Nông nghiệp Việt Nam 2013: Vẫn ưu tiên phát triển thủy sản
- Thứ tư - 23/01/2013 05:36
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Năm 2012: Thắng nhiều nhưng...
Năm 2012, theo Bộ NN&PTNT, tổng sản lượng lúa cả nước đạt 43,7 triệu tấn (tăng 1,3 triệu tấn so năm 2011), góp phần đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Sản lượng nông, lâm, thủy sản Việt Nam tiếp tục tăng khá, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 27,5 tỷ USD (tăng 9,7% so năm 2011), xuất siêu 10,6 tỷ USD, góp phần giảm nhập siêu cho cả nước. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản đạt 15 tỷ USD, thủy sản 6,18 tỷ USD, đồ gỗ và lâm sản 5 tỷ USD; 3 mặt hàng (gạo, cà phê, đồ gỗ) đạt kim ngạch 3 tỷ USD trở lên; 5 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD gồm cao su, cá tra, tôm, hạt điều, sắn. Nông sản xuất khẩu đạt con số kỷ lục, nhất là gạo (8 triệu tấn), cà phê, hạt điều nhân. Số lượng gạo Việt Nam xuất khẩu lần đầu tiên vượt Thái Lan. Xuất khẩu cà phê 1,7 triệu tấn, vượt qua Brazil, trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Hạt điều nhân Việt Nam xuất khẩu vẫn duy trì được vị trí số 1.
TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách (Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, Nông thôn) nhận xét: Chỉ có ngành nông nghiệp đạt giá trị thặng dư thương mại trên 10 tỷ USD, góp phần quan trọng tạo nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt giúp giảm nhập siêu hay còn gọi là “cứu” cán cân thanh toán thương mại. Năm 2012, nông nghiệp còn góp phần quan trọng kiềm chế lạm phát, khi giá lương thực thực phẩm không nhiều biến động so với năm 2011; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tăng lần lượt 4,07% và 6,29%, mức tăng thấp nhất trong 8 năm qua.
Tại hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp năm 2012, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết: Năm 2012 khó khăn hơn năm trước. Kinh tế thế giới tiếp tục khủng hoảng, cán cân thương mại quốc tế cũng khó khăn; dự trữ ngoại tệ, lãi suất ở mức cao. Bên cạnh đó, thời tiết, dịch bệnh trên vật nuôi và thủy sản diễn biến phức tạp.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhận xét, nhiều mặt tồn tại của ngành trong năm qua chưa giải quyết được: dịch bệnh vẫn còn xảy ra nhiều trên cây trồng, vật nuôi, thủy sản mà chưa có biện pháp khắc phục; công tác quản lý vận hành các công trình hạ tầng nông thôn, nhất là thủy lợi chưa đạt hiệu quả cao; sinh kế của đại bộ phận nông dân vẫn chưa có đột phá rõ rệt.
Năm 2013, khai thác xa bờ được khuyến khích phát triển - Ảnh: Huy Hùng
Theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, thực tế cho thấy giá trị gia tăng của nông nghiệp nước ta thời gian qua vẫn chủ yếu dựa vào tài nguyên và nguồn lao động giá rẻ, tăng trưởng nông nghiệp sẽ rất khó duy trì như hiện nay được mãi.
Năm 2012, ngành chăn nuôi phải đối mặt rất nhiều khó khăn khi đàn gia súc giảm, tình trạng gà nhập lậu tràn lan. Bên cạnh đó, trồng trọt cũng thất thu khi diện tích đậu tương chỉ đạt 122 nghìn ha, giảm khoảng 60 nghìn ha so năm 2011; năng suất vẫn rất thấp (khoảng 15 tạ/ha); công nghệ, kỹ thuật canh tác, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch vẫn thô sơ, chưa thể chủ động trước diễn biến thời tiết. Đây cũng là thách thức của ngành nông nghiệp thời gian tới.
Năm 2013: Tập trung 6 mặt hàng lớn
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, ưu tiên chính của ngành nông nghiệp sẽ vẫn là tập trung duy trì diện tích lúa, tăng cường đầu tư cho thủy sản, bởi ngành này vẫn còn giá trị gia tăng tốt hơn các ngành khác. Năm 2013, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu duy trì tăng trưởng xuất khẩu; trong 22 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD, nông nghiệp chiếm 6 mặt hàng lớn; tốc độ tăng GDP ngành nông nghiệp đạt 2,8 - 3%; kim ngạch xuất khẩu 28,5 tỷ USD (tăng 1 tỷ USD so năm 2012).
Theo đó, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo, đề nghị các địa phương tiếp tục triển khai thành công vụ đông xuân 2013; đề xuất tạm trữ gạo phải được phê duyệt sớm; cần giữ diện tích lúa khoảng 7,67 triệu ha, sản lượng 43,5 triệu tấn, đảm bảo an ninh lương thực trong nước và xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn lương thực.
Trong chăn nuôi, mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất năm 2013 là 6,5 - 7%; sản lượng thịt hơi 4,6 triệu tấn; trứng 8,5 triệu quả; sữa tươi 417.000 tấn; thức ăn chăn nuôi công nghiệp 13,5 triệu tấn.
Ngành thủy sản năm 2013 đặt mục tiêu tổng sản lượng khai thác gần 6 triệu tấn; khuyến khích khai thác xa bờ giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ tốt. Ngoài ra, xây dựng lực lượng Kiểm ngư cùng với phát triển lực lượng Thanh tra thủy sản để thực thi các hoạt động hướng dẫn và giám sát thực hiện pháp luật trên biển; khuyến khích người dân tham gia quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản kết hợp bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo.
>> Năm 2013, ngành nông nghiệp thực hiện 5 nhóm giải pháp trọng tâm: Tái cơ cấu ngành, đẩy mạnh sản xuất; đầu tư, nâng cấp và hiện đại hóa hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống cho dân cư nông thôn; quản lý, bảo vệ và sử dụng các nguồn tài nguyên bền vững, hiệu quả; nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế. |
Năm 2012: Thắng nhiều nhưng...
Năm 2012, theo Bộ NN&PTNT, tổng sản lượng lúa cả nước đạt 43,7 triệu tấn (tăng 1,3 triệu tấn so năm 2011), góp phần đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Sản lượng nông, lâm, thủy sản Việt Nam tiếp tục tăng khá, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 27,5 tỷ USD (tăng 9,7% so năm 2011), xuất siêu 10,6 tỷ USD, góp phần giảm nhập siêu cho cả nước. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản đạt 15 tỷ USD, thủy sản 6,18 tỷ USD, đồ gỗ và lâm sản 5 tỷ USD; 3 mặt hàng (gạo, cà phê, đồ gỗ) đạt kim ngạch 3 tỷ USD trở lên; 5 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD gồm cao su, cá tra, tôm, hạt điều, sắn. Nông sản xuất khẩu đạt con số kỷ lục, nhất là gạo (8 triệu tấn), cà phê, hạt điều nhân. Số lượng gạo Việt Nam xuất khẩu lần đầu tiên vượt Thái Lan. Xuất khẩu cà phê 1,7 triệu tấn, vượt qua Brazil, trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Hạt điều nhân Việt Nam xuất khẩu vẫn duy trì được vị trí số 1.
TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Tư vấn chính sách (Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, Nông thôn) nhận xét: Chỉ có ngành nông nghiệp đạt giá trị thặng dư thương mại trên 10 tỷ USD, góp phần quan trọng tạo nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt giúp giảm nhập siêu hay còn gọi là “cứu” cán cân thanh toán thương mại. Năm 2012, nông nghiệp còn góp phần quan trọng kiềm chế lạm phát, khi giá lương thực thực phẩm không nhiều biến động so với năm 2011; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tăng lần lượt 4,07% và 6,29%, mức tăng thấp nhất trong 8 năm qua.
Tại hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp năm 2012, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết: Năm 2012 khó khăn hơn năm trước. Kinh tế thế giới tiếp tục khủng hoảng, cán cân thương mại quốc tế cũng khó khăn; dự trữ ngoại tệ, lãi suất ở mức cao. Bên cạnh đó, thời tiết, dịch bệnh trên vật nuôi và thủy sản diễn biến phức tạp.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhận xét, nhiều mặt tồn tại của ngành trong năm qua chưa giải quyết được: dịch bệnh vẫn còn xảy ra nhiều trên cây trồng, vật nuôi, thủy sản mà chưa có biện pháp khắc phục; công tác quản lý vận hành các công trình hạ tầng nông thôn, nhất là thủy lợi chưa đạt hiệu quả cao; sinh kế của đại bộ phận nông dân vẫn chưa có đột phá rõ rệt.
Năm 2013, khai thác xa bờ được khuyến khích phát triển - Ảnh: Huy Hùng
Theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, thực tế cho thấy giá trị gia tăng của nông nghiệp nước ta thời gian qua vẫn chủ yếu dựa vào tài nguyên và nguồn lao động giá rẻ, tăng trưởng nông nghiệp sẽ rất khó duy trì như hiện nay được mãi.
Năm 2012, ngành chăn nuôi phải đối mặt rất nhiều khó khăn khi đàn gia súc giảm, tình trạng gà nhập lậu tràn lan. Bên cạnh đó, trồng trọt cũng thất thu khi diện tích đậu tương chỉ đạt 122 nghìn ha, giảm khoảng 60 nghìn ha so năm 2011; năng suất vẫn rất thấp (khoảng 15 tạ/ha); công nghệ, kỹ thuật canh tác, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch vẫn thô sơ, chưa thể chủ động trước diễn biến thời tiết. Đây cũng là thách thức của ngành nông nghiệp thời gian tới.
Năm 2013: Tập trung 6 mặt hàng lớn
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, ưu tiên chính của ngành nông nghiệp sẽ vẫn là tập trung duy trì diện tích lúa, tăng cường đầu tư cho thủy sản, bởi ngành này vẫn còn giá trị gia tăng tốt hơn các ngành khác. Năm 2013, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu duy trì tăng trưởng xuất khẩu; trong 22 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD, nông nghiệp chiếm 6 mặt hàng lớn; tốc độ tăng GDP ngành nông nghiệp đạt 2,8 - 3%; kim ngạch xuất khẩu 28,5 tỷ USD (tăng 1 tỷ USD so năm 2012).
Theo đó, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo, đề nghị các địa phương tiếp tục triển khai thành công vụ đông xuân 2013; đề xuất tạm trữ gạo phải được phê duyệt sớm; cần giữ diện tích lúa khoảng 7,67 triệu ha, sản lượng 43,5 triệu tấn, đảm bảo an ninh lương thực trong nước và xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn lương thực.
Trong chăn nuôi, mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất năm 2013 là 6,5 - 7%; sản lượng thịt hơi 4,6 triệu tấn; trứng 8,5 triệu quả; sữa tươi 417.000 tấn; thức ăn chăn nuôi công nghiệp 13,5 triệu tấn.
Ngành thủy sản năm 2013 đặt mục tiêu tổng sản lượng khai thác gần 6 triệu tấn; khuyến khích khai thác xa bờ giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ tốt. Ngoài ra, xây dựng lực lượng Kiểm ngư cùng với phát triển lực lượng Thanh tra thủy sản để thực thi các hoạt động hướng dẫn và giám sát thực hiện pháp luật trên biển; khuyến khích người dân tham gia quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản kết hợp bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo.
>> Năm 2013, ngành nông nghiệp thực hiện 5 nhóm giải pháp trọng tâm: Tái cơ cấu ngành, đẩy mạnh sản xuất; đầu tư, nâng cấp và hiện đại hóa hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống cho dân cư nông thôn; quản lý, bảo vệ và sử dụng các nguồn tài nguyên bền vững, hiệu quả; nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế. |
Dương Thảo