Phát triển Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã lâm nghiệp theo chuỗi giá trị

Phát triển Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã lâm nghiệp theo chuỗi giá trị
Liên minh HTX tỉnh Phú Yên và Cty TNHH MTV Bảo Châu Phú Yên sẽ thống nhất ban hành chương trình liên kết:“Hợp tác phát triển HTX, Liên hiệp HTX lâm nghiệp theo chuỗi giá trị và tạo vùng nguyên liệu bền vững giai đoạn 2019-2029”.
 
Cty Bảo Châu phối hợp Liên Minh HTX tỉnh Phú Yên phát triển HTX lâm nghiệp tạo vùng nguyên liệu bền vững.

Đây được xem là bước đột phá trong sản xuất lâm nghiệp, góp phần vào công cuộc phát triển rừng trồng bền vững, cũng như tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Theo mục tiêu của chương trình liên kết này sẽ phát triển bền vững các HTX, Liên hiệp HTX trong lĩnh vực lâm nghiệp, hình thành chuỗi giá trị liên kết khép kín bền vững giữa các HTX, Liên hiệp HTX với Cty TNHH MTV Bảo Châu Phú Yên (gọi tắt Cty Bảo Châu).

Để hiểu rõ hơn chương trình này, Báo NNVN ghi nhận một số ý kiến dưới đây.  

Ông Lê Thanh Lam, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Phú Yên: Thành lập  2 HTX lâm nghiệp làm điểm

Để chương trình liên kết thành công thì giữa Liên minh HTX và Cty Bảo Châu phải quyết liệt bắt tay vào thực hiện theo đúng lộ trình đã vạch ra.

Trong đó, mục tiêu cụ thể của chương trình làm sao phấn đấu 100% HTX lâm nghiệp hoạt động đúng quy định Luật HTX 2012, hiệu quả, lợi nhuận hàng năm tăng từ 13-17% so với năm trước.

Trong đó, 95% HTX tổ chức các dịch vụ cho thành viên trồng rừng từ cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ, thu hoạch đến tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu 100% HTX lâm nghiệp có hợp tác liên kết chuỗi giá trị khép kín bền vững, hiệu quả với Cty Bảo Châu được cấp chứng chỉ rừng PEFC, FSC.

Đồng thời ít nhất 90% rừng sản xuất của thành viên HTX được cấp chứng chỉ rừng. 100% sản phẩm từ lâm nghiệp của HTX, Liên hiệp HTX lâm nghiệp được đảm bảo đầu ra bởi Cty Bảo Châu. Từ đó, thu nhập bình quân của các thành viên, người lao động thuộc HTX, Liên hiệp HTX tăng 13-17% so với năm trước.

Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có HTX chuyên về lĩnh vực lâm nghiệp. Do đó, từ chương trình này chúng tôi đang hướng tới thành lập HTX lâm nghiệp và tiến tới thành lập Liên hiệp HTX lâm nghiệp để phát huy thế mạnh. 

Trước mắt, trong thời gian từ nay đến đầu năm 2020, chúng tôi sẽ xây dựng 2 HTX lâm nghiệp làm điểm (1 HTX ở trung du, 1 HTX ở miền núi) với diện tích khoảng 2.000ha để liên kết với Cty Bảo Châu. Từ 2 HTX này chúng tôi sẽ tập trung đầu tư, hỗ trợ khép kín từ khâu trồng cho đến tiêu thụ, theo đúng chủ trương của Liên minh HTX Việt Nam.

Từ đó chúng tôi sẽ tổ chức tổng kết, nhân rộng mô hình HTX lâm nghiệp, phấn đấu đến cuối năm 2021 ít nhất 9 HTX lâm nghiệp được thành lập, với tổng diện tích trên 8.000ha. Và trên cơ sở đó, Liên minh HTX Việt Nam sẽ hỗ trợ về nhiều mặt như về giống, vốn vay với lãi suất rất thấp từ nguồn vốn quỹ hỗ trợ phát triển sản xuất của Trung ương, trong thời hạn 7 năm.  

Ông Trần Đăng Khoa, GĐ Cty Bảo Châu: Cam kết bao tiêu sản phẩm

Chúng tôi hiện có trên 3.500ha rừng trồng trên địa bàn tỉnh Phú Yên, trong đó gần 2.000 ha rừng trồng đã được cấp chứng chỉ FSC-FM và 2 cơ sở chế biến nguyên liệu gỗ rừng trồng. Bên cạnh đó, chúng tôi đang tiến hành đàm phán để liên doanh với các Tập đoàn lớn của Nhật Bản, đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất viên nén gỗ, để 100% sản phẩm được xuất khẩu qua Nhật Bản trong suốt 20 năm. Dự kiến nhà máy này sẽ đưa vào hoạt động trong năm 2021.

Tuy nhiên với nguồn nguyên liệu hiện Cty đang có sẽ không đủ cung cấp cho cả 2 nhà máy của Cty và nhà máy sẽ liên doanh với Tập đoàn Nhật Bản. Do đó, chúng tôi sẽ liên doanh, liên kết với các đơn vị, tổ chức khác, đặc biệt Hợp tác phát triển HTX, Liên hiệp HTX để tạo nên chuỗi liên kết giá trị vùng nguyên liệu lâm nghiệp bền vững. Theo đó, trong định hướng chiến lược phát triển của Cty là sẽ liên doanh, liên kết với các tổ chức và hộ dân, nâng diện tích rừng trồng lên 8.000ha vào năm 2020. 

Khi đó, Cty cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá ổn định trong vòng từ 10-20 năm. Đồng thời Cty cũng cam kết cùng với Trung tâm Ứng dụng - Chuyển giao công nghệ Phú Yên hỗ trợ cây giống đảm bảo chất lượng, cùng với sự hỗ trợ của các nguồn khác để đảm bảo 100% rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC.  

Bà Đặng Thị Thủy, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ Phú Yên: Sẽ hỗ trợ giống keo lai và mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng

Nhiều năm qua, các vườn ươm cây giống trong tỉnh chưa đáp ứng được số lượng, chất lượng phục vụ cho việc trồng rừng của các tổ chức, cá nhân nên cần hỗ trợ về công tác giống của nhiều đơn vị trong tỉnh, để nâng cao chuỗi giá trị rừng trồng. Vì thực tế hiện nhiều diện tích rừng trồng chưa đạt về năng suất, chất lượng, giá trị rừng.

Do đó, để chuỗi liên kết 2 bên được hiệu quả buộc phải có sự gắn kết ngay từ đầu đó là nâng cao chất lượng về cây giống. Và Trung tâm sẽ làm cầu nối trong việc nghiên cứu đưa ra các giống keo lai phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu trên từng khu vực để chuyển giao cho HTX lâm nghiệp và nông dân trồng.

Chúng tôi cũng sẽ kết nối với các Viện, trường trong và ngoài nước để nghiên cứu các công nghệ khai thác, chế biến các sản phẩm gỗ rừng trồng phù hợp với điều kiện địa hình của tỉnh. Và đơn vị luôn đồng hành cùng với DN để hỗ trợ họ tham gia các chương trình của Bộ KH-CN, Bộ NN-PTNT về đổi mới công nghệ. Song song đó, đơn vị tiếp tục nghiên cứu mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng để giúp người dân “lấy ngắn nuôi dài”, gắn với nghề trồng rừng.  

Ông Nguyễn Trọng Tùng, GĐ Sở NN-PTNT Phú Yên: Khuyến khích hình thành chuỗi liên kết lâm nghiệp

Định hướng liên kết các HTX để phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng thực chất là liên kết, hình thành chuỗi giá trị tiến đến phát triển bền vững trên diện tích rừng, đất rừng do hộ gia đình, cá nhân quản lý. Đây cũng chính là định hướng chung của tỉnh trên cơ sở hình thành các HTX lâm nghiệp như là một mắt  xích trung gian trong chuỗi giá trị để doanh nghiệp tham gia vào. 

Vừa qua, được sự hỗ trợ từ Liên minh HTX Việt Nam, Liên minh HTX tỉnh, Sở NN-PTNT đã sơ bộ khảo sát vùng nguyên liệu, hỗ trợ xây dựng kế hoạch hình thành các HTX lâm nghiệp theo hướng bền vững với sự tham gia, đồng hành cùng Cty Bảo Châu ngay từ đầu.

Về phía ngành sẽ tham mưu cho tỉnh xây dựng đề án rà soát, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững, ứng phó với BĐKH trên diện tích rừng, đất rừng do hộ gia đình, cá nhân quản lý, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Cũng như đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả diện tích rừng, đất rừng được giao; thích ứng với BĐKH; hình thành vùng nguyên liệu tập trung làm cơ sở cho việc xây dựng chuỗi giá trị trong trồng rừng sản xuất góp phần thúc đẩy cấp chứng chỉ rừng, thiết lập phương án kinh doanh rừng ổn định trên diện tích rừng, đất rừng giao cho hộ gia đình, cá nhân quản lý với sự tham gia, đồng hành của DN trong chuỗi liên kết giá trị.


 
Cty Bảo Châu phối hợp Liên Minh HTX tỉnh Phú Yên phát triển HTX lâm nghiệp tạo vùng nguyên liệu bền vững.

Đây được xem là bước đột phá trong sản xuất lâm nghiệp, góp phần vào công cuộc phát triển rừng trồng bền vững, cũng như tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

Theo mục tiêu của chương trình liên kết này sẽ phát triển bền vững các HTX, Liên hiệp HTX trong lĩnh vực lâm nghiệp, hình thành chuỗi giá trị liên kết khép kín bền vững giữa các HTX, Liên hiệp HTX với Cty TNHH MTV Bảo Châu Phú Yên (gọi tắt Cty Bảo Châu).

Để hiểu rõ hơn chương trình này, Báo NNVN ghi nhận một số ý kiến dưới đây.  

Ông Lê Thanh Lam, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Phú Yên: Thành lập  2 HTX lâm nghiệp làm điểm

Để chương trình liên kết thành công thì giữa Liên minh HTX và Cty Bảo Châu phải quyết liệt bắt tay vào thực hiện theo đúng lộ trình đã vạch ra.

Trong đó, mục tiêu cụ thể của chương trình làm sao phấn đấu 100% HTX lâm nghiệp hoạt động đúng quy định Luật HTX 2012, hiệu quả, lợi nhuận hàng năm tăng từ 13-17% so với năm trước.

Trong đó, 95% HTX tổ chức các dịch vụ cho thành viên trồng rừng từ cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ, thu hoạch đến tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu 100% HTX lâm nghiệp có hợp tác liên kết chuỗi giá trị khép kín bền vững, hiệu quả với Cty Bảo Châu được cấp chứng chỉ rừng PEFC, FSC.

Đồng thời ít nhất 90% rừng sản xuất của thành viên HTX được cấp chứng chỉ rừng. 100% sản phẩm từ lâm nghiệp của HTX, Liên hiệp HTX lâm nghiệp được đảm bảo đầu ra bởi Cty Bảo Châu. Từ đó, thu nhập bình quân của các thành viên, người lao động thuộc HTX, Liên hiệp HTX tăng 13-17% so với năm trước.

Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có HTX chuyên về lĩnh vực lâm nghiệp. Do đó, từ chương trình này chúng tôi đang hướng tới thành lập HTX lâm nghiệp và tiến tới thành lập Liên hiệp HTX lâm nghiệp để phát huy thế mạnh. 

Trước mắt, trong thời gian từ nay đến đầu năm 2020, chúng tôi sẽ xây dựng 2 HTX lâm nghiệp làm điểm (1 HTX ở trung du, 1 HTX ở miền núi) với diện tích khoảng 2.000ha để liên kết với Cty Bảo Châu. Từ 2 HTX này chúng tôi sẽ tập trung đầu tư, hỗ trợ khép kín từ khâu trồng cho đến tiêu thụ, theo đúng chủ trương của Liên minh HTX Việt Nam.

Từ đó chúng tôi sẽ tổ chức tổng kết, nhân rộng mô hình HTX lâm nghiệp, phấn đấu đến cuối năm 2021 ít nhất 9 HTX lâm nghiệp được thành lập, với tổng diện tích trên 8.000ha. Và trên cơ sở đó, Liên minh HTX Việt Nam sẽ hỗ trợ về nhiều mặt như về giống, vốn vay với lãi suất rất thấp từ nguồn vốn quỹ hỗ trợ phát triển sản xuất của Trung ương, trong thời hạn 7 năm.  

Ông Trần Đăng Khoa, GĐ Cty Bảo Châu: Cam kết bao tiêu sản phẩm

Chúng tôi hiện có trên 3.500ha rừng trồng trên địa bàn tỉnh Phú Yên, trong đó gần 2.000 ha rừng trồng đã được cấp chứng chỉ FSC-FM và 2 cơ sở chế biến nguyên liệu gỗ rừng trồng. Bên cạnh đó, chúng tôi đang tiến hành đàm phán để liên doanh với các Tập đoàn lớn của Nhật Bản, đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất viên nén gỗ, để 100% sản phẩm được xuất khẩu qua Nhật Bản trong suốt 20 năm. Dự kiến nhà máy này sẽ đưa vào hoạt động trong năm 2021.

Tuy nhiên với nguồn nguyên liệu hiện Cty đang có sẽ không đủ cung cấp cho cả 2 nhà máy của Cty và nhà máy sẽ liên doanh với Tập đoàn Nhật Bản. Do đó, chúng tôi sẽ liên doanh, liên kết với các đơn vị, tổ chức khác, đặc biệt Hợp tác phát triển HTX, Liên hiệp HTX để tạo nên chuỗi liên kết giá trị vùng nguyên liệu lâm nghiệp bền vững. Theo đó, trong định hướng chiến lược phát triển của Cty là sẽ liên doanh, liên kết với các tổ chức và hộ dân, nâng diện tích rừng trồng lên 8.000ha vào năm 2020. 

Khi đó, Cty cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá ổn định trong vòng từ 10-20 năm. Đồng thời Cty cũng cam kết cùng với Trung tâm Ứng dụng - Chuyển giao công nghệ Phú Yên hỗ trợ cây giống đảm bảo chất lượng, cùng với sự hỗ trợ của các nguồn khác để đảm bảo 100% rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC.  

Bà Đặng Thị Thủy, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ Phú Yên: Sẽ hỗ trợ giống keo lai và mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng

Nhiều năm qua, các vườn ươm cây giống trong tỉnh chưa đáp ứng được số lượng, chất lượng phục vụ cho việc trồng rừng của các tổ chức, cá nhân nên cần hỗ trợ về công tác giống của nhiều đơn vị trong tỉnh, để nâng cao chuỗi giá trị rừng trồng. Vì thực tế hiện nhiều diện tích rừng trồng chưa đạt về năng suất, chất lượng, giá trị rừng.

Do đó, để chuỗi liên kết 2 bên được hiệu quả buộc phải có sự gắn kết ngay từ đầu đó là nâng cao chất lượng về cây giống. Và Trung tâm sẽ làm cầu nối trong việc nghiên cứu đưa ra các giống keo lai phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu trên từng khu vực để chuyển giao cho HTX lâm nghiệp và nông dân trồng.

Chúng tôi cũng sẽ kết nối với các Viện, trường trong và ngoài nước để nghiên cứu các công nghệ khai thác, chế biến các sản phẩm gỗ rừng trồng phù hợp với điều kiện địa hình của tỉnh. Và đơn vị luôn đồng hành cùng với DN để hỗ trợ họ tham gia các chương trình của Bộ KH-CN, Bộ NN-PTNT về đổi mới công nghệ. Song song đó, đơn vị tiếp tục nghiên cứu mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng để giúp người dân “lấy ngắn nuôi dài”, gắn với nghề trồng rừng.  

Ông Nguyễn Trọng Tùng, GĐ Sở NN-PTNT Phú Yên: Khuyến khích hình thành chuỗi liên kết lâm nghiệp

Định hướng liên kết các HTX để phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng thực chất là liên kết, hình thành chuỗi giá trị tiến đến phát triển bền vững trên diện tích rừng, đất rừng do hộ gia đình, cá nhân quản lý. Đây cũng chính là định hướng chung của tỉnh trên cơ sở hình thành các HTX lâm nghiệp như là một mắt  xích trung gian trong chuỗi giá trị để doanh nghiệp tham gia vào. 

Vừa qua, được sự hỗ trợ từ Liên minh HTX Việt Nam, Liên minh HTX tỉnh, Sở NN-PTNT đã sơ bộ khảo sát vùng nguyên liệu, hỗ trợ xây dựng kế hoạch hình thành các HTX lâm nghiệp theo hướng bền vững với sự tham gia, đồng hành cùng Cty Bảo Châu ngay từ đầu.

Về phía ngành sẽ tham mưu cho tỉnh xây dựng đề án rà soát, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững, ứng phó với BĐKH trên diện tích rừng, đất rừng do hộ gia đình, cá nhân quản lý, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Cũng như đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả diện tích rừng, đất rừng được giao; thích ứng với BĐKH; hình thành vùng nguyên liệu tập trung làm cơ sở cho việc xây dựng chuỗi giá trị trong trồng rừng sản xuất góp phần thúc đẩy cấp chứng chỉ rừng, thiết lập phương án kinh doanh rừng ổn định trên diện tích rừng, đất rừng giao cho hộ gia đình, cá nhân quản lý với sự tham gia, đồng hành của DN trong chuỗi liên kết giá trị.
 

Theo: Kim Sơ/nongnghiep.vn