Nhiều giải pháp cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Nhiều giải pháp cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Đến năm 2020, Hưng Yên sẽ có 70% số dân được dung nước sạch từ các NM cấp nước tập trung, với tiêu chuẩn 70 lít nước/người/ngày đêm.

Từ năm 2025, tất cả hộ dân sinh sống trên địa bàn, đều được sử dụng nước sạch tập trung.

16-02-40_vn_hnh_my_cp_nuoc_sch
Vận hành máy cấp nước sạch

Để hoàn thành mục tiêu trên, tỉnh Hưng Yên đã ban hành nhiều cơ chế chính sách và giải pháp thực hiện, trong đó trọng tâm là công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của người dân trong sử dụng nước sạch, bảo vệ công trình nước sạch.

Gắn việc sử dụng nước sạch của người dân với việc đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT), bao gồm hỗ trợ vốn vay để các hộ nghèo tiếp cận nguồn nước sạch. Trong khi các hộ dân chờ có nước sạch, có thể chủ động xây dựng bể lọc đạt chuẩn hoặc mua máy lọc nước có xuất xứ rõ ràng.

Đồng thời, hướng dẫn các hộ dân xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân loại xử lý rác sinh hoạt tại nguồn. Phát triển chăn nuôi tập trung, kết hợp xử lý chất thải chăn nuôi qua hầm biogas. Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng năng suất, sản lượng, giá trị gia tăng, nhưng không lạm dụng hoá chất phân bón và thuốc BVTV.

Mở rộng diện tích cây xanh ở các khu vực công cộng, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí. Đặt mới trạm quan trắc nước thải tại các khu công nghiệp. Có chế tài xử lý nghiêm các DN, NM xả thải nước gây ô nhiễm ra môi trường.

Về nguồn lực đầu tư, tiếp tục xã hội hoá mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư cấp nước sạch nông thôn. Khuyến khích các DN tư nhân tham gia đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống cấp nước. Lồng ghép thực hiện mục tiêu NS- VSMTNT với Chương trình MTQG xây dựng NTM, và các chương trình khác.

16-02-40_cong_trinh_cp_nuoc_sch_x_trung_trc_vn_lm_-_hung_yen
Một công trình cấp nước sạch

Tranh thủ kịp thời sự ủng hộ từ các Bộ, ngành Trung ương, trực tiếp là Tổng cục Thuỷ lợi. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay ưu đãi và vốn vay khác. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý và vận hành hệ thống cấp nước sạch. Ứng dụng các tiến bộ công nghệ mới vào khai thác, cấp nước.

Đổi mới mô hình quản lý sau đầu tư đối với các công trình cấp nước từ nguồn vốn Ngân hàng thế giới (WB) cho phù hợp, bằng hình thức đấu giá. Các công trình dùng vốn chương trình MTQG, sẽ chuyển nhượng bằng hình thức chỉ định thầu cho các tổ chức, DN đang quản lý. Nếu không giao được thì Trung tâm NS- VSMTNT sẽ quản lý…

Về nguồn vốn, từ năm 2017 - 2020, tỉnh Hưng Yên dự kiến huy động 1.000 tỷ đồng đầu tư phát triển hệ thống cấp nước sạch nông thôn, trong đó vốn nước ngoài 200 tỷ đồng, vốn nhà nước 80 tỷ, vốn DN và người sử dụng nước 720 tỷ đồng. UBND tỉnh đã ban hành qui định về quản lý đầu tư công trình cấp nước, các chính sách ưu đãi thuế, đất và nguồn tài chính, khuyến khích đầu tư vào nước sạch nông thôn.

"Tại thời điểm này, có 94% số hộ dân Hưng Yên đã sử dụng nước hợp vệ sinh, 31% số gia đình sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung, số còn lại sử dụng nước sạch qua máy lọc nước tại hộ", ông Lê Trung Kiên, GĐ Trung tâm NS- VSMTNT Hưng Yên.

Được biết, tới hết tháng 2/2018, Hưng Yên đã huy động được 467,9 tỷ đồng đầu tư cho xây dựng các công trình cấp nước sạch nông thôn, trong đó có 300 tỷ đồng từ DN, người dân. Từ đó, tỉnh xây dựng được 45 công trình cấp nước sạch tập trung. Có 88/161 xã phường, thị trấn có nước sạch. 44 xã đang lắp đặt đường ống. 29 xã đã hoàn thành khảo sát hạ tầng chờ triển khai lắp đặt và xây dựng NM.

Kế hoạch đến năm 2020 sẽ có 70% số dân trong tỉnh được sử dụng nước sạch từ các NM cấp nước tập trung, với tiêu chuẩn 70 lít nước/người/ngày đêm. Năm 2025, tất cả hộ dân sinh sống trên địa bàn tỉnh, đều được sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung.

Tuy nhiên, công tác khai thác và đảm bảo nước sạch cho người dân còn một số khó khan. Đó là: Tỷ lệ thất thoát nước ở một số NM khá cao; hầu hết nước ngầm ở các huyện phía Nam tỉnh nhiễm sắt và mặn vượt chỉ tiêu cho phép, gây khó khăn khi xử lý nước. Có 8 NM nước tập trung lấy nguồn nước mặt từ hệ thống sông Bắc Hưng Hải, nhưng các sông này đã bị ô nhiễm suốt 5 năm nay, rất khó kiểm soát chất lượng nước.

Ngoài ra, nguồn vốn bố trí phát triển nước sạch hàng năm còn thiếu, chưa kịp thời. Hưng Yên rất mong được các Bộ, ngành hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, nhất là bổ sung vốn kịp thời.

Qua đánh giá của Trung tâm Y tế dự phòng Hưng Yên, bước đầu các đơn vị sản xuất kinh doanh nước sạch trên địa bàn, cơ bản đảm bảo được chất lượng nước, và cung cấp ổn định tới các hộ dân.

Theo: Nguyễn Hải Tiến - Trường Giang/nongnghiep.vn