Nông nghiệp trước thách thức hội nhập: Gỡ bí 'đầu ra'
- Thứ năm - 04/06/2015 01:13
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Sở dĩ có hiện tượng được mùa mất giá trong SX nông nghiệp một phần do thiếu thông tin về thị trường.
Không chỉ nông dân “đói” thông tin về nơi tiêu thụ mà DN kinh doanh nông sản cũng rất “đói” thông tin về nguồn cung hàng.
Hà Nội là địa phương đi đầu thành lập Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp với vai trò là đầu mối cung cấp thông tin giải quyết nạn “đói”, cho cung - cầu sớm gặp nhau, cho hiệu quả SX mỗi ngày một nâng cao.
Buổi thứ hai của hội thảo “Hội nhập quốc tế cơ hội và thách thức đối với ngành nông nghiệp” dành thời lượng chủ yếu để DN và đại diện các địa phương bàn luận chuyện làm ăn. Đây cũng là phần sôi nổi nhất của hội thảo, bất chấp cái nóng ngoài trời như thiêu như đốt trên 40 độ C ở Hà Nội.
Đại diện Cty An Việt chia sẻ đặc thù của nghề kinh doanh nông sản, nhất là mặt hàng rau quả là “sáng tươi, chiều héo, tối đổ đi”, việc bảo quản hàng rất khó khăn và tốn kém. Chính vì lẽ đó, An Việt kiến nghị TP Hà Nội thành lập hệ thống kho trữ hàng tươi sống đủ chuẩn để cho các DN gửi hàng với một mức giá ưu đãi.
Ông Lê Văn Minh, TGĐ Cty Công nông nghiệp Hà Nội cho rằng một trong những cách để tăng sức cạnh tranh trong SX nông nghiệp thời hội nhập là phải cơ giới hóa đồng bộ, giảm giá thành SX.
Bằng chứng là áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ làm đất, mạ khay, máy cấy, xay xát chế biến, Cty của ông đã thu mua lúa tươi tại ruộng cho nông dân với giá 7.000 đ/kg cộng thưởng thêm 800 đ/kg nữa, tạo chênh lệch tới 2.800 đ/kg so với dân tự cấy lúa theo phương pháp cũ.
Ông Minh chia sẻ, hiện tại mỗi hộ gia đình nông dân có vài sào ruộng, không ai muốn tự mình thực hiện các công việc nặng nhọc của nghề nông mà chỉ muốn hợp tác với đơn vị như Cty Công nông nghiệp Hà Nội để giao khoán, thuê các gói dịch vụ.
Việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ không chỉ giúp nông dân nhàn nhã hơn mà còn sản phẩm làm ra cũng sạch hơn khi không phải phun thuốc trừ sâu, không phải bón phân hóa học.
Ông Minh tự tin: “Nếu mức độ cơ giới hóa của ngành nông nghiệp cao thì chúng ta không phải sợ sự cạnh tranh quốc tế”.
Ông Phùng Quốc Lượng, đại diện HTX Dịch vụ kinh doanh Đồng Thái (Ba Vì) trăn trở: "Chúng tôi SX khoai lang, chỉ có mỗi con hà mà bao nhiêu nhà khoa học không trị được nên phải bảo quản bằng lá xoan, bằng vôi bột nhưng cũng không ăn thua. Đầu vụ thu hoạch chúng tôi bán vội bán hàng vì sợ cuối vụ có đem đổ khoai cho bò chúng cũng không thèm ăn bởi bị hà.
Khoai lang Đồng Thái là thương hiệu đã được nhà nước bảo hộ nhưng HTX khi có nhu cầu vay vốn để phát triển SX thì không ngân hàng nào cho vì họ yêu cầu phải có tài sản thế chấp…".
Ngoài các kiến nghị về chính sách, về KHCN, chủ yếu các kiến nghị của hội thảo đều mong muốn được kết nối với DN tiêu thụ.
Ông Hoàng Văn Tùng, đại diện HTXNN Thanh Đa (Phúc Thọ) thông tin về chuyện 50 ha rau an toàn của địa phương mình đang rất bí đầu ra, rất cần DN nhập cuộc.
Ông Trần Ngọc Liên, đại điện HTXNN Đông Xuân (Sóc Sơn) nơi đang có 30 ha dưa siêu ngọt SX theo hướng công nghệ sinh học cũng đang rất cần nơi có thể bao tiêu 2 - 3 tấn dưa/ngày…
Không chỉ là kêu gọi trên loa, 6 chiếc bàn được Ban tổ chức kê ra để DN và các đại diện địa phương gặp nhau, bàn thảo và kết nối luôn trên giấy. Mỗi bàn đều có các thư ký theo dõi, ghi nhận thông tin và tổng hợp lại sau khi thảo luận xong.
Hà Nội có 35 cơ sở, DN đăng ký tham gia kết nối tiêu thụ nông sản lần này gồm Hapro, Fivimart, Sàn giao dịch rau quả, Big green… (Hết).
Hà Nội là địa phương đi đầu thành lập Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp với vai trò là đầu mối cung cấp thông tin giải quyết nạn “đói”, cho cung - cầu sớm gặp nhau, cho hiệu quả SX mỗi ngày một nâng cao.
Buổi thứ hai của hội thảo “Hội nhập quốc tế cơ hội và thách thức đối với ngành nông nghiệp” dành thời lượng chủ yếu để DN và đại diện các địa phương bàn luận chuyện làm ăn. Đây cũng là phần sôi nổi nhất của hội thảo, bất chấp cái nóng ngoài trời như thiêu như đốt trên 40 độ C ở Hà Nội.
Đại diện Cty An Việt chia sẻ đặc thù của nghề kinh doanh nông sản, nhất là mặt hàng rau quả là “sáng tươi, chiều héo, tối đổ đi”, việc bảo quản hàng rất khó khăn và tốn kém. Chính vì lẽ đó, An Việt kiến nghị TP Hà Nội thành lập hệ thống kho trữ hàng tươi sống đủ chuẩn để cho các DN gửi hàng với một mức giá ưu đãi.
Ông Lê Văn Minh, TGĐ Cty Công nông nghiệp Hà Nội cho rằng một trong những cách để tăng sức cạnh tranh trong SX nông nghiệp thời hội nhập là phải cơ giới hóa đồng bộ, giảm giá thành SX.
Bằng chứng là áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ làm đất, mạ khay, máy cấy, xay xát chế biến, Cty của ông đã thu mua lúa tươi tại ruộng cho nông dân với giá 7.000 đ/kg cộng thưởng thêm 800 đ/kg nữa, tạo chênh lệch tới 2.800 đ/kg so với dân tự cấy lúa theo phương pháp cũ.
Ông Minh chia sẻ, hiện tại mỗi hộ gia đình nông dân có vài sào ruộng, không ai muốn tự mình thực hiện các công việc nặng nhọc của nghề nông mà chỉ muốn hợp tác với đơn vị như Cty Công nông nghiệp Hà Nội để giao khoán, thuê các gói dịch vụ.
Việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ không chỉ giúp nông dân nhàn nhã hơn mà còn sản phẩm làm ra cũng sạch hơn khi không phải phun thuốc trừ sâu, không phải bón phân hóa học.
Ông Minh tự tin: “Nếu mức độ cơ giới hóa của ngành nông nghiệp cao thì chúng ta không phải sợ sự cạnh tranh quốc tế”.
Ông Phùng Quốc Lượng, đại diện HTX Dịch vụ kinh doanh Đồng Thái (Ba Vì) trăn trở: "Chúng tôi SX khoai lang, chỉ có mỗi con hà mà bao nhiêu nhà khoa học không trị được nên phải bảo quản bằng lá xoan, bằng vôi bột nhưng cũng không ăn thua. Đầu vụ thu hoạch chúng tôi bán vội bán hàng vì sợ cuối vụ có đem đổ khoai cho bò chúng cũng không thèm ăn bởi bị hà.
Khoai lang Đồng Thái là thương hiệu đã được nhà nước bảo hộ nhưng HTX khi có nhu cầu vay vốn để phát triển SX thì không ngân hàng nào cho vì họ yêu cầu phải có tài sản thế chấp…".
Ngoài các kiến nghị về chính sách, về KHCN, chủ yếu các kiến nghị của hội thảo đều mong muốn được kết nối với DN tiêu thụ.
Ông Hoàng Văn Tùng, đại diện HTXNN Thanh Đa (Phúc Thọ) thông tin về chuyện 50 ha rau an toàn của địa phương mình đang rất bí đầu ra, rất cần DN nhập cuộc.
Ông Trần Ngọc Liên, đại điện HTXNN Đông Xuân (Sóc Sơn) nơi đang có 30 ha dưa siêu ngọt SX theo hướng công nghệ sinh học cũng đang rất cần nơi có thể bao tiêu 2 - 3 tấn dưa/ngày…
Không chỉ là kêu gọi trên loa, 6 chiếc bàn được Ban tổ chức kê ra để DN và các đại diện địa phương gặp nhau, bàn thảo và kết nối luôn trên giấy. Mỗi bàn đều có các thư ký theo dõi, ghi nhận thông tin và tổng hợp lại sau khi thảo luận xong.
Hà Nội có 35 cơ sở, DN đăng ký tham gia kết nối tiêu thụ nông sản lần này gồm Hapro, Fivimart, Sàn giao dịch rau quả, Big green… (Hết).
Theo: nongnghiep.vn