Những thành công bước đầu trong công cuộc xây dựng NTM tại Hà Nam

Nông dân là giai cấp vô cùng đông đảo, nhiều năm qua nhà nước cũng đã quan tâm nhưng các chính sách đến nông dân vẫn còn nhiều bất cập và cần được điều chỉnh trong quá trình hòa nhập và phát triển để người nông dân yên tâm sản xuất, tích cực đầu tư và gắn bó tha thiết với nông thôn, đồng ruộng.

Thông qua nhiều hình thức. nhà nước cần tạo điều kiện hơn nữa để giai cấp nông dân có nhiều tiếng nói hơn nữa để bảo vệ cho quyền lợi và lợi ích hợp pháp chính đáng cũng như tham gia vào các chủ trương chính sách của nhà nước để từ đó nhận được sự quan tâm hơn nữa đến nông nghiệp nông dân, nông thôn.

 

Trong chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) nhà nước cũng đã ban hành các chính sách để lồng ghép, hỗ trợ nhưng hiện cái khó nhất ở nông thôn đó là công nghiệp hóa và cơ giới hóa( CNH – CGH). Nhưng muốn CNH – CGH nông nghiệp thì hệ  thống giao thông thủy lợi nội đồng phải được mở mang.  

 

Hà Nam đang thực hiện dồn điền đổi thửa và dự kiến đến hết năm 2013 sẽ cơ bản hoàn thành. Thế nhưng nếu như chỉ có cơ chế chính sách hỗ trợ và lồng ghép thì mỗi 1km kênh mương nội đồng người nông dân phải bỏ ra rất nhiều công sức, tiền bạc. Vì thế, rất cần các chương trình, hành động thiết thực của nhà nước để kết hợp cùng với các nguồn vốn ngân sách địa phương để có thêt rút ngắn thời gian hoàn thành.

 

 

Vừa qua, Hà Nam triển khai tập trung cho giao thông nông thôn và trong quá trình thực hiện, cũng có những hộ nông dân phải đóng góp tới 5-7triệu đồng để xây dựng đường ngõ xóm, đường nông thôn. Với kênh mương nội đồng, nếu như  tính theo đầu sào mỗi hộ dân phải đóng góp khoảng 5-15m2/sào thậm chí có những hộ hiến khoảng 500-700m2/sào để làm đường và kênh mương nội đồng. Như thế số tiền và đật người  dân phải đóng góp là quá lớn. Chí tính riêng việc làm đường nội đồng và giải đá cấp phối thì người nông dân cũng tốn khá nhiều tiền và công sức.

 

Sau khi Tỉnh ủy Hà Nam ban hành nghị quyết 03, UB tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện thì ngay sau đó Hội Nông dân đã triển khai kế hoạch thực hiện với các nội dung vô cùng thiết thực:  “ nông dân tham gia làm gì và nông dân trực tiếp làm gì với 21 việc nông dân trực tiếp làm và 19 việc nông dân tham gia”.

Đến nay, có thể nói chương trình và công cuộc xây dựng NTM ở Hà Nam được nông dân hưởng ứng tham gia rất nhiệt tình và xác định đó là công việc của chính mình. Từ khi triển khai đến nay Hà Nam đã hoàn thành khoảng 700 km đường giao thông nông thôn các loại; hơn 100km đường nội đồng; 40 -50km kênh mương nội đồng.

 

Đó cũng là những con số đạt được do sự tập trung chỉ đạo của các cấp ủy chính quyền, sự đóng góp nhiệt tình cả về công sức và tiền bạc của người dân địa phương. Để phát triển kinh tế, Hà Nam đã chủ động lồng ghép chương trình xây dựng NTM với các chương trình mục tiêu. Cụ thể: Ủy Ban tỉnh đã ban hành các cơ chế, chính sách để hỗ trợ thực hiện các nội dung, công việc về xây dựng nông thôn mới.

Đến hết năm 2013 sẽ có 4 xã hoàn thành xong tiêu chí xây dựng NTM.  Tỉnh ủy cũng như các ngành chức năng cũng đang quyết tâm chỉ đạo, còn Hội Nông dân tập trung tuyên truyền và mỗi cơ sở Hội chọn ít nhất 1-2 việc tham gia trong công cuộc xây dựng NTM. Từ những việc làm đó nông dân đã từng bước phát huy được vai trò chủ thể trong quá trình xây dựng NTM từ việc tham gia xây dựng đề án, tham gia vào quá trình quy hoạch, xem xét ưu tiên việc nào thực hiện trước việc nào thực hiện sau…

 Mỗi hộ nông dân và mỗi người nông dân đã và đang tham gia đóng góp vào xây dựng hạ tầng nông thôn và đây đã thực sự trở thành 1 phong trào lôi cuốn mọi người nông dân tham gia. Dự kiến đến hết năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới.

Mai Anh
Theo Hoinongdan