Ninh Bình tập trung nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Thực hiện Nghị quyết T.Ư 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, từ năm 2008 đến nay, các cấp uỷ đảng, chính quyền và đoàn thể tỉnh Ninh Bình tập trung nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân.
Lớp kỹ thuật điện ở Trường cao đẳng nghề cơ giới (Ninh Bình). Ảnh: ĐỨC NGHĨA

 

Tỉnh ủy đã ban hành một số nghị quyết về phát triển sản xuất vụ đông đến năm 2010; về đẩy mạnh trồng, chế biến cói, thêu ren, chế tác đá mỹ nghệ giai đoạn 2006-2010; về tăng cường lãnh đạo đối với công tác giảm nghèo... Các cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể đề ra nhiều giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở địa phương.

  Ðến nay, tất cả các xã trong tỉnh tổ chức dồn điền đổi thửa. Hàng chục nghìn nông dân tại 146 xã, phường, thị trấn trong tỉnh tham gia hiến đất làm giao thông nông thôn; cải tạo 700 km kênh, mương nội đồng, trong đó 500 km được  đổ bê-tông. Nhiều cán bộ nông nghiệp ở các huyện, thị xã tổ chức hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới trong chăm sóc cây trồng, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, nâng  giá trị canh tác từ 55 triệu đồng/ha/năm (2008) lên 86 triệu đồng/ha/năm (2012). Tỉnh đã quy hoạch ổn định hơn 80 nghìn ha/110 nghìn ha đất trồng lúa chất lượng cao hằng năm, đưa năng suất lên 126 tạ/ha /năm, bảo đảm an ninh lương thực tại địa phương. Ninh Bình coi trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Từ năm 2008 đến nay, mỗi năm tỉnh đào tạo nghề cho 17 nghìn lượt lao động nông thôn qua các kênh do tổ chức Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh... Nhờ đó, số nông dân trong tỉnh được đào tạo nghề tăng từ 20% (năm 2006) lên 34% (năm 2013). Hệ thống lưới điện, y tế cơ sở, viễn thông, chợ... cùng nhiều thiết chế văn hóa được chú trọng xây dựng, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân trong tỉnh.

  Từ đầu năm đến nay, tỉnh Hà Giang đã kết nạp được hơn 1.300 đảng viên (trong đó, hơn 80% số đảng viên là đoàn viên, thanh niên, hơn 70% là dân tộc thiểu số, gần 70% có trình độ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp), nâng tổng số đảng viên của tỉnh lên 55.000 đảng viên. Nhằm  đẩy mạnh công tác phát triển Ðảng trong thời gian tới, Tỉnh ủy Hà Giang tập trung nhiều giải pháp  thực hiện: Các cấp ủy đảng lãnh đạo các đoàn thể thường xuyên nêu cao tinh thần trách nhiệm tham gia xây dựng Ðảng trong việc tuyên truyền, giáo dục nhằm tạo niềm tin và động cơ cho đoàn viên, hội viên rèn luyện, phấn đấu; phát động và tổ chức tốt các phong trào thi đua để lựa chọn, bổ sung nguồn phát triển Ðảng, coi trọng tiêu chuẩn, chất lượng đảng viên; quan tâm nhiều đến quần chúng ưu tú là đoàn viên thanh niên, công nhân, nông dân, trí thức, sinh viên, người lao động trong các thành phần kinh tế; tạo môi trường thuận lợi và phân công đảng viên có kinh nghiệm để theo dõi, giúp đỡ người cảm tình đảng giác ngộ lý tưởng, tự giác phấn đấu, rèn luyện để sớm đứng vào hàng ngũ của Ðảng. Cấp ủy các cấp thực hiện nghiêm túc các quy trình, bảo đảm nguyên tắc, thủ tục, quy định kết nạp đảng viên.

 

PV
Theo nhandan.org.vn