ thể, đến nay, đường giao thông nông thôn (đường huyện trở xuống) dài 492.892km/570.448km (chiếm 86,6%) chiều dài toàn bộ mạng lưới đường bộ (tăng 217.433km so với năm 2010) trong đó, có 58.437km đường huyện, 325.858km đường xã và đường thôn xóm, 108.597km đường trục nội đồng; có 528 bến ôtô khách, 351 bến phà và hàng nghìn đò ngang sông.
Các tỉnh đã xây dựng mới, nâng cấp 47.436km đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải, tăng 10.251 km so với cả giai đoạn 2001-2010 và mở mới 61.400km đường thôn xóm bằng các vật liệu tại chỗ; cải tạo sửa chữa 103.394km (bình quân năm tăng 54%), xây mới 15.474 cầu; cải tạo sửa chữa 11.503 cầu; cứng hóa 220.246km /492.982km, đạt 44,68%.
Tổng các nguồn vốn Nhà nước, đóng góp của nhân dân và xã hội hóa cho xây dựng, bảo trì giao thông nông thôn đạt 186.194 tỷ đồng trong đó, đáng chú ý là nguồn vốn đóng góp từ nhân dân đạt tới hơn 27.000 tỷ đồng, chiếm trên 15%.
“Đây là con số rất lớn trong điều kiện tại các vùng nông thôn, miền núi, đời sống và thu nhập của nhân dân thấp hơn khu vực thành thị. Bên cạnh việc đóng góp bằng tiền, nhân dân cả nước đã đóng góp nhiều nguồn lực khác như hiến khoảng 3.309ha đất, trên 7,8 triệu ngày công lao động và các loại vật liệu xây dựng chưa quy thành tiền,” Thứ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết.
Ngoài ra, nhiều tỉnh thành đã và đang phấn đấu hoàn thành xây dựng các tiêu chí về giao thông nông thôn rất cao như Đà Nẵng phấn đấu hoàn thành vào cuối 2015, Vĩnh Phúc xây dựng kế hoạch hoàn thành vào 2017... Tuy nhiên, một số tỉnh thành xây dựng giao thông nôn thôn thấp chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng ven biển phía Nam có địa hình thấp, ngập mặn và miền Trung-Tây Nguyên.
Đặc biệt, công tác quản lý bảo trì đã được quan tâm hơn trước vì có nguồn kinh phí từ Quỹ bảo trì đường bộ và các hình thức cộng đồng nhân dân, đoàn thể, doanh nghiệp tham gia công tác bảo trì, sửa chữa, vệ sinh mặt đường tại nhiều địa phương.
Tại hội nghị, nhiều tỉnh, thành cũng đã đưa ra những kinh nghiệm và mô hình tốt phát triển giao thông nông thôn thời gian qua đặc biệt là với chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm bởi họ thấy rõ được lợi ích của các công trình trong việc phục vụ nhu cầu đi lại, học hành, chữa bệnh, phát triển kinh tế…
Đơn cử như mô hình Tổ phụ nữ tự quản tham gia bảo dưỡng đường giao thông nông thôn của tỉnh Lào Cai đã bảo dưỡng hơn 1.000km đường, thu hút 28.867 lượt người tham gia.
Huy động nhiều nguồn lực đầu tư
Công tác xây dựng giao thông nông thôn cũng còn nhiều khó khăn và hạn chế. Vốn còn thiếu nhiều so với nhu cầu xây dựng, bảo trì, trong khi đó tại nhiều địa phương chưa có các biện pháp thu hút các nguồn lực đầu tư kể cả đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) và các hình thức khác; chất lượng thi công các tuyến đường chưa cao cả trong giai đoạn đầu tư xây dựng và bảo trì; ý thức của một bộ phận người dân trong việc chấp hành giao thông còn hạn chế; nhiều nơi chính quyền và nhân dân chưa phát huy tốt công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông…
Về bộ máy chuyên trách quản lý đường giao thông nông thôn của cấp huyện, xã, theo đánh giá của lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, nguồn lực cán bộ thiếu và yếu về chuyên môn do phải “ôm” nhiều lĩnh vực như địa chính, đất đai… dẫn đến có huyện chỉ từ 1-3 cán bộ đảm nhận theo dõi giao thông, xây dựng, có địa phương chỉ bố trí được 1 cán bộ ở cấp huyện (như tỉnh Yên Bái) trong khi một huyện có trên 200km đường giao thông nông thôn, thậm chí nhiều huyện lên tới gần 1.000km đường.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh - Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới nhấn mạnh, 5 năm qua, xây dựng nông thôn mới nói chung và giao thông nông thôn nói riêng đã trở thành phong trào rộng khắp cả nước với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
“Khi thực hiện, thời gian đầu, địa phương đều đề nghị vài trăm tỷ đồng để xây dựng giao thông nông thôn. Các huyện, xã hy vọng có nguồn lực khổng lồ đưa về đầu tư nhưng trên thực tế số vốn đầu tư là không có nhiều. Hai năm đầu, Chính phủ chỉ phân bổ từ 1.500-1.700 tỷ đồng và sau đó 3 năm là 15.000 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 5.000 tỷ đồng/9.000 xã xây dựng giao thông nông thôn. Tuy nhiên, xây dựng nông thôn mới không phải là Trung ương hay tỉnh đưa vốn về mà là sự chung tay, vào cuộc của cả hệ thống,” Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định.
Để tiếp tục thực hiện xây dựng giao thông nông thôn cho giai đoạn tiếp theo, Phó Thủ tướng cho rằng, vấn đề quan trọng nhất là phải huy động nguồn lực của Trung ương, địa phương và người dân cùng tham gia. Các bộ tính toán vốn ODA, tài trợ từ các nguồn vốn nước ngoài để số vốn cao hơn 2 lần giai đoạn trước; nghiên cứu để huy động đề án xi măng để làm đường; chú ý đặc thù của từng vùng, mức ưu tiên giữa các xã miền núi với đồng bằng. Các vùng nghèo phải huy động ngân sách chủ yếu, nghiêm cấm huy động người nghèo đóng góp.
Tiếp thu đầy đủ các ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng và ý kiến đóng góp của địa phương, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng mong muốn Chính phủ trực tiếp chỉ đạo các địa phương có Nghị quyết chuyên đề về phát triển xây dựng giao thông nông thôn mới, đặc biệt là để người dân tham gia xây dựng, phong trào thực sự cần tiếp tục nhân rộng.
“Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục tham mưu cho Chính phủ về giao thông nông thông; điều chỉnh quy chuẩn tiêu chuẩn giao thông nông thôn cho phù hợp, đưa ra khung tiêu chuẩn và từng tỉnh, dựa đó để làm cho phù hợp. Riêng cầu dân sinh sẽ để cho đoàn thanh niên và người dân địa phương triển khai thực hiện,” Bộ trưởng Đinh La Thăng nói./.
theo vietnamplus.
Trong giai đoạn 2016-2020, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phối hợp với các địa phương hoàn thành 4 chỉ tiêu về nhựa hóa, bêtông xi măng hóa đường xã, đường liên xã, đường thôn xóm, đường trục nội đồng được cứng hóa với kinh phí ước tính khoảng 153.026 tỷ đồng, bình quân 30.605 tỷ đồng/năm.
Xây dựng đường ôtô đến trung tâm các xã; bến xe khách cho 168 huyện còn lại, tăng cường vận tải công cộng; cải tạo, nâng cấp bến bãi đỗ xe, bến cảng và luồng lạch đường thủy nội địa; hoàn thành Đề án xây dựng 4.145 cầu dân sinh và cầu treo dân sinh tại 50 tỉnh, thành phố …