Nông thôn mới đã đi vào thực chất
- Thứ hai - 21/12/2015 08:14
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Thưa ông, nông nghiệp, nông thôn mới Hậu Giang 5 năm qua đã ghi được những dấu ấn tốt đẹp trong sự phát triển chung của tỉnh. Nhưng ông ấn tượng nhất điều gì?
Kết quả, sau năm 5 triển khai xây dựng NTM, Hậu Giang đang là điểm sáng của khu vực ĐBSCL với 1 đơn vị cấp huyện và 12/54 xã (chiếm 22,22%) được công nhận đạt chuẩn NTM, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch của tỉnh cũng như của Chính phủ giai đoạn 2010-2015.
Trong kết quả đó, Hậu Giang có 2 cái nhất, đó là xã Đại Thành (TX. Ngã Bảy) hoàn thành 19/19 tiêu chí sớm nhất và TX. Ngã Bảy là đơn vị cấp huyện đầu tiên tại ĐBSCL đạt chuẩn NTM.
Có được thành quả đó là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân, với những cách làm linh hoạt, sáng tạo; những khó khăn, vướng mắc sớm được đưa ra bàn thảo và tháo gỡ kịp thời.
Qua 5 năm, toàn tỉnh đã huy động nguồn lực cho xây dựng NTM được hơn 12.300 tỷ đồng, trong đó vốn trực tiếp cho chương trình là gần 124 tỷ đồng, ngân sách địa phương 8,7 tỷ đồng, vốn lồng ghép hơn 3.600 tỷ đồng, vốn tín dụng hơn 5.760 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp hơn 809 tỷ đồng, nhân dân đóng góp hơn 1.900 tỷ đồng…
Nguồn kinh phí này chủ yếu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển mô hình sản xuất, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo... Nhìn lại từ khi khởi đầu Chương trình xây dựng NTM với 11/54 xã được tỉnh chọn làm xã điểm, đến nay Hậu Giang đã có 12 xã NTM và TX. Ngã Bảy, đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM. Qua chương trình này, điều gì ông cảm thấy tâm đắc nhất? Điều tôi tâm đắc nhất là Chương trình xây dựng NTM ngày càng đi vào thực chất, mang lại đời sống ấm no cho người dân, được các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ.
Điều đó thể hiện qua bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là hệ thống điện, đường, trường, trạm, cơ sở vật chất văn hóa, công trình thủy lợi… phát triển khá nhanh. Sản xuất nông nghiệp từng bước được tái cơ cấu theo hướng hiện đại, hiệu quả, giá trị sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá, đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nhất là ở nông thôn từng bước được nâng lên.
Thu nhập bình quân khu vực nông thôn của Hậu Giang hiện đạt 28,17 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 2,7 lần so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, chỉ trong 5 năm đã giảm từ 22,8% (năm 2010) xuống còn 6,23% hiện nay. Đã xây dựng và nhân rộng được một số mô hình hiệu quả, cách làm hay trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế đến quốc phòng - an ninh, điển hình như: Mô hình xóa trắng ấp nghèo của xã Đại Thành, Tân Thành và xã Đông Phú; Mô hình Cánh đồng lớn xã Vị Thanh, xã Trường Long Tây; Mô hình trồng thâm canh sam sành theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm; Mô hình trồng cam sành theo hướng VietGap xã Tân Thành. Hình thành Câu lạc bộ có thu nhập trên 1 tỷ đồng với 52 thành viên; Mô hình con đường đẹp với hàng rào cây xanh, cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch đẹp ở xã Vị Thắng và xã Tân Thành; Mô hình huy động vốn từ Mạnh Thường Quân hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn của xã Thạnh Hòa; Mô hình tổ nhân dân tự quản kiểu mẫu tại xã Phương Phú và xã Tân Hòa... Hậu Giang cũng đã đề ra mục tiêu cho giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh sẽ phấn đấu có thêm 1 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM và có thêm 16 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí, các xã còn lại đạt từ 10 tiêu chí trở lên.
Để đạt được mục tiêu này trong giai đoạn tới, là lãnh đạo cao nhất tỉnh, ông có thể nói những kinh nghiệm, sáng kiến và những quyết sách để hoàn thành mục tiêu này?
Để đạt được mục tiêu trên, phải xây dựng quyết tâm chính trị mới, thể hiện bằng nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể để giữ vững kết quả đạt được và phấn đấu cả giai đoạn 2016-2020 có thêm ít nhất 16 xã và 1 đơn vị huyện đạt chuẩn NTM, các xã còn lại đạt từ 10 tiêu chí trở lên.
Ông Trần Công Chánh kiểm tra tình hình xây dựng NTM ở xã Vị Thanh Tiếp tục làm sâu sắc hơn và cụ thể hóa khẩu hiệu hành động “Thống nhất - Tự giác - Hợp tác - Phát triển”, gắn với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và phương châm “Phát triển sản xuất là gốc, nâng cao đời sống cho dân là mục tiêu, lợi ích mang lại cho dân là động lực”.
Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung đồ án quy hoạch và đề án xây dựng NTM có sự tham gia của người dân. Đây là việc rất quan trọng, làm cơ sở cho cả giai đoạn và phải làm xong trong quý I/2016. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia xây dựng NTM; phát huy vai trò gương mẫu, nòng cốt của đảng viên, hội viên đoàn thể, nhất là ở cơ sở. Nghiên cứu đưa tiêu chí xét tư cách, đánh giá đảng viên, cán bộ, công chức trong việc tham gia xây dựng NTM. Có cơ chế và giải pháp huy động vốn, phát huy trách nhiệm của các địa phương, tăng cường lồng ghép từ các chương trình Trung ương, thu hút các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của doanh nghiệp, tín dụng ngân hàng và vận động hợp lý để nhân dân đóng góp. Tập trung xây dựng, nhân rộng các mô hình có hiệu quả, nhất là các mô hình kinh tế, mô hình chuyển đổi phương thức sản xuất có áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ, có sự tham gia của các nhà khoa học và doanh nghiệp.
Tiếp tục nghiên cứu ban hành chính sách ưu đãi, ưu tiên kêu gọi đầu tư, phát triển doanh nghiệp về nông thôn; đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Tăng cường chuyển giao các kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chuyển dịch cơ cấu lao động... Tái cơ cấu nông nghiệp luôn song hành với xây dựng NTM. Là tỉnh nông nghiệp, ông đưa ra giải pháp gì cho việc tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh nhà, cũng như kiến nghị với Trung ương? Để đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi giai đoạn 2014-2016, định hướng đến năm 2020 (gọi tắt là Đề án 1.000).
Theo đó, đề án có 4 hợp phần chính gồm: Chuyển đổi 1.000 ha lúa 3 vụ sang 2 lúa - 1 màu hoặc 2 lúa - 1 thủy sản; Chuyển đổi 1.000 ha mía kém hiệu quả sang cây ăn quả kết hợp trồng rau màu - thủy sản - chăn nuôi; Chuyển đổi 1.000 ha vườn tạp sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, có thế mạnh của tỉnh; Hỗ trợ chuyển đổi 1.000 hộ chăn nuôi heo, gà trên đệm lót sinh học, chuồng trại khép kín an toàn sinh học gắn với bảo vệ môi trường và tận thu khí sinh học làm chất đốt. Đề nghị Trung ương cần có chính sách hỗ trợ, cho vay ưu đãi cho các hộ dân tham gia tái cơ cấu nông nghiệp. Ưu tiên nguồn tiên vốn vay, có hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, thu mua, chế biến xuất khẩu nông sản. Xin cảm ơn ông!.
Kết quả, sau năm 5 triển khai xây dựng NTM, Hậu Giang đang là điểm sáng của khu vực ĐBSCL với 1 đơn vị cấp huyện và 12/54 xã (chiếm 22,22%) được công nhận đạt chuẩn NTM, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch của tỉnh cũng như của Chính phủ giai đoạn 2010-2015.
Trong kết quả đó, Hậu Giang có 2 cái nhất, đó là xã Đại Thành (TX. Ngã Bảy) hoàn thành 19/19 tiêu chí sớm nhất và TX. Ngã Bảy là đơn vị cấp huyện đầu tiên tại ĐBSCL đạt chuẩn NTM.
Có được thành quả đó là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân, với những cách làm linh hoạt, sáng tạo; những khó khăn, vướng mắc sớm được đưa ra bàn thảo và tháo gỡ kịp thời.
Qua 5 năm, toàn tỉnh đã huy động nguồn lực cho xây dựng NTM được hơn 12.300 tỷ đồng, trong đó vốn trực tiếp cho chương trình là gần 124 tỷ đồng, ngân sách địa phương 8,7 tỷ đồng, vốn lồng ghép hơn 3.600 tỷ đồng, vốn tín dụng hơn 5.760 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp hơn 809 tỷ đồng, nhân dân đóng góp hơn 1.900 tỷ đồng…
Nguồn kinh phí này chủ yếu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển mô hình sản xuất, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo... Nhìn lại từ khi khởi đầu Chương trình xây dựng NTM với 11/54 xã được tỉnh chọn làm xã điểm, đến nay Hậu Giang đã có 12 xã NTM và TX. Ngã Bảy, đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM. Qua chương trình này, điều gì ông cảm thấy tâm đắc nhất? Điều tôi tâm đắc nhất là Chương trình xây dựng NTM ngày càng đi vào thực chất, mang lại đời sống ấm no cho người dân, được các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ.
Điều đó thể hiện qua bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là hệ thống điện, đường, trường, trạm, cơ sở vật chất văn hóa, công trình thủy lợi… phát triển khá nhanh. Sản xuất nông nghiệp từng bước được tái cơ cấu theo hướng hiện đại, hiệu quả, giá trị sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá, đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nhất là ở nông thôn từng bước được nâng lên.
Thu nhập bình quân khu vực nông thôn của Hậu Giang hiện đạt 28,17 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 2,7 lần so với năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, chỉ trong 5 năm đã giảm từ 22,8% (năm 2010) xuống còn 6,23% hiện nay. Đã xây dựng và nhân rộng được một số mô hình hiệu quả, cách làm hay trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế đến quốc phòng - an ninh, điển hình như: Mô hình xóa trắng ấp nghèo của xã Đại Thành, Tân Thành và xã Đông Phú; Mô hình Cánh đồng lớn xã Vị Thanh, xã Trường Long Tây; Mô hình trồng thâm canh sam sành theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm; Mô hình trồng cam sành theo hướng VietGap xã Tân Thành. Hình thành Câu lạc bộ có thu nhập trên 1 tỷ đồng với 52 thành viên; Mô hình con đường đẹp với hàng rào cây xanh, cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch đẹp ở xã Vị Thắng và xã Tân Thành; Mô hình huy động vốn từ Mạnh Thường Quân hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn của xã Thạnh Hòa; Mô hình tổ nhân dân tự quản kiểu mẫu tại xã Phương Phú và xã Tân Hòa... Hậu Giang cũng đã đề ra mục tiêu cho giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh sẽ phấn đấu có thêm 1 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM và có thêm 16 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí, các xã còn lại đạt từ 10 tiêu chí trở lên.
Để đạt được mục tiêu này trong giai đoạn tới, là lãnh đạo cao nhất tỉnh, ông có thể nói những kinh nghiệm, sáng kiến và những quyết sách để hoàn thành mục tiêu này?
Để đạt được mục tiêu trên, phải xây dựng quyết tâm chính trị mới, thể hiện bằng nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể để giữ vững kết quả đạt được và phấn đấu cả giai đoạn 2016-2020 có thêm ít nhất 16 xã và 1 đơn vị huyện đạt chuẩn NTM, các xã còn lại đạt từ 10 tiêu chí trở lên.
Ông Trần Công Chánh kiểm tra tình hình xây dựng NTM ở xã Vị Thanh Tiếp tục làm sâu sắc hơn và cụ thể hóa khẩu hiệu hành động “Thống nhất - Tự giác - Hợp tác - Phát triển”, gắn với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và phương châm “Phát triển sản xuất là gốc, nâng cao đời sống cho dân là mục tiêu, lợi ích mang lại cho dân là động lực”.
Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung đồ án quy hoạch và đề án xây dựng NTM có sự tham gia của người dân. Đây là việc rất quan trọng, làm cơ sở cho cả giai đoạn và phải làm xong trong quý I/2016. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia xây dựng NTM; phát huy vai trò gương mẫu, nòng cốt của đảng viên, hội viên đoàn thể, nhất là ở cơ sở. Nghiên cứu đưa tiêu chí xét tư cách, đánh giá đảng viên, cán bộ, công chức trong việc tham gia xây dựng NTM. Có cơ chế và giải pháp huy động vốn, phát huy trách nhiệm của các địa phương, tăng cường lồng ghép từ các chương trình Trung ương, thu hút các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của doanh nghiệp, tín dụng ngân hàng và vận động hợp lý để nhân dân đóng góp. Tập trung xây dựng, nhân rộng các mô hình có hiệu quả, nhất là các mô hình kinh tế, mô hình chuyển đổi phương thức sản xuất có áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ, có sự tham gia của các nhà khoa học và doanh nghiệp.
Tiếp tục nghiên cứu ban hành chính sách ưu đãi, ưu tiên kêu gọi đầu tư, phát triển doanh nghiệp về nông thôn; đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Tăng cường chuyển giao các kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và chuyển dịch cơ cấu lao động... Tái cơ cấu nông nghiệp luôn song hành với xây dựng NTM. Là tỉnh nông nghiệp, ông đưa ra giải pháp gì cho việc tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh nhà, cũng như kiến nghị với Trung ương? Để đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi giai đoạn 2014-2016, định hướng đến năm 2020 (gọi tắt là Đề án 1.000).
Theo đó, đề án có 4 hợp phần chính gồm: Chuyển đổi 1.000 ha lúa 3 vụ sang 2 lúa - 1 màu hoặc 2 lúa - 1 thủy sản; Chuyển đổi 1.000 ha mía kém hiệu quả sang cây ăn quả kết hợp trồng rau màu - thủy sản - chăn nuôi; Chuyển đổi 1.000 ha vườn tạp sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, có thế mạnh của tỉnh; Hỗ trợ chuyển đổi 1.000 hộ chăn nuôi heo, gà trên đệm lót sinh học, chuồng trại khép kín an toàn sinh học gắn với bảo vệ môi trường và tận thu khí sinh học làm chất đốt. Đề nghị Trung ương cần có chính sách hỗ trợ, cho vay ưu đãi cho các hộ dân tham gia tái cơ cấu nông nghiệp. Ưu tiên nguồn tiên vốn vay, có hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, thu mua, chế biến xuất khẩu nông sản. Xin cảm ơn ông!.
Theo nongnghiep.vn