Nuôi ốc nhồi siêu đẻ ở vùng núi đồi, đã giàu rồi lại càng giàu thêm
- Thứ bảy - 22/02/2020 18:40
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ông Nguyễn Hữu Đại từng rất thành công với mô hình nuôi rắn ráo trâu, thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Tuy nhiên, những năm gần đây, ông nhận thấy thị trường tiêu thụ rắn ráo trâu có phần giảm sút nên không mở rộng sản xuất.
Giữa năm 2017, ông Đại tham quan các mô hình nuôi ốc nhồi ở miền Bắc và quyết định mua ốc giống về nuôi thử.
Ban đầu, ông Đại thả 10.000 ốc nhồi giống vào ao đang nuôi cá chình và cua đinh. Hằng ngày, ông cắt cỏ, bỏ thêm các loại rau, quả xuống ao làm thức ăn cho ốc.
Cứ mỗi tháng, ông Đại lại thay nước mới để đảm bảo môi trường sống luôn sạch sẽ cho các loại vật nuôi trong ao, trong đó có cua đinh, cá chình và ốc nhồi. Nhờ chăm sóc tốt, con ốc nhồi lớn nhanh, đạt trọng lượng bình quân khoảng 20 con/kg chỉ sau 4 tháng kể từ khi xuống giống.
Ông Đỗ Văn Tưu (bên trái), thôn Quyết Tâm 2, xã Ea Tyh, huyện Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk) kiểm tra trọng lượng ốc nhồi nuôi trong ao sau hơn 3 tháng chăm sóc.
Ông Nguyễn Hữu Đại nhẩm tính, nếu giá bán ốc nhồi tại địa phương là 50.000 đồng/kg, chỉ với 10.000 ốc nhồi giống, ông đã có lãi 15 triệu đồng. Cùng thời điểm này, giá ốc nhồi tại các tỉnh phía Bắc rất cao, lên đến hơn 100.000 đồng/kg do các cơ sở nuôi ốc nhồi đều ngưng sản xuất trong mùa đông giá rét.
Ông Đại mang thử vài thùng ốc nhồi thịt ra bán tại Hà Nội và nhận được nhiều yêu cầu cung ứng số lượng lớn ốc nhồi từ các nhà hàng, quán bún ốc nơi đây.
Thấy mô hình nuôi ốc nhồi trong ao đạt hiệu quả cao, có thể giúp nhiều hộ khác trong vùng cải thiện thu nhập, ông Đại không bán ốc nhồi thịt nữa mà giữ toàn bộ số ốc nhồi còn lại để cho ốc đẻ, nhân thành ốc nhồi giống. Ông đầu tư xây thêm 4 bể xi măng nuôi ốc con và 10 bể lót bạt ươm bèo tấm làm thức ăn cho ốc giống với tổng diện tích toàn bộ khu vực chăn nuôi ốc nhồi khoảng 1.500 m2. |
Sau 7 tháng chăm sóc,đàn ốc nhồi bố mẹ bắt đầu sinh sản. Ông thu gom toàn bộ trứng ốc nhồi, ấp nở trong thùng xốp và nhân đàn ốc nhồi dần lên. Đầu năm 2019, ông Đại bắt đầu hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc nhồi, truyền đạt kinh nghiệm nuôi ốc nhồi và cung ứng ốc giống cho các hộ trong vùng.
Là một trong những hộ được ông Đại tư vấn, hướng dẫn cách nuôi ốc nhồi, tư vấn kỹ thuật nuôi ốc nhồi, tháng 8-2019, ông Đỗ Văn Tưu (thôn Quyết Tâm 2, xã Ea Tyh) đã mua 10.000 ốc nhồi giống thả trên diện tích 500 m2 ao nuôi cá trước đây.
Ông Tưu cho biết, khi thả giống, ốc nhồi con còn bé hơn đầu đũa, nhưng chỉ sau 3 tháng chăm sóc, con ốc nhồi đã gần đạt trọng lượng chuẩn là 20 con/kg. Chi phí nuôi ốc nhồi khá rẻ, hầu như không mất tiền mua thức ăn vì chỉ cần thả thêm bèo tấm, bèo cái vào ao và tận dụng rau, quả phụ phẩm nông nghiệp để ốc nhồi ăn.
Chưa kể, con ốc nhồi nuôi trong ao có trọng lượng và chất lượng hơn hẳn con ốc nhồi khai thác trong tự nhiên nhờ có nguồn thức ăn dồi dào và được kiểm soát tốt môi trường nước.
Với 500 m2 mặt nước, nếu nuôi cá, một năm ông chỉ thu được 1 vụ, lợi nhuận chưa đến 3 triệu đồng, thì đối với nuôi ốc nhồi, ông có thể nuôi 2 vụ/năm, với 50.000 ốc nhồi giống cho thu nhập cao gấp hàng chục lần so với nuôi cá.
Ông Nguyễn Hữu Đại xây dựng 4 bể xi măng để nuôi ốc nhồi giống.
Đến nay, tại huyện Ea Kar đã có khoảng 15 hộ tại các xã Ea Tyh, Cư Ni, thị trấn Ea Knốp làm mô hình nuôi ốc nhồi. Theo ông Đại, với điều kiện khí hậu ôn hòa, nhiệt độ môi trường không khi nào thấp hơn 8oC, nông dân tại tỉnh Đắk Lắk có thể nuôi ốc nhồi quanh năm chứ không bị gián đoạn đến 4 tháng như các tỉnh miền Bắc.
Ngoài nuôi ốc nhồi trong ao còn có thể nuôi ốc nhồi tại các chân ruộng lúa nước, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Đại dự định sẽ xây dựng Tổ hợp tác để liên kết các hộ nuôi ốc nhồi và đứng ra bao tiêu ốc nhồi cho bà con, hướng đến thị trường tiêu thụ ốc nhồi đầy tiềm năng tại các tỉnh thành phía Bắc.
Hiện ông Nguyễn Hữu Đại đã kết nối với khoảng 40 nhà hàng tại Hà Nội, chỉ chờ có đủ nguồn ốc nhồi thịt sẽ tiến hành ký hợp đồng cung ứng ốc nhồi ổn định.
Ốc nhồi (hay còn gọi là ốc bươu đen) là sinh vật bản địa, có giá trị dinh dưỡng cao. Ốc nhồi thịt thơm ngon. Ốc nhồi không gây hại đến mùa màng như loài ốc bươu vàng. Nhiều năm qua, do việc canh tác nông nghiệp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học nên lượng ốc nhồi trong tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng. |
Xem bài viết gốc tại đây