Nước mắt người trồng chè xứ Nghệ
- Thứ hai - 22/06/2015 23:02
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Theo các bậc cao niên, năm 2015 là năm Nghệ An bị hạn hán khốc liệt nhất trong vòng 40 năm qua. Hiện nguồn nước ở các hồ đập đã xuống mực nước chết; sông suối trơ đáy.
Ôm nợ vì cây chè
Đợt nắng nóng kéo dài từ đầu hè đến nay khiến gần 2.000 ha chè bị cháy lá và trên 800 ha chết khô trên đồi, tập trung chủ yếu tại 2 huyện trọng điểm chè là Anh Sơn (1.500 ha cháy lá, 300 ha chết) và Thanh Chương (494 ha cháy lá và 506 ha chết).
Đi dọc tuyến đường Hồ Chí Minh trên địa phận huyện Thanh Chương và Anh Sơn, những đồi chè xanh mướt trước đây giờ đã chuyển sang màu xám chết chóc giống như vừa bị rải thảm chất độc da cam. Chè rụng hết lá, cành trơ trọi không có mầm sống nào có thể nhú lên được.
Thanh An là xã có hàng trăm hộ dân sống chủ yếu dựa vào cây chè. Theo thống kê của chính quyền xã, trong số 500 ha chè hiện có của dân, đã có 60 ha chết và 400 ha cháy lá và 34 ha chè 1 năm tuổi bị xóa sổ.
Diện tích chè bị chết nặng nhất là các xóm 1, 2, 8 và Thượng Lâm, diện tích thiệt hại vẫn không ngừng tăng lên.
Ông Trần Văn Thụ, một người trồng chè kỳ cựu tại xóm 8, xã Thanh An cho biết: “Chưa năm nào hạn hán khốc liệt như năm nay. Những năm trước, đến thời điểm này, 6 ha chè của gia đình tôi đã thu hái 3 lứa với gần 30 tấn chè búp, thu về khoản tiền gần 100 triệu đồng.
Năm nay, nắng nóng kéo dài khiến những đồi chè xanh mướt chuyển màu vàng rũ, đỏ lá, giờ chỉ trơ lại cành. Nếu nắng nóng tiếp tục gay gắt thì cả 6 ha chết sạch là cái chắc”.
Tại Thanh An, nhiều hộ trồng chè đã ứng vật tư, phân bón của các đại lý, chờ ngày thu hoạch bán chè mới trả nợ. Thế nhưng, chè bị cháy trụi hết lá khiến nhiều hộ không có nguồn để trả nên trở thành những con nợ, nợ tới hàng chục triệu đồng.
Theo ông Thụ, để hái lứa chè thứ 3 trong năm nay, gia đình ông đã 2 lần bón thúc cho chè hết gần 50 triệu đồng nhưng 2 lứa hái đầu năm mới chỉ thu về được 15 tấn chè (khoảng 45 triệu đồng).
Do phải trả chi phí thuê nhân công, máy hái chè, nên chẳng còn bao nhiêu, nay chè lại đang trụi hết lá khiến ông bị lỗ nặng. Hiện toàn bộ số tiền mua phân đạm chưa biết xoay xở thế nào. Đó là chưa kể 2 ha chè cành mới trồng đang sống dở chết dở vì thiếu nước.
Theo ông Trần Văn Liên, một hộ trồng chè tại xóm 8, xã Thanh An thì các năm trước, cho đến cuối tháng 6 âm lịch cũng chỉ mới xuất hiện một vài khóm chè cháy lá. Sau đó nhờ mưa nên cây chè “tái sinh” trở lại.
Năm nay, đầu tháng 5 chè đã cháy lá gần hết, mùa mưa lại chưa đến, nên nhiều diện tích chè bị cháy rất khó phục hồi. Những diện tích vớt vát được cũng sẽ mất cơ hội thu hoạch cho đến cuối năm và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến năng suất những năm tiếp theo.
“Vẫn biết là nếu tưới đủ nước thì chè sẽ không chết nhưng lấy đâu ra nước khi những thửa ruộng sâu trũng nhất cũng không còn một giọt?
Nhiều hộ ủ rơm rạ dưới gốc để cứu chè, đồng thời mua máy bơm công suất lớn về lấy nước tưới nhưng cũng chẳng ăn thua, cứ như muối bỏ bể. Lực bất tòng tâm, đành chờ mưa xuống”, ông Liên nghẹn ngào.
Ông Nguyễn Đình Thanh, xóm trưởng xóm 8 cũng cho biết, cả xóm có 54 ha chè, trên 2/3 số hộ trong xóm sống chủ yếu dựa vào cây chè. Mùa nắng nóng năm nay đã có 9 ha chè trồng mới bị xóa sổ; 36,8 ha chè đã cho thu hoạch bị chết, héo trên 70%; số còn lại đã bị cháy lá trên 30%.
Màu xanh của những đồi chè đã được thay bằng màu vàng, đỏ trong nắng nóng gay gắt. Lá bị cháy queo, rụng xuống gốc, nhiều cành đã khô giòn chỉ cần sơ ý một mồi lửa là có thể gây ra họa. Lác đác còn vài khóm chè “tránh nắng” dưới những gốc cây to mới còn một ít màu xanh.
Nghệ An: Công bố thiên tai hạn hán
Với nhiều nỗ lực trong công tác điều tiết nước, nhưng đến giữa tháng 6 toàn tỉnh mới xuống giống được 42.440/56.000 ha lúa HT theo kế hoạch. Trong số này có gần 4.500 ha có nguy cơ bị chết do thiếu nước tưới; trên 1.600 ha (quy diện tích lúa cấy) mạ già phải tiêu hủy.
2.530 ha ngô xuân muộn không cho thu hoạch, 70 ha mía bị chết. Diện tích ngô mất trắng chủ yếu tập trung ở các huyện Tân Kỳ (1.500 ha), Thanh Chương (548 ha), Đô Lương (350 ha). Tại một số xã của huyện Nam Đàn, cây chanh đang vào vụ thu hoạch chính nhưng quả nhỏ, năng suất thấp.
Ông Nguyễn Đình Hương, Phó phòng Trồng trọt, Sở NN-PTNT Nghệ An cho biết, UBND tỉnh đã chỉ đạo các nhà máy thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố... xả nước để điều tiết nước cho hạ du. Mực nước tại các con sông đã dâng từ 20-30 cm, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu nước tưới.
UBND tỉnh Nghệ An đã công bố thiên tai hạn hán trên toàn tỉnh; yêu cầu các huyện, thị rà soát, thống kê về cây trồng, vật nuôi, thủy sản do thiên tai gây ra; báo cáo về Sở Tài chính, Sở NN-PTNT để tham mưu, trình tỉnh hỗ trợ khắc phục thiệt hại kịp thời; giao Sở NN-PTNT, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh báo cáo các Bộ, ngành Trung ương để trình Chính phủ hỗ trợ.
Đợt nắng nóng kéo dài từ đầu hè đến nay khiến gần 2.000 ha chè bị cháy lá và trên 800 ha chết khô trên đồi, tập trung chủ yếu tại 2 huyện trọng điểm chè là Anh Sơn (1.500 ha cháy lá, 300 ha chết) và Thanh Chương (494 ha cháy lá và 506 ha chết).
Đi dọc tuyến đường Hồ Chí Minh trên địa phận huyện Thanh Chương và Anh Sơn, những đồi chè xanh mướt trước đây giờ đã chuyển sang màu xám chết chóc giống như vừa bị rải thảm chất độc da cam. Chè rụng hết lá, cành trơ trọi không có mầm sống nào có thể nhú lên được.
Thanh An là xã có hàng trăm hộ dân sống chủ yếu dựa vào cây chè. Theo thống kê của chính quyền xã, trong số 500 ha chè hiện có của dân, đã có 60 ha chết và 400 ha cháy lá và 34 ha chè 1 năm tuổi bị xóa sổ.
Diện tích chè bị chết nặng nhất là các xóm 1, 2, 8 và Thượng Lâm, diện tích thiệt hại vẫn không ngừng tăng lên.
Ông Trần Văn Thụ, một người trồng chè kỳ cựu tại xóm 8, xã Thanh An cho biết: “Chưa năm nào hạn hán khốc liệt như năm nay. Những năm trước, đến thời điểm này, 6 ha chè của gia đình tôi đã thu hái 3 lứa với gần 30 tấn chè búp, thu về khoản tiền gần 100 triệu đồng.
Năm nay, nắng nóng kéo dài khiến những đồi chè xanh mướt chuyển màu vàng rũ, đỏ lá, giờ chỉ trơ lại cành. Nếu nắng nóng tiếp tục gay gắt thì cả 6 ha chết sạch là cái chắc”.
Tại Thanh An, nhiều hộ trồng chè đã ứng vật tư, phân bón của các đại lý, chờ ngày thu hoạch bán chè mới trả nợ. Thế nhưng, chè bị cháy trụi hết lá khiến nhiều hộ không có nguồn để trả nên trở thành những con nợ, nợ tới hàng chục triệu đồng.
Theo ông Thụ, để hái lứa chè thứ 3 trong năm nay, gia đình ông đã 2 lần bón thúc cho chè hết gần 50 triệu đồng nhưng 2 lứa hái đầu năm mới chỉ thu về được 15 tấn chè (khoảng 45 triệu đồng).
Do phải trả chi phí thuê nhân công, máy hái chè, nên chẳng còn bao nhiêu, nay chè lại đang trụi hết lá khiến ông bị lỗ nặng. Hiện toàn bộ số tiền mua phân đạm chưa biết xoay xở thế nào. Đó là chưa kể 2 ha chè cành mới trồng đang sống dở chết dở vì thiếu nước.
Theo ông Trần Văn Liên, một hộ trồng chè tại xóm 8, xã Thanh An thì các năm trước, cho đến cuối tháng 6 âm lịch cũng chỉ mới xuất hiện một vài khóm chè cháy lá. Sau đó nhờ mưa nên cây chè “tái sinh” trở lại.
Năm nay, đầu tháng 5 chè đã cháy lá gần hết, mùa mưa lại chưa đến, nên nhiều diện tích chè bị cháy rất khó phục hồi. Những diện tích vớt vát được cũng sẽ mất cơ hội thu hoạch cho đến cuối năm và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến năng suất những năm tiếp theo.
“Vẫn biết là nếu tưới đủ nước thì chè sẽ không chết nhưng lấy đâu ra nước khi những thửa ruộng sâu trũng nhất cũng không còn một giọt?
Nhiều hộ ủ rơm rạ dưới gốc để cứu chè, đồng thời mua máy bơm công suất lớn về lấy nước tưới nhưng cũng chẳng ăn thua, cứ như muối bỏ bể. Lực bất tòng tâm, đành chờ mưa xuống”, ông Liên nghẹn ngào.
Ông Nguyễn Đình Thanh, xóm trưởng xóm 8 cũng cho biết, cả xóm có 54 ha chè, trên 2/3 số hộ trong xóm sống chủ yếu dựa vào cây chè. Mùa nắng nóng năm nay đã có 9 ha chè trồng mới bị xóa sổ; 36,8 ha chè đã cho thu hoạch bị chết, héo trên 70%; số còn lại đã bị cháy lá trên 30%.
Màu xanh của những đồi chè đã được thay bằng màu vàng, đỏ trong nắng nóng gay gắt. Lá bị cháy queo, rụng xuống gốc, nhiều cành đã khô giòn chỉ cần sơ ý một mồi lửa là có thể gây ra họa. Lác đác còn vài khóm chè “tránh nắng” dưới những gốc cây to mới còn một ít màu xanh.
Nghệ An: Công bố thiên tai hạn hán
Với nhiều nỗ lực trong công tác điều tiết nước, nhưng đến giữa tháng 6 toàn tỉnh mới xuống giống được 42.440/56.000 ha lúa HT theo kế hoạch. Trong số này có gần 4.500 ha có nguy cơ bị chết do thiếu nước tưới; trên 1.600 ha (quy diện tích lúa cấy) mạ già phải tiêu hủy.
2.530 ha ngô xuân muộn không cho thu hoạch, 70 ha mía bị chết. Diện tích ngô mất trắng chủ yếu tập trung ở các huyện Tân Kỳ (1.500 ha), Thanh Chương (548 ha), Đô Lương (350 ha). Tại một số xã của huyện Nam Đàn, cây chanh đang vào vụ thu hoạch chính nhưng quả nhỏ, năng suất thấp.
Ông Nguyễn Đình Hương, Phó phòng Trồng trọt, Sở NN-PTNT Nghệ An cho biết, UBND tỉnh đã chỉ đạo các nhà máy thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố... xả nước để điều tiết nước cho hạ du. Mực nước tại các con sông đã dâng từ 20-30 cm, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu nước tưới.
UBND tỉnh Nghệ An đã công bố thiên tai hạn hán trên toàn tỉnh; yêu cầu các huyện, thị rà soát, thống kê về cây trồng, vật nuôi, thủy sản do thiên tai gây ra; báo cáo về Sở Tài chính, Sở NN-PTNT để tham mưu, trình tỉnh hỗ trợ khắc phục thiệt hại kịp thời; giao Sở NN-PTNT, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh báo cáo các Bộ, ngành Trung ương để trình Chính phủ hỗ trợ.
Theo: nongnghiep.vn