Nông thôn mới không thể thiếu vắng doanh nghiệp
- Chủ nhật - 25/08/2013 00:20
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ảnh minh họa. (Nguồn: Đình Huệ/TTXVN)
Đó là nội dụng thảo luận chính tại diễn đàn phát huy vai trò của doanh nghiệp trong xây dựng nông thôn mới do Báo diễn đàn doanh nghiệp phối hợp với Văn phòng điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới tổ chức sáng nay (23/8), tại Hà Nội.
Vai trò quyết định
Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 đã đề rõ 19 tiêu chí cụ thể trong xây dựng nông thôn mới bao gồm các tiêu chí về quy hoạch, giao thông, thủy lợi, trường học, y tế, môi trường, cơ sở vật chất, văn hóa… với mục tiêu cơ bản là giúp người nông dân cải thiện được cuộc sống. Thu nhập cao hơn, đời sống vật chất, tinh thần được tốt hơn.
Tuy nhiên, với thực trạng, sản xuất nông nghiệp ở các địa phương hầu hết còn nhỏ lẻ, phân tán, chủ yếu là kinh tế hộ, trong khi quy mô hợp tác xã còn nhỏ bé, kém hiệu quả. Thực tế liên kết giữa 4 nhà (nhà quản lý-nhà doanh nghiệp-nhà khoa học-nhà nông) vẫn quá lỏng lẻo.
Tiến sỹ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nhận định tại diễn đàn: Thực tế, nhiều đề án xây dựng nông thôn mới dù đã phê duyệt nhưng chưa có nguồn lực để thực hiện hoặc lộ trình thực hiện chưa phù hợp. Ông cho rằng nhiều nơi, người dân vẫn phải trông chờ nguồn ngân sách. Mặc dù, Chính phủ đã có nghị quyết, và nhiều nghị định, quyết định nhưng tình hình triển khai vẫn chậm nên người dân và doanh nghiệp hầu như chưa tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi.
Cũng theo ông Vũ Tiến Lộc, muốn phát huy hiệu quả các mô hình sản xuất, hay tăng hàm lượng “chất xám” trong sản phẩm, hoặc đưa khoa học-công nghệ vào sản xuất nhằm tạo nên lợi thế cạnh tranh, thì không thể thiếu vai trò của doanh nghiệp. Bởi, ngoài tiềm lực về kinh tế, đầu tư vốn cho những mô hình sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp còn làm tốt khâu quản lý trong phân phối, tiếp thị và nâng cao giá trị nông sản.
Công nghệ cao là tất yếu
Phát biểu tại diễn đàn, ông Ngô Tiến Dũng-Tổng thư ký hiệp hội các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp-nêu ví dụ: Trên thế giới, có nhiều nước đã ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp và đã gặt hái được nhiều thành công. Điển hình như Israel - một nước bán sa mạc, khí hậu khắc nghiệt, nhưng họ đã làm nên điều kỳ diệu về nền nông nghiệp xanh công nghệ cao trên hoang mạc.
Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN)
Do vậy, chỉ có đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp thì mới có thể làm được điều kỳ diệu thay đổi bức tranh nông nghiệp lạc hậu, manh mún ở nước ta, ông Dũng khẳng định.
Thực tế, sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, bộ mặt của nông thôn đã có nhiều đổi thay. Những công trình giao thông, những mô hình sản xuất mới được đầu tư hàng trăm tỷ đồng… đã phản ánh sự chung sức, đồng lòng của mọi người dân cho chương trình. Về cơ bản, đời sống của nhiều thôn, xã triển khai mô hình xây dựng nông thôn mới đã có những thay đổi khá tích cực.
["Tam nông" mang lại diện mạo mới nông thôn Hà Nội]
Lấy dẫn chứng tại Việt Nam, Ông Ngô Tiến Dũng đánh giá: Việc Tập đoàn TH True Milk ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nâng cao hiệu suất canh tác, biến 1ha đất trước đó chỉ cho thu hoạch khoảng 70 triệu đồng/năm, bây giờ, nhờ trồng cỏ, trồng cao lương... theo phương thức áp dụng công nghệ cao đã cho thu hoạch từ 500 triệu-1,5 tỷ đồng/năm. Đây cũng là cột mốc đánh dấu sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất sữa ở Việt Nam.
Hiện, cả nước đã hình thành một số mô hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm tiền đề cho việc phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, muốn doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp-nông thôn và nông dân, cần phải tính lại bài toán cơ chế và các chính sách ưu đãi nhằm thực hiện liên kết 4 nhà trong nông nghiệp.
Kiến nghị về vấn đề này, ông Đàm Quang Thắng – Tổng giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam nêu rõ: Về phía Nhà nước, các cơ quan hữu quan, cần tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được với các gói hỗ trợ của Nhà nước như hỗ trợ vốn, hỗ trợ lãi suất. Vị Tổng Giám đốc này nhấn mạnh rằng cần có các chương trình tín dụng ưu đãi gắn với những chính sách mang tính đặc thù, dài hạn để doanh nghiệp an tâm đầu tư và góp một phần công sức, trách nhiệm của mình cho công cuộc xây dựng Nông thôn mới.
Về phía các hiệp hội, làng nghề, các doanh nghiệp, chủ sản xuất, cần liên kết, phối hợp để đưa các thương hiệu sản phẩm nông nghiệp ra thị trường một cách tốt nhất, bền vững nhất; cạnh tranh lành mạnh, cùng phát triển, đảm bảo thương hiệu, chất lượng, định vị của các thương hiệu nông sản Việt, ông Thắng cho hay.
Trong giai đoạn tiếp theo, việc phát huy hơn nữa vai trò của doanh nghiệp gắn với ứng dụng công nghệ cao trong xây dựng nông thôn mới sẽ là một động lực quan trọng để Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đạt hiệu quả.
Vai trò quyết định
Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 đã đề rõ 19 tiêu chí cụ thể trong xây dựng nông thôn mới bao gồm các tiêu chí về quy hoạch, giao thông, thủy lợi, trường học, y tế, môi trường, cơ sở vật chất, văn hóa… với mục tiêu cơ bản là giúp người nông dân cải thiện được cuộc sống. Thu nhập cao hơn, đời sống vật chất, tinh thần được tốt hơn.
Tuy nhiên, với thực trạng, sản xuất nông nghiệp ở các địa phương hầu hết còn nhỏ lẻ, phân tán, chủ yếu là kinh tế hộ, trong khi quy mô hợp tác xã còn nhỏ bé, kém hiệu quả. Thực tế liên kết giữa 4 nhà (nhà quản lý-nhà doanh nghiệp-nhà khoa học-nhà nông) vẫn quá lỏng lẻo.
Tiến sỹ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nhận định tại diễn đàn: Thực tế, nhiều đề án xây dựng nông thôn mới dù đã phê duyệt nhưng chưa có nguồn lực để thực hiện hoặc lộ trình thực hiện chưa phù hợp. Ông cho rằng nhiều nơi, người dân vẫn phải trông chờ nguồn ngân sách. Mặc dù, Chính phủ đã có nghị quyết, và nhiều nghị định, quyết định nhưng tình hình triển khai vẫn chậm nên người dân và doanh nghiệp hầu như chưa tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi.
Cũng theo ông Vũ Tiến Lộc, muốn phát huy hiệu quả các mô hình sản xuất, hay tăng hàm lượng “chất xám” trong sản phẩm, hoặc đưa khoa học-công nghệ vào sản xuất nhằm tạo nên lợi thế cạnh tranh, thì không thể thiếu vai trò của doanh nghiệp. Bởi, ngoài tiềm lực về kinh tế, đầu tư vốn cho những mô hình sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp còn làm tốt khâu quản lý trong phân phối, tiếp thị và nâng cao giá trị nông sản.
Công nghệ cao là tất yếu
Phát biểu tại diễn đàn, ông Ngô Tiến Dũng-Tổng thư ký hiệp hội các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp-nêu ví dụ: Trên thế giới, có nhiều nước đã ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp và đã gặt hái được nhiều thành công. Điển hình như Israel - một nước bán sa mạc, khí hậu khắc nghiệt, nhưng họ đã làm nên điều kỳ diệu về nền nông nghiệp xanh công nghệ cao trên hoang mạc.
Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN)
Do vậy, chỉ có đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp thì mới có thể làm được điều kỳ diệu thay đổi bức tranh nông nghiệp lạc hậu, manh mún ở nước ta, ông Dũng khẳng định.
Thực tế, sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, bộ mặt của nông thôn đã có nhiều đổi thay. Những công trình giao thông, những mô hình sản xuất mới được đầu tư hàng trăm tỷ đồng… đã phản ánh sự chung sức, đồng lòng của mọi người dân cho chương trình. Về cơ bản, đời sống của nhiều thôn, xã triển khai mô hình xây dựng nông thôn mới đã có những thay đổi khá tích cực.
["Tam nông" mang lại diện mạo mới nông thôn Hà Nội]
Lấy dẫn chứng tại Việt Nam, Ông Ngô Tiến Dũng đánh giá: Việc Tập đoàn TH True Milk ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nâng cao hiệu suất canh tác, biến 1ha đất trước đó chỉ cho thu hoạch khoảng 70 triệu đồng/năm, bây giờ, nhờ trồng cỏ, trồng cao lương... theo phương thức áp dụng công nghệ cao đã cho thu hoạch từ 500 triệu-1,5 tỷ đồng/năm. Đây cũng là cột mốc đánh dấu sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất sữa ở Việt Nam.
Hiện, cả nước đã hình thành một số mô hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm tiền đề cho việc phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, muốn doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp-nông thôn và nông dân, cần phải tính lại bài toán cơ chế và các chính sách ưu đãi nhằm thực hiện liên kết 4 nhà trong nông nghiệp.
Kiến nghị về vấn đề này, ông Đàm Quang Thắng – Tổng giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam nêu rõ: Về phía Nhà nước, các cơ quan hữu quan, cần tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được với các gói hỗ trợ của Nhà nước như hỗ trợ vốn, hỗ trợ lãi suất. Vị Tổng Giám đốc này nhấn mạnh rằng cần có các chương trình tín dụng ưu đãi gắn với những chính sách mang tính đặc thù, dài hạn để doanh nghiệp an tâm đầu tư và góp một phần công sức, trách nhiệm của mình cho công cuộc xây dựng Nông thôn mới.
Về phía các hiệp hội, làng nghề, các doanh nghiệp, chủ sản xuất, cần liên kết, phối hợp để đưa các thương hiệu sản phẩm nông nghiệp ra thị trường một cách tốt nhất, bền vững nhất; cạnh tranh lành mạnh, cùng phát triển, đảm bảo thương hiệu, chất lượng, định vị của các thương hiệu nông sản Việt, ông Thắng cho hay.
Trong giai đoạn tiếp theo, việc phát huy hơn nữa vai trò của doanh nghiệp gắn với ứng dụng công nghệ cao trong xây dựng nông thôn mới sẽ là một động lực quan trọng để Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đạt hiệu quả.
Một số mô hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Cả nước có 3 địa phương có các vùng sản xuất rau và hoa ứng dụng công nghệ cao là Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tổng diện tích rau sản xuất ứng dụng công nghệ cao của cả ba tỉnh/thành phố năm 2012 là 16.000 ha, chiếm 60,4% diện tích trồng rau hiện có và chiếm 5,8% diện tích trồng rau toàn quốc. Mô hình nuôi cá tra hầm theo quy trình nuôi cá sạch tại An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp cho năng suất trên 200 tấn/ha./. |
Thanh Tâm (Nguồn Vietnam+)