Nông dân đổi đời nhờ nông nghiệp công nghệ cao
- Thứ tư - 03/05/2017 07:14
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Nhờ mô hình tưới nước tự động, nông dân Tô Tấn Thành có thời gian nhàn rỗi để chăm sóc hoa
Nhiều hộ dân huyện Củ Chi TPHCM đã làm giàu trên mảnh đất của mình bằng những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như hoa lan, dưa lưới, cà chua bi…
Nông dân thời công nghệ
“Người ta phải thuê đất để làm nông, tại sao mình có đất mà không làm?” - từ suy nghĩ trên, anh Tô Tấn Thành (51 tuổi, ngụ xã Thái Mỹ) đã dứt khoát bỏ ngang sự nghiệp quản đốc xưởng trong một công ty đã gắn bó hơn 20 năm để về làm nông dân. Từ khi kênh Đông mang về nguồn nước dồi dào, anh Thành quyết tâm khởi nghiệp với cây lan. Anh đi khắp nơi tìm hiểu các mô hình trồng lan nổi tiếng, học hỏi một số bí quyết, nhờ có nguồn vốn vay ưu đãi từ huyện, anh đầu tư giống, làm giàn và mạnh dạn trang bị hệ thống tưới hẹn giờ tự động. Sau khi trừ chi phí, mỗi tháng anh Thành lãi gần 30 triệu đồng. “Nhờ tưới tự động vườn lan rộng 4.600m² không cần nhân công, tôi đỡ kinh phí rất nhiều. Tôi đang tìm hiểu một số hệ thống tự động khác như phun thuốc trừ sâu tự động mà vài vườn cà phê đã áp dụng thành công để làm trên giàn lan của mình. Nếu đã tự động hóa mang lại nhiều tiện ích và tiết kiệm được thời gian, công sức như vậy thì tại sao ta không nên mạnh dạn áp dụng?”, anh Thành tâm sự.
Sinh ra lớn lên trong một gia đình hầu hết làm nghề nông ở vùng đất thép, anh Phạm Chí Tâm (43 tuổi) nhớ lại: “Ngày trước làm nông bán mặt cho đất bán lưng cho trời ngày qua ngày mà thu nhập chỉ đủ sống. Cách đây 2 năm khi nghe áp dụng công nghệ vào nông nghiệp sẽ tăng thêm thu nhập, tôi quyết định đầu tư khoảng 50 triệu đồng vào hệ thống tưới nhỏ giọt cho hơn 3ha vườn rau. Nhờ vậy đã giảm được chi phí thuê công nhân tưới rau. Trung bình tưới truyền thống 1ha thì 1 người phải tốn 3 ngày công còn tưới tự động chỉ mất trong vòng 1 ngày. Còn 1ha chỉ hái được 2 tấn thì nay hái được 3 tấn. Chưa kể nhờ bón phân qua hệ thống tưới nhỏ giọt, càng làm tăng chất lượng dinh dưỡng cho rau củ”.
Cầm tấm bằng cử nhân công nghệ thông tin nhưng anh Lý Anh Phúc (35 tuổi) lại đam mê nghề nông nên đã quyết định khởi nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Lên kế hoạch cụ thể, Phúc mạnh dạn đầu tư hệ thống tự tưới nước nhỏ giọt theo giờ và có thể thay đổi theo thời tiết, hệ thống nhà lưới ngăn côn trùng. Anh Phúc chia sẻ: “Do không phải con nhà nông nên tôi phải tốn hơn 1 năm không có thu nhập để tìm hiểu thật kỹ trồng loại cây nào là phù hợp, rồi giai đoạn thử nghiệm sản phẩm sau đó có thành quả rồi mới đưa ra thăm dò thị trường xem có tiêu thụ được không, có lãi không... Có thể nói, đầu tư công nghệ cao vào nông nghiệp tốn chi phí nhưng lại hạn chế được nhiều rủi ro như bệnh tật, sản phẩm kém chất lượng…”. Đến thời điểm hiện nay, vườn rau của anh Phúc chỉ thuê công nhân thu hoạch và tỉa cành.
Đất lành chim đậu
Củ Chi còn là quê hương thứ hai đối với nhiều người từ nơi khác đến lập nghiệp. Từ hai bàn tay trắng, trang trại của ông Huỳnh Đoàn Thông (56 tuổi, quê Bến Tre) tọa lạc ở xã Phạm Văn Cội, nhờ vào áp dụng mô hình công nghệ cao đã gây dựng lên cơ ngơi thành Công ty Nông nghiệp Chánh Phong chuyên xuất khẩu rau củ. Năm 1990, ông Thông lên huyện Củ Chi nghiên cứu sản xuất hạt giống cung cấp cho thị trường khu vực này. Theo đuổi được 10 năm thì ông quyết định chuyển sang làm nông áp dụng công nghệ cao. Cơ duyên đến khi một đối tác người Nhật gặp ông đặt vấn đề cung ứng nguồn rau củ quả nhập khẩu vào Nhật. Mừng rỡ, ông nhận lời ngay. Tuy nhiên, thời gian đầu thấy chất lượng chưa ổn, ông Thông mò mẫm tự chế ra giàn nước tự tưới nhỏ giọt, đồng thời đầu tư mô hình nhà vườn hiện đại, chỉ sử dụng nhân viên kỹ thuật và công nhân thu hoạch, các công đoạn khác thì toàn nhờ công nghệ.
Đang ngồi trò chuyện cùng chúng tôi trong nhà, ông Thông bỗng nhiên thấy nhiệt độ bên trong nhà màn nóng hơn so bên ngoài nhờ thông báo qua điện thoại thông minh, ngay lập tức ông chỉ cần chạm tay vào màn hình điện thoại thì mái nhà tự mở để gió lùa vào làm không khí mát hơn. “Nhờ vào ứng dụng này thêm với mạng không dây mà an tâm đi công tác. Nếu biết tận dụng hiệu quả công nghệ cao thì đi kèm với nó là chất lượng sản phẩm sẽ được nâng chất”, ông Thông cho biết.
Khu vườn rau rộng 3.500m² (xã Trung Lập Hạ) mà anh Phạm Huy Đà đang thuê lại để canh tác cũng đã giúp đổi đời cho gia đình anh. Ở quê không có đất canh tác nhưng hiểu rõ kỹ thuật trồng rau nên gia đình anh quyết định vào TPHCM. Lăn lộn từ huyện Hóc Môn và cuối cùng quyết định định cư ở Củ Chi vào năm 2011 với nghề trồng rau sạch ứng dụng công nghệ cao. Hiện nay mỗi tháng anh Đà dư khoảng 20 triệu đồng, đảm bảo được cuộc sống thoải mái cho cả gia đình.
42 năm sau giải phóng, Củ Chi bây giờ là vùng đất trù phú, một nông thôn mới hiện đại với những người nông dân thời công nghệ. Từ đây, hàng năm cung ứng một lượng lớn rau sạch, trái cây sạch, hoa tươi cho thị trường nội địa và xuất khẩu.
Nông dân thời công nghệ
“Người ta phải thuê đất để làm nông, tại sao mình có đất mà không làm?” - từ suy nghĩ trên, anh Tô Tấn Thành (51 tuổi, ngụ xã Thái Mỹ) đã dứt khoát bỏ ngang sự nghiệp quản đốc xưởng trong một công ty đã gắn bó hơn 20 năm để về làm nông dân. Từ khi kênh Đông mang về nguồn nước dồi dào, anh Thành quyết tâm khởi nghiệp với cây lan. Anh đi khắp nơi tìm hiểu các mô hình trồng lan nổi tiếng, học hỏi một số bí quyết, nhờ có nguồn vốn vay ưu đãi từ huyện, anh đầu tư giống, làm giàn và mạnh dạn trang bị hệ thống tưới hẹn giờ tự động. Sau khi trừ chi phí, mỗi tháng anh Thành lãi gần 30 triệu đồng. “Nhờ tưới tự động vườn lan rộng 4.600m² không cần nhân công, tôi đỡ kinh phí rất nhiều. Tôi đang tìm hiểu một số hệ thống tự động khác như phun thuốc trừ sâu tự động mà vài vườn cà phê đã áp dụng thành công để làm trên giàn lan của mình. Nếu đã tự động hóa mang lại nhiều tiện ích và tiết kiệm được thời gian, công sức như vậy thì tại sao ta không nên mạnh dạn áp dụng?”, anh Thành tâm sự.
Sinh ra lớn lên trong một gia đình hầu hết làm nghề nông ở vùng đất thép, anh Phạm Chí Tâm (43 tuổi) nhớ lại: “Ngày trước làm nông bán mặt cho đất bán lưng cho trời ngày qua ngày mà thu nhập chỉ đủ sống. Cách đây 2 năm khi nghe áp dụng công nghệ vào nông nghiệp sẽ tăng thêm thu nhập, tôi quyết định đầu tư khoảng 50 triệu đồng vào hệ thống tưới nhỏ giọt cho hơn 3ha vườn rau. Nhờ vậy đã giảm được chi phí thuê công nhân tưới rau. Trung bình tưới truyền thống 1ha thì 1 người phải tốn 3 ngày công còn tưới tự động chỉ mất trong vòng 1 ngày. Còn 1ha chỉ hái được 2 tấn thì nay hái được 3 tấn. Chưa kể nhờ bón phân qua hệ thống tưới nhỏ giọt, càng làm tăng chất lượng dinh dưỡng cho rau củ”.
Cầm tấm bằng cử nhân công nghệ thông tin nhưng anh Lý Anh Phúc (35 tuổi) lại đam mê nghề nông nên đã quyết định khởi nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Lên kế hoạch cụ thể, Phúc mạnh dạn đầu tư hệ thống tự tưới nước nhỏ giọt theo giờ và có thể thay đổi theo thời tiết, hệ thống nhà lưới ngăn côn trùng. Anh Phúc chia sẻ: “Do không phải con nhà nông nên tôi phải tốn hơn 1 năm không có thu nhập để tìm hiểu thật kỹ trồng loại cây nào là phù hợp, rồi giai đoạn thử nghiệm sản phẩm sau đó có thành quả rồi mới đưa ra thăm dò thị trường xem có tiêu thụ được không, có lãi không... Có thể nói, đầu tư công nghệ cao vào nông nghiệp tốn chi phí nhưng lại hạn chế được nhiều rủi ro như bệnh tật, sản phẩm kém chất lượng…”. Đến thời điểm hiện nay, vườn rau của anh Phúc chỉ thuê công nhân thu hoạch và tỉa cành.
Đất lành chim đậu
Củ Chi còn là quê hương thứ hai đối với nhiều người từ nơi khác đến lập nghiệp. Từ hai bàn tay trắng, trang trại của ông Huỳnh Đoàn Thông (56 tuổi, quê Bến Tre) tọa lạc ở xã Phạm Văn Cội, nhờ vào áp dụng mô hình công nghệ cao đã gây dựng lên cơ ngơi thành Công ty Nông nghiệp Chánh Phong chuyên xuất khẩu rau củ. Năm 1990, ông Thông lên huyện Củ Chi nghiên cứu sản xuất hạt giống cung cấp cho thị trường khu vực này. Theo đuổi được 10 năm thì ông quyết định chuyển sang làm nông áp dụng công nghệ cao. Cơ duyên đến khi một đối tác người Nhật gặp ông đặt vấn đề cung ứng nguồn rau củ quả nhập khẩu vào Nhật. Mừng rỡ, ông nhận lời ngay. Tuy nhiên, thời gian đầu thấy chất lượng chưa ổn, ông Thông mò mẫm tự chế ra giàn nước tự tưới nhỏ giọt, đồng thời đầu tư mô hình nhà vườn hiện đại, chỉ sử dụng nhân viên kỹ thuật và công nhân thu hoạch, các công đoạn khác thì toàn nhờ công nghệ.
Đang ngồi trò chuyện cùng chúng tôi trong nhà, ông Thông bỗng nhiên thấy nhiệt độ bên trong nhà màn nóng hơn so bên ngoài nhờ thông báo qua điện thoại thông minh, ngay lập tức ông chỉ cần chạm tay vào màn hình điện thoại thì mái nhà tự mở để gió lùa vào làm không khí mát hơn. “Nhờ vào ứng dụng này thêm với mạng không dây mà an tâm đi công tác. Nếu biết tận dụng hiệu quả công nghệ cao thì đi kèm với nó là chất lượng sản phẩm sẽ được nâng chất”, ông Thông cho biết.
Khu vườn rau rộng 3.500m² (xã Trung Lập Hạ) mà anh Phạm Huy Đà đang thuê lại để canh tác cũng đã giúp đổi đời cho gia đình anh. Ở quê không có đất canh tác nhưng hiểu rõ kỹ thuật trồng rau nên gia đình anh quyết định vào TPHCM. Lăn lộn từ huyện Hóc Môn và cuối cùng quyết định định cư ở Củ Chi vào năm 2011 với nghề trồng rau sạch ứng dụng công nghệ cao. Hiện nay mỗi tháng anh Đà dư khoảng 20 triệu đồng, đảm bảo được cuộc sống thoải mái cho cả gia đình.
42 năm sau giải phóng, Củ Chi bây giờ là vùng đất trù phú, một nông thôn mới hiện đại với những người nông dân thời công nghệ. Từ đây, hàng năm cung ứng một lượng lớn rau sạch, trái cây sạch, hoa tươi cho thị trường nội địa và xuất khẩu.
Theo: Thanh Hải/sggp.org.vn