Ở nơi thâm sơn cùng cốc, chăn nuôi mà khấm khá với đàn bò 20 con
- Thứ ba - 30/05/2017 03:30
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Làm giàu từ chăn nuôi
Ông Đợi kể: “Nhà có 2ha đất, chủ yếu trồng ngô, lúa. Do canh tác lâu năm, đất dần bạc màu; năng suất ngô, lúa thấp. Vì vậy, trong nhiều năm liền, thóc, ngô làm ra chỉ đủ trang trải sinh hoạt cho gia đình”. Ông Đợi cứ trăn trở với việc trồng cây gì để làm giàu, làm thế nào để làm giàu từ nông nghiệp.
Nhiều hộ dân ở Cà Nàng đã học và làm theo cách chăn nuôi bò sinh sản của ông Hoàng Văn Đợi để xóa nghèo, làm giàu. Ảnh: Quốc Định
Năm 2012, sau khi được đi tham quan các mô hình chăn nuôi tiêu biểu trong tỉnh và tìm hiểu cách làm giàu qua sách báo, tivi, ông Đợi chọn cho mình hướng làm giàu từ chăn nuôi. Ông mạnh dạn vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để đầu tư xây dựng chuồng, trại, mua con giống...
Đầu tiên, ông Đợi chọn nuôi lợn nái và lợn thịt bởi “đầu tư vốn ít và quay vòng nhanh, hợp với người nghèo”. Để có kiến thức, ông tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh gia súc. Ông tìm đến các trang trại lợn học hỏi thêm. Tự tin với kinh nghiệm, kiến thức học được, ông đầu tư nuôi 10 con lợn nái sinh sản, 50 con lợn thịt thương phẩm. Mỗi năm gia đình ông Đợi xuất bán từ 4 - 6 tấn lợn thịt thương phẩm và hàng trăm con lợn giống, trừ chi phí cũng lãi được vài chục triệu đồng/năm.
2 năm trở lại đây, trước diễn biến xấu của thị trường thịt lợn, thịt lợn hơi xuống thấp kỷ lục, cuối năm 2015, ông Đợi đã mạnh dạn bán gần hết đàn lợn để đầu tư vào chăn nuôi bò. Ông tâm sự: “Khi ấy tôi cũng không nghĩ là giá lợn lại xuống thấp như bây giờ, nhưng tôi thấy mình đã có ít vốn, lại cảm thấy chăn nuôi bò lãi cao và an toàn hơn nuôi lợn nên quyết tâm chuyển nghề. Tôi sửa sang lại chuồng trại cho phù hợp; tìm mua những con bò giống chất lượng tốt để nhân đàn...”.
Tôi xác định, muốn thành cán bộ Hội ND giỏi thì trước hết phải là nông dân giỏi. Muốn bà con giảm nghèo, làm giàu thì trước tiên mình phải thoát nghèo, làm giàu được từ chính những mô hình mình tuyên truyền”. Ông Hoàng Văn Đợi |
Nói hay nhưng làm dở thì đâu ai nghe!
Đến nay, đàn bò của gia đình ông Đợi đã có gần 20 con, trong đó chủ yếu là bò cái sinh sản. Ông Đợi bảo: “Đồng vốn có ít thì phải tìm cách làm phù hợp. Khi mới chuyển từ nuôi lợn sang nuôi bò, dồn hết vốn cũng chỉ mua được có 5 con bò cái. Nhờ lựa chọn giống tốt, đầu tư chăm sóc, phòng - chống dịch bệnh cẩn thận nên đàn bò của tôi lớn nhanh, đẻ rất đều. Cứ đếm đầu bò thì đàn có giá nửa tỷ bạc rồi đấy. Đây là cách chăn nuôi làm giàu...”.
Để chủ động về thức ăn cho bò, ông Đợi vận động các thành viên trong gia đình mở rộng hơn 1ha diện tích đất để trồng cỏ, trồng chuối. Ông phân tích: “Từ kinh nghiệm dân gian thì cây chuối là nguồn thức ăn dự trữ cho gia súc rất tốt trong mùa lạnh. Khi sương giá xuống, các loại cỏ có thể bị lụi tàn nhưng cây chuối thì sống kéo dài tới vài tháng. Vì thế, nếu chăn nuôi gia súc ăn cỏ thì phải đầu tư trồng thêm cây chuối để làm thức ăn dự phòng mùa đông”.
Không chỉ tập trung phát triển kinh tế cho gia đình mình, ông Đợi còn chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn khoa học kỹ thuật chăn nuôi cho bà con hội viên. Ông đến từng hộ gia đình để hướng dẫn cách phòng trừ dịch bệnh, cách chọn giống bò tốt để các hội viên khác cùng chăn nuôi có hiệu quả. Đây là mô hình giảm nghèo, cách làm giàu ở nông thôn.
Nhiều hộ trong xã đã học theo cách làm của ông Đợi, chuyển từ nuôi lợn sang nuôi bò, tạo ra một hướng phát triển kinh tế hộ bền vững, chắc ăn hơn. Nhiều hộ trong bản, ngoài xã đều công nhận ông Đợi là cán bộ “miệng nói, tay làm”. Còn ông Đợi thì chỉ nghĩ đơn giản, cán bộ, nhất là cán bộ Hội ND mà nói hay làm dở thì đâu ai nghe…
Theo: Quốc Định/danviet.vn