Nhân rộng nông thôn mới cần sự đồng thuận

Quá trình nhân rộng mô hình nông thôn mới trên địa bàn TPHCM rất cần sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị cùng người dân và khối doanh nghiệp. Đây là nội dung được khẳng định thông qua Chương trình Đối thoại cùng Chính quyền thành phố do HĐND TP chỉ đạo, Đài TNND TP tổ chức thực hiện diễn ra vào sáng 26/10, với chủ đề “Nông thôn mới nhân rộng”.
Nông dân huyện Hóc Môn TPHCM trồng rau đạt tiêu chuẩn Viet GAP. Ảnh:Kim Ngân
 
Buổi đối thoại tiếp nhận hơn 10 câu hỏi, ý kiến của người dân và được các vị khách mời trao đổi thẳng thắn, qua đó đem đến góc nhìn cận cảnh hơn về giai đoạn “Nông thôn mới nhân rộng” của TP hiện nay. 
Ngay từ vị thính giả đầu tiên tham gia đặt câu hỏi với chương trình - ông Nguyễn Văn Quang ở thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ đã lập tức “khuấy động” sự quan tâm của người dân ngoại thành TP, khi hướng đến việc xây dựng thí điểm mô hình “huyện nông thôn mới” ở Cần Giờ. Xoay quanh chủ đề này, ông Đoàn Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ chia sẻ một số thông tin quan trọng:
 

Bên cạnh huyện Cần Giờ, huyện Củ Chi cũng là địa bàn trọng điểm thu hút nhiều câu hỏi tham gia chương trình. Cụ thể như trường hợp ông Võ Văn Dự ở xã Nhuận Đức và ông Trần Văn Tuấn ở xã Phước Vĩnh An đã bày tỏ mối quan tâm đến tiến trình xây dựng nông thôn mới hiện nay tại địa phương. Trả lời những thắc mắc của thính giả, ông Nguyễn Hữu Hoài Phú - Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi cho biết chính quyền địa phương luôn bám sát từng tiêu chí nông thôn mới. Trong đó, đáng chú ý là việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và thu hút doanh nghiệp tham gia thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới được ông Phú nhấn mạnh:
 

Phần lớn các câu hỏi tham gia buổi đối thoại đều có nội dung liên quan đến việc đào tạo nghề và nâng cao thu nhập. Chủ đề này được các vị khách mời tập trung trả lời với nhiều góc độ khác nhau. Ở cấp cơ sở, ông Bùi Ngọc Quý - Chủ tịch UBND xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn nêu ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn đã được đúc kết:
 

Về mặt chủ trương chính sách, ông Nguyễn Trọng Liêm - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn TP với vai trò Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới TP đã cho biết:
 

Với những nội dung trao đổi khá thẳng thẳn, buổi đối thoại đã làm bật nhiều vấn đề quan trọng và cho thấy khoảng cách, sự “giãn nở” từ các chính sách đến thực tế mà sở ban ngành chức năng TP cần quan tâm. Ngoài ra, ý kiến của lãnh đạo sở ngành cũng cho thấy: Riêng quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp TP cũng phải mất hơn 10 năm, với các chính sách được thay đổi từ Quyết định 105 đến Quyết định 36 và nay là Quyết định 13. 
Trả lời câu hỏi của thính giả ở Hóc Môn, Bình Chánh và một số quận huyện ngoại thành khác, ông Nguyễn Phước Trung - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP một lần nữa khẳng định quá trình xây dựng nông thôn mới được thực hiện với hình thức “dân biết - dân làm - dân giám sát” hướng đến mục tiêu cốt lõi là làm sao thực sự nâng chất cuộc sống của người dân khu vực nông thôn TP. Ông Trung nói:
 

Tổng kết buổi đối thoại, ông Nguyễn Tấn Tuyến - Phó Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND TP khẳng định quá trình này là một cơ hội lớn những cũng đem đến những thách thức không nhỏ. Trong đó, quyết định cho sự thành công của chương trình sẽ phụ thuộc vào người dân cũng như sự đồng hành từ phía các doanh nghiệp. Ông Tuyến khẳng định:
 

Chương trình Đối thoại cùng Chính quyền TP tháng 10/2013 với chủ đề “Nông thôn mới nhân rộng” đã kết thúc tốt đẹp với việc hoàn thành mục đề ra là đem đến góc nhìn cụ thể hơn, rõ ràng hơn cho người dân về quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn TP hiện nay. Hy vọng từ những thành quả đã đạt được, Đảng bộ - Chính quyền cùng người dân TP và khối doanh nghiệp sẽ tiếp tục duy trì sự đồng thuận, quyết tâm thực hiện các mục tiêu thiết thực của Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới./.
Lê Nguyễn
Nguồn voh.com.vn