Phấn đấu nâng độ che phủ rừng lên 45% vào năm 2020
- Thứ năm - 15/03/2012 04:42
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Chiều 14/3, tại Hà Nội, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã họp báo giới thiệu về mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp và cơ chế tổ chức thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020.
Ông Hà Công Tuấn, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Lâm nghiệp kiêm Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 nhấn mạnh, khắc phục những mặt còn yếu và thiếu trong giai đoạn trước, Kế hoạch này không chỉ chú trọng đến công tác trồng rừng và phát triển mà còn hết sức quan tâm đến việc bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên.
Mục tiêu của Kế hoạch là nâng độ che phủ rừng lên 42 - 43% vào năm 2015 và 44 - 45% vào năm 2020; tăng năng suất, chất lượng và giá trị của rừng; cơ cấu lại ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; đáp ứng cơ bản nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; sử dụng tài nguyên rừng và quỹ đất lâm nghiệp có hiệu quả và bền vững; tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân có cuộc sống gắn với nghề rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc phòng. Trong giai đoạn 2011 - 2020, nhiệm vụ quan trọng nhất là trồng được 2,6 triệu ha rừng, trong đó trồng mới rừng phòng hộ, rừng đặc dụng 250 nghìn ha, trồng mới rừng sản xuất 1 triệu ha và trồng lại rừng sau khai thác là 1,35 triệu ha; khoanh nuôi tái sinh 750 nghìn ha; cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt 350 nghìn ha; trồng cây phân tán là 500 triệu cây; nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, năng suất rừng trồng sản xuất tăng 25% vào năm 2020 so với năm 2011.
Bên cạnh đó chú trọng bảo vệ và phát triển bền vững đối với 13,388 triệu ha rừng hiện có, 750 nghìn ha rừng khoanh nuôi tái sinh; 1,25 triệu ha rừng trồng mới giai đoạn 2011 - 2014; đến năm 2015 diện tích rừng đạt khoảng 14, 27 triệu ha rừng, năm 2020 đạt 15,1 triệu ha rừng; giảm căn bản tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; phát huy có hiệu quả các chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, tính đa dạng sinh học của rừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước.
Để hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch, các ngành và địa phương tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng; quản lý chặt chẽ, điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý quy hoạch 3 loại rừng, đẩy mạnh việc giao rừng ổn định lâu dài cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản gắn với xây dựng các vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa lâm nghiệp theo phương châm bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đồng thời xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm; đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, đặc biệt chú trọng nghiên cứu chọn tạo giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường sản phẩm lâm nghiệp../.
Mục tiêu của Kế hoạch là nâng độ che phủ rừng lên 42 - 43% vào năm 2015 và 44 - 45% vào năm 2020; tăng năng suất, chất lượng và giá trị của rừng; cơ cấu lại ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; đáp ứng cơ bản nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; sử dụng tài nguyên rừng và quỹ đất lâm nghiệp có hiệu quả và bền vững; tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân có cuộc sống gắn với nghề rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc phòng. Trong giai đoạn 2011 - 2020, nhiệm vụ quan trọng nhất là trồng được 2,6 triệu ha rừng, trong đó trồng mới rừng phòng hộ, rừng đặc dụng 250 nghìn ha, trồng mới rừng sản xuất 1 triệu ha và trồng lại rừng sau khai thác là 1,35 triệu ha; khoanh nuôi tái sinh 750 nghìn ha; cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt 350 nghìn ha; trồng cây phân tán là 500 triệu cây; nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, năng suất rừng trồng sản xuất tăng 25% vào năm 2020 so với năm 2011.
Bên cạnh đó chú trọng bảo vệ và phát triển bền vững đối với 13,388 triệu ha rừng hiện có, 750 nghìn ha rừng khoanh nuôi tái sinh; 1,25 triệu ha rừng trồng mới giai đoạn 2011 - 2014; đến năm 2015 diện tích rừng đạt khoảng 14, 27 triệu ha rừng, năm 2020 đạt 15,1 triệu ha rừng; giảm căn bản tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; phát huy có hiệu quả các chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, tính đa dạng sinh học của rừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước.
Để hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch, các ngành và địa phương tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng; quản lý chặt chẽ, điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý quy hoạch 3 loại rừng, đẩy mạnh việc giao rừng ổn định lâu dài cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản gắn với xây dựng các vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa lâm nghiệp theo phương châm bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đồng thời xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm; đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, đặc biệt chú trọng nghiên cứu chọn tạo giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường sản phẩm lâm nghiệp../.
(TTXVN)