Nông nghiệp 2014 thắng lớn
- Thứ tư - 24/12/2014 23:11
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
SX nông nghiệp năm 2014 tiếp tục gặt hái thắng lợi lớn. Bên cạnh nhiều yếu tố thuận lợi, công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ NN-PTNT là yếu tố quan trọng giúp toàn ngành lấy lại đà tăng trưởng mạnh mẽ. Đặc biệt, việc thực hiện tái cơ cấu ngành đã bước đầu ghi dấu ấn....
* Dấu ấn chỉ đạo, điều hành Hôm qua (24/12), Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị tổng kết, kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015. Năm 2014, ngành nông nghiệp nước ta được đánh giá gặp nhiều điều kiện thuận lợi khi tình hình thiên tai, bão lụt không xảy ra khốc liệt như năm 2013, dịch bệnh trong chăn nuôi, thủy sản cơ bản được kiểm soát, sức mua các sản phẩm nông nghiệp nói chung gia tăng, thị trường nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản như tôm, cà phê, trái cây… cơ bản được giá. Tuy nhiên, nông nghiệp không phải chưa hết các thách thức khi tình hình giá cả của một số mặt hàng nông sản chủ lực XK như cao su, lúa gạo tiếp tục khó khăn… Tuy nhiên, kết quả chung của toàn ngành cơ bản gặt hái thắng lợi. Theo công bố sơ bộ, tốc độ tăng tổng giá trị sản lượng toàn ngành năm 2014 đạt 3,6% (so với mức 3% của năm 2013); tốc độ tăng giá trị GDP toàn ngành ước đạt 3,31% (so với mức 2,67% năm 2013). Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã có quyết định tặng cờ thi đua cho 79 đơn vị của Bộ NN-PTNT đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động SX, kinh doanh năm 2014 (trong đó có Báo Nông nghiệp Việt Nam); tặng bằng khen cho 21 tập thể trực thuộc Bộ đã có thành tích xuất sắc trong công tác chỉ đạo, điều hành và 16 tập thể và cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng Nông thôn mới năm 2014. Như vậy theo tính toán, với tỉ trọng khoảng 18% trong GDP, riêng ngành nông nghiệp năm nay sẽ đóng góp gần 1/3 tổng số % tăng thêm của GDP của nền kinh tế nước ta trong năm 2014. Bên cạnh các điều kiện thuận lợi, công tác chỉ đạo, điều hành SX của Bộ NN-PTNT trong năm 2014 tiếp tục ghi dấu ấn đậm nét, đặc biệt là việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Về lĩnh vực trồng trọt, việc tái cơ cấu lại các cây trồng chủ lực, chuyển đổi đất lúa và các cây trồng kém hiệu quả sang các cây trồng có giá trị cao, phù hợp với lợi thế của nhiều địa phương và nhu cầu thị trường đã được Bộ NN-PTNT phối hợp với các địa phương rốt ráo triển khai. Diện tích cao su đã được ổn định, cà phê, điều được đẩy mạnh tái canh… 2014 là năm mà tình hình SX cây ăn quả mang lại kết quả khá bất ngờ, nhiều loại hoa quả tiêu thụ tốt cả nội địa lẫn XK. Tình hình bế tắc trong tiêu thụ vải thiều ở phía Bắc, dưa hấu và nhiều loại hoa quả ở phía Nam đã được cơ bản cải thiện khi đầu các vụ thu hoạch, Bộ NN-PTNT phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương sớm họp bàn, đề ra các giải pháp tiêu thụ, đặc biệt là kích cầu tiêu thụ nội địa. Bên cạnh đó, việc tháo gỡ, mở cửa cho các loại rau quả của Việt Nam vào các thị trường lớn của thế giới gấp rút triển khai. Cuối năm 2014, lô nhãn đầu tiên đã được XK đi Mỹ, và hiện đã đàm phán mở cửa xong cho quả vải thiều XK trong năm 2015. Tình hình dịch bệnh trên thanh long ở phía Nam trong năm 2014 có thời điểm diễn biến hết sức phức tạp, tưởng sẽ “vỡ trận” với gần 50% tổng diện tích bị bệnh khiến nông dân vô cùng hoang mang. Sự thành công lớn của SX và XK hoa quả trong năm 2014 có dấu ấn lớn trong chỉ đạo của Bộ NN-PTNT Các lĩnh vực khác như thủy lợi, lâm nghiệp, XNK… trong năm 2014 đều có bước chuyển biến khá đậm nét, đặc biệt đây là năm mà ngành thủy lợi tập trung cao độ cho nhiều vấn đề lớn. Ngành thủy lợi sẽ tiếp tục đẩy mạnh các vấn đề này trong năm tới theo hướng hiện đại hóa, tự động hóa. Trong khi đó, ngành lâm nghiệp mặc dù còn đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt về giống cây trồng, vấn đề đổi mới nông lâm trường, công tác trồng rừng thay thế còn hạn chế…, tuy nhiên các nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là định hướng SX rừng trồng có giá trị, trồng rừng gỗ lớn đang được tập trung triển khai. Trước tình hình đó, Bộ NN-PTNT đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị, cùng các địa phương gấp rút tìm nguyên nhân và đã khống chế được dịch rất thành công. Theo số liệu sơ bộ, XK hoa quả năm 2014 của nước ta tăng tới trên 40% so với năm 2013, đạt mốc 1,5 tỉ USD, vượt xa so với kỳ vọng. Đây là điều bất ngờ khi nhiều dự báo phải tới năm 2015, Việt Nam mới chỉ đạt kế hoạch hi vọng XK hoa quả đạt 1 tỉ USD. Thủy sản cũng là lĩnh vực thành công lớn trong năm 2014, mà dấu ấn từ công tác kiểm soát dịch bệnh, tăng cường chỉ đạo, điều hành và định hướng của Bộ NN-PTNT đã góp công lớn. Mặc dù tình hình dịch bệnh như đốm trắng, hoại tử gan tụy… trên tôm năm qua vẫn diễn biến phức tạp, tuy nhiên về cơ bản đã được khống chế khá tốt nhờ chủ trương từ cuối năm 2013, Bộ NN-PTNT sớm chỉ đạo Tổng cục Thủy sản dốc sức, với định hướng điều chỉnh phát triển các đối tượng nuôi phù hợp, đồng thời chỉ đạo ngành thú y liên tục giám sát diễn biến dịch bệnh… Sản lượng thủy sản cả năm 2014 ước đạt 6,2 triệu tấn, tăng 4,75% so với năm 2013. Trong đó riêng nuôi trồng đạt trên 3,6 triệu tấn, tăng gần 13%. Đánh giá về SX thủy sản năm qua, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho rằng, thủy sản chính là vực tạo dấu ấn rõ nét cho việc thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, khi các địa phương đã xác định được và tập trung cao độ cho sản phẩm thủy sản có thế mạnh. “Chỉ tính riêng SX tôm thôi, năm qua ước tăng tới 110 nghìn tấn, đóng góp cho giá trị toàn ngành nông nghiệp tới trên 16 nghìn tỉ đồng” – Bộ trưởng vui mừng cho biết. Chăn nuôi cũng là ngành ghi nhận nhiều kết quả đáng mừng trong năm qua, đặc biệt là tình hình dịch bệnh nguy hiểm như tai xanh, cúm gia cầm, LMLM cả năm đã cơ bản được khống chế, công tác phòng chống dịch được chuyển từ bị động chạy theo dịch sang chủ động kiểm soát tình hình, tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi phát triển. Trong khi đó, giá cả các sản phẩm chăn nuôi trong năm luôn ở mức duy trì khá ổn định, người chăn nuôi cơ bản có lời, không còn cảnh lao đao. >> Hiến kế tái cơ cấu nông nghiệp Thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi, Bộ NN-PTNT đã kịp thời chỉ đạo các đơn vị như Cục Chăn nuôi, Cục Thú y… phối hợp với các địa phương bắt tay ngay vào việc xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh, kiểm soát giống gia súc… nhằm chuẩn bị việc mở toang cơ hội cho sản phẩm chăn nuôi của nước ta tái XK gia nhập thị trường thế giới, trong bối cảnh ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức từ các hiệp định kinh tế mà Việt Nam đã và đang đàm phán. Bò sữa là ngành đã tạo dấu ấn lớn trong ngành chăn nuôi khi năm 2014 tăng tới trên 30 nghìn con. Chính sách cho bò sữa giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn năm 2030 hiện đang được khẩn trương xây dựng. Trong khi đó, trong năm qua, Bộ NN-PTNT đã trình Chính phủ hàng loạt các chính sách, hành lang pháp lí cho việc quản lí ngành chăn nuôi, tiêu biểu là trình Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ cho chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2014-2020, trình Quốc hội xin ý kiến Luật Thú y… Kết quả, giá trị SX ngành chăn nuôi ước tăng 2,8% so với năm trước, và là năm mà ngành này có tốc độ tăng khá ấn tượng trong nhiều năm trở lại đây. Nhiều sản phẩm nông nghiệp trong năm 2014 như tôm, cà phê, tiêu, cam, thanh long… trong năm qua đều đại thắng, nông dân lãi hàng tỉ đồng/ha. XK nông sản cả năm ước đạt trên 31 tỉ USD, là đóng góp quan trọng góp phần giảm nhập siêu cho nền kinh tế, ổn định chính trị, đời sống nông dân nhiều nơi đang có bước thay đổi rất tích cực. Trong đó, có thể nói công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ NN-PTNT đã khá kịp thời, bám sát các định hướng chỉ đạo của Chính phủ. Đơn cử, nhiều dịch bệnh trong năm như bệnh trên thanh long sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta không chỉ đạo kịp thời; ngành chăn nuôi và nhiều ngành khác chắc chắn trong năm tới sẽ có chuyển biến tích cực bởi chúng ta đã tham mưu cho Chính phủ bỏ thuế VAT đối với TĂCN và nhiều vật tư đầu vào khác trong nông nghiệp; các DN năm tới chắc chắn cũng sẽ có chuyển biến tốt khi Bộ đã tham mưu cho Chính phủ giảm thuế thu nhập DN từ 23% xuống còn 15%... Về đề án tái cơ cấu ngành, mặc dù nhiều ý kiến cho rằng chưa có con số chuyển biến định lượng, chuyển biến còn chậm nhưng theo tôi là đang có tác động lớn tới toàn ngành theo hướng tích cực, và đang đi đúng hướng. (Bộ trưởng Cao Đức Phát)...
Theo NongNghiep.vn