Nông dân mới phải giàu có, sang trọng
- Thứ bảy - 01/02/2014 21:51
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Chủ tịch Nguyễn Quốc Cường chia sẻ, năm 2013, nông nghiệp, nông dân, nông thôn (NN,ND,NT) nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng sản xuất nông nghiệp tương đối ổn định; xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào; tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm nhanh... Tuy nhiên, vẫn có những điều đáng lo là tăng trưởng nông nghiệp vẫn trên đà suy giảm (những năm trước là 3,3-3,4%/năm, năm 2013 chỉ còn 2,8%) và nhiều nông dân, nhất là ở vùng trồng lúa không tha thiết với ruộng đồng !
Thưa Chủ tịch, tiến tới chuyên nghiệp hóa trong sản xuất nông nghiệp, việc nông dân chuyển ruộng đất cho người khác biết quản lý, có vốn để sản xuất, còn họ tìm việc khác phù hợp hơn có là điều bình thường không?
- Trong quá trình chuyển đổi nền sản xuất nông nghiệp từ manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa lớn thì việc những hộ không có điều kiện về lao động, thiếu vốn, trình độ quản lý thấp chuyển ruộng đất của mình cho người có khả năng và điều kiện hơn để sản xuất là điều cần khuyến khích. Còn hiện nay có tình trạng nhiều nông dân chán ruộng, bỏ ruộng, có tỉnh nông dân bỏ đến hàng ngàn ha, theo tôi đó là chuyện không bình thường nhưng về mặt nào đó thì lại là chuyện bình thường.
Không bình thường bởi vì: Nông dân đời này qua đời khác nghề chính là làm ruộng. Nguồn sống chính của nông dân là ruộng đất. Thế mà nay nông dân lại bỏ nghề truyền thống, bỏ nguồn sống chính... không thể nói là chuyện bình thường được. Nhưng trên thực tế mà nói ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, nhất là vùng chuyên lúa, ngay cả khi “mưa thuận gió hòa” và “được mùa được giá” thì sau khi trừ các chi phí cũng chỉ có lãi từ 100 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng trên một sào một vụ. Trong khi đó đi chạy xe ôm, đi phu hồ, bán hàng rong hay làm osin trên thành phố cũng kiếm được vài trăm ngàn một ngày thì việc bỏ ruộng để tìm việc khác mưu sinh là việc bình thường, là khôn ngoan...
Nhưng vấn đề là ở chỗ nếu như tất cả nông dân đều bỏ ruộng vì làm ruộng hiệu quả quá thấp... thì lấy ai lo cái ăn cho xã hội, lực lượng nào sẽ bảo đảm an ninh lương thực cho đất nước? Nghề nông có thiên chức vẻ vang là làm ra cái ăn nuôi sống con người nhưng nghề nông vất vả lắm. Thử hỏi có người nông dân nào lại mong muốn và định hướng cho con em mình lại làm nông dân đâu. Dù có phải mò cua, bắt ốc cũng cố nuôi cho con ăn học để không phải làm nông dân, để thoát khỏi lũy tre làng!
Mặc dù đời sống nông dân ngày nay đã khác xưa nhiều lắm nhưng nhìn chung, họ vẫn là lực lượng yếu thế nhất trong xã hội. Đảng và Nhà nước ta thấy rất rõ điều này, đã có nhiều chủ trương, nghị quyết để chăm lo cải thiện đời sống nông dân, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một điển hình.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 7 (khóa X) về NN,ND,NT, theo Chủ tịch thành quả rõ nét nhất và những hạn chế là gì?
- Theo tôi, có nhiều mặt được lắm chứ, cái được rõ nhất là đầu tư từ ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ cho NN, ND, NT tăng đáng kể. Giai đoạn 2009-2013 đầu tư tăng hơn 2,6 lần so với giai đoạn 2004-2008; dư nợ tín dụng NN,NT tính đến tháng 10.2013 tăng gần 2,6 lần so năm 2008; cơ sở hạ tầng nông thôn cả kỹ thuật và xã hội đều nâng lên; đời sống ND cải thiện hơn, tỷ lệ hộ ND nghèo giảm nhanh, nhất là vùng chính sách 30a; năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi tăng; quy mô sản xuất của ND có dấu hiệu nâng lên, xuất hiện mới nhiều trang trại, cánh đồng VietGAP, cánh đồng một loại giống, cánh đồng sinh thái; việc chuyển giao khoa học công nghệ, công tác khuyến nông thu hút nhiều đối tượng tham gia; liên kết giữa ND với ND, ND với doanh nghiệp phát triển, rõ nhất là ở các cánh đồng mẫu lớn. Ví dụ, ở An Giang, năm 2011 mới có 6.650ha cánh đồng mẫu lớn với 6 doanh nghiệp tham gia, thì năm 2013 tăng lên 40.000 ha với 9 doanh nghiệp tham gia.
Song, công tác quy hoạch thiếu tính hệ thống, tính liên kết, nhất là liên kết vùng; tầm nhìn và dự báo thị trường nông sản chưa được chú ý đúng mức; huy động các nguồn lực xã hội đầu tư vào NN, NT giảm so với trước, đầu tư nước ngoài không đáng kể; sản xuất chưa gắn với thị trường; thể chế NT chưa rõ ràng, mô hình thể chế phù hợp chưa được khẳng định theo từng nơi; lực lượng sản xuất ở nông thôn hiện nay đa số là người trung, cao tuổi và trẻ em; vật tư nông nghiệp chủ yếu như phân bón, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật... hầu hết nhập khẩu; hàm lượng khoa học công nghệ trong NN thấp; quản lý Nhà nước về vật tư đầu vào chưa tốt, còn tình trạng phân bón và thuốc trừ sâu giả tràn lan; việc tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách đất đai, tín dụng, hỗ trợ trực tiếp cho ND còn chậm…
Thưa Chủ tịch, phải chăng những hạn chế đó là do chúng ta thiếu chính sách?
- Chúng ta đã có nhiều chính sách nhất là chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nhưng cũng phải nói là có nhiều chính sách chưa đến trực tiếp ND và nhiều chính sách không khả thi, ví dụ như chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn: Nghị định 41 quy định nông dân vay vốn không phải thế chấp tài sản... Thế nhưng khi nông dân đến ngân hàng vay vốn thì vẫn phải nộp sổ đỏ, như vậy cũng coi như đánh đố nông dân.
Chủ tịch luôn trăn trở về “5 cái nhất” không vui của ND gồm đông nhất, nghèo nhất, nhiều bức xúc nhất, hy sinh nhiều nhất và hưởng lợi từ đổi mới ít nhất. Theo Chủ tịch, đâu là mẫu hình của người nông dân mới?
- Theo tôi, người ND mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập phải có một số đặc trưng, đó là: Có trình độ khoa học công nghệ; có thể lực và trí lực; lành nghề, chuyên nghiệp về NN; có kiến thức sản xuất hàng hóa,
kiến thức kinh tế thị trường; biết sử dụng máy móc, công cụ cơ giới, tin học trong SXKD; biết sử dụng các dịch vụ công trong sản xuất; có kiến thức trong tiêu dùng; biết giữ gìn, phát huy bản sắc và biết hưởng thụ giá trị văn hóa; biết kết hợp để phát huy bản chất cần cù với sáng tạo; biết liên kết, hợp tác trong SXKD; có ý thức và biết bảo vệ môi trường sinh thái; có tình cảm trong sáng, tính cộng đồng cao, quan tâm giúp nhau trong cuộc sống, làm giàu chính đáng; yêu quê hương, đất nước.
Muốn vậy, trách nhiệm của các cấp, các ngành, Hội ND và ND ra sao, thưa Chủ tịch?
- Phải xác định đây là một cuộc cách mạng làm thay đổi về chất lượng người nông dân. Vì vậy phải cộng đồng trách nhiệm: Đảng, Nhà nước, Hội ND, xã hội và người nông dân… và phải có lộ trình thực hiện. Người ND mới trước hết phải có kỹ năng, trình độ, tay nghề cao để có thu nhập cao hơn. Thu nhập cao, mức sống cao mới có khả năng và điều kiện làm các việc khác. Các cụ vẫn nói “nghèo thì hèn” mà “giàu thì sang”. Thu nhập cao, ND sẽ tự hoàn thiện mình.
Xin cảm ơn Chủ tịch!
Thưa Chủ tịch, tiến tới chuyên nghiệp hóa trong sản xuất nông nghiệp, việc nông dân chuyển ruộng đất cho người khác biết quản lý, có vốn để sản xuất, còn họ tìm việc khác phù hợp hơn có là điều bình thường không?
- Trong quá trình chuyển đổi nền sản xuất nông nghiệp từ manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa lớn thì việc những hộ không có điều kiện về lao động, thiếu vốn, trình độ quản lý thấp chuyển ruộng đất của mình cho người có khả năng và điều kiện hơn để sản xuất là điều cần khuyến khích. Còn hiện nay có tình trạng nhiều nông dân chán ruộng, bỏ ruộng, có tỉnh nông dân bỏ đến hàng ngàn ha, theo tôi đó là chuyện không bình thường nhưng về mặt nào đó thì lại là chuyện bình thường.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (trái) và Chủ tịch Trung ương Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2013” do báo NTNN tổ chức.
Không bình thường bởi vì: Nông dân đời này qua đời khác nghề chính là làm ruộng. Nguồn sống chính của nông dân là ruộng đất. Thế mà nay nông dân lại bỏ nghề truyền thống, bỏ nguồn sống chính... không thể nói là chuyện bình thường được. Nhưng trên thực tế mà nói ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, nhất là vùng chuyên lúa, ngay cả khi “mưa thuận gió hòa” và “được mùa được giá” thì sau khi trừ các chi phí cũng chỉ có lãi từ 100 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng trên một sào một vụ. Trong khi đó đi chạy xe ôm, đi phu hồ, bán hàng rong hay làm osin trên thành phố cũng kiếm được vài trăm ngàn một ngày thì việc bỏ ruộng để tìm việc khác mưu sinh là việc bình thường, là khôn ngoan...
Nhưng vấn đề là ở chỗ nếu như tất cả nông dân đều bỏ ruộng vì làm ruộng hiệu quả quá thấp... thì lấy ai lo cái ăn cho xã hội, lực lượng nào sẽ bảo đảm an ninh lương thực cho đất nước? Nghề nông có thiên chức vẻ vang là làm ra cái ăn nuôi sống con người nhưng nghề nông vất vả lắm. Thử hỏi có người nông dân nào lại mong muốn và định hướng cho con em mình lại làm nông dân đâu. Dù có phải mò cua, bắt ốc cũng cố nuôi cho con ăn học để không phải làm nông dân, để thoát khỏi lũy tre làng!
Mặc dù đời sống nông dân ngày nay đã khác xưa nhiều lắm nhưng nhìn chung, họ vẫn là lực lượng yếu thế nhất trong xã hội. Đảng và Nhà nước ta thấy rất rõ điều này, đã có nhiều chủ trương, nghị quyết để chăm lo cải thiện đời sống nông dân, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một điển hình.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 7 (khóa X) về NN,ND,NT, theo Chủ tịch thành quả rõ nét nhất và những hạn chế là gì?
- Theo tôi, có nhiều mặt được lắm chứ, cái được rõ nhất là đầu tư từ ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ cho NN, ND, NT tăng đáng kể. Giai đoạn 2009-2013 đầu tư tăng hơn 2,6 lần so với giai đoạn 2004-2008; dư nợ tín dụng NN,NT tính đến tháng 10.2013 tăng gần 2,6 lần so năm 2008; cơ sở hạ tầng nông thôn cả kỹ thuật và xã hội đều nâng lên; đời sống ND cải thiện hơn, tỷ lệ hộ ND nghèo giảm nhanh, nhất là vùng chính sách 30a; năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi tăng; quy mô sản xuất của ND có dấu hiệu nâng lên, xuất hiện mới nhiều trang trại, cánh đồng VietGAP, cánh đồng một loại giống, cánh đồng sinh thái; việc chuyển giao khoa học công nghệ, công tác khuyến nông thu hút nhiều đối tượng tham gia; liên kết giữa ND với ND, ND với doanh nghiệp phát triển, rõ nhất là ở các cánh đồng mẫu lớn. Ví dụ, ở An Giang, năm 2011 mới có 6.650ha cánh đồng mẫu lớn với 6 doanh nghiệp tham gia, thì năm 2013 tăng lên 40.000 ha với 9 doanh nghiệp tham gia.
Song, công tác quy hoạch thiếu tính hệ thống, tính liên kết, nhất là liên kết vùng; tầm nhìn và dự báo thị trường nông sản chưa được chú ý đúng mức; huy động các nguồn lực xã hội đầu tư vào NN, NT giảm so với trước, đầu tư nước ngoài không đáng kể; sản xuất chưa gắn với thị trường; thể chế NT chưa rõ ràng, mô hình thể chế phù hợp chưa được khẳng định theo từng nơi; lực lượng sản xuất ở nông thôn hiện nay đa số là người trung, cao tuổi và trẻ em; vật tư nông nghiệp chủ yếu như phân bón, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật... hầu hết nhập khẩu; hàm lượng khoa học công nghệ trong NN thấp; quản lý Nhà nước về vật tư đầu vào chưa tốt, còn tình trạng phân bón và thuốc trừ sâu giả tràn lan; việc tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách đất đai, tín dụng, hỗ trợ trực tiếp cho ND còn chậm…
Thưa Chủ tịch, phải chăng những hạn chế đó là do chúng ta thiếu chính sách?
- Chúng ta đã có nhiều chính sách nhất là chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nhưng cũng phải nói là có nhiều chính sách chưa đến trực tiếp ND và nhiều chính sách không khả thi, ví dụ như chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn: Nghị định 41 quy định nông dân vay vốn không phải thế chấp tài sản... Thế nhưng khi nông dân đến ngân hàng vay vốn thì vẫn phải nộp sổ đỏ, như vậy cũng coi như đánh đố nông dân.
Chủ tịch luôn trăn trở về “5 cái nhất” không vui của ND gồm đông nhất, nghèo nhất, nhiều bức xúc nhất, hy sinh nhiều nhất và hưởng lợi từ đổi mới ít nhất. Theo Chủ tịch, đâu là mẫu hình của người nông dân mới?
“Theo chương trình toàn khóa BCH T.Ư Hội khóa VI, nhiệm kỳ |
kiến thức kinh tế thị trường; biết sử dụng máy móc, công cụ cơ giới, tin học trong SXKD; biết sử dụng các dịch vụ công trong sản xuất; có kiến thức trong tiêu dùng; biết giữ gìn, phát huy bản sắc và biết hưởng thụ giá trị văn hóa; biết kết hợp để phát huy bản chất cần cù với sáng tạo; biết liên kết, hợp tác trong SXKD; có ý thức và biết bảo vệ môi trường sinh thái; có tình cảm trong sáng, tính cộng đồng cao, quan tâm giúp nhau trong cuộc sống, làm giàu chính đáng; yêu quê hương, đất nước.
Muốn vậy, trách nhiệm của các cấp, các ngành, Hội ND và ND ra sao, thưa Chủ tịch?
- Phải xác định đây là một cuộc cách mạng làm thay đổi về chất lượng người nông dân. Vì vậy phải cộng đồng trách nhiệm: Đảng, Nhà nước, Hội ND, xã hội và người nông dân… và phải có lộ trình thực hiện. Người ND mới trước hết phải có kỹ năng, trình độ, tay nghề cao để có thu nhập cao hơn. Thu nhập cao, mức sống cao mới có khả năng và điều kiện làm các việc khác. Các cụ vẫn nói “nghèo thì hèn” mà “giàu thì sang”. Thu nhập cao, ND sẽ tự hoàn thiện mình.
Xin cảm ơn Chủ tịch!
Thanh Hiền (thực hiện)
Nguồn danviet.vn
Nguồn danviet.vn