Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp: Gỡ khó ngay từ khâu làm chính sách
- Thứ hai - 02/10/2017 00:05
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đối với cả hai yêu cầu trên, DN được xem là nòng cốt, trung tâm của sự phát triển. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, hoạt động của các DN trong lĩnh vực nông nghiệp còn không ít rào cản.
Khó khăn bủa vây
Tháng 8/2016, Công ty TNHH Đầu tư và Dịch vụ nông nghiệp Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) bắt tay vào sản xuất rau hữu cơ diện tích khoảng 1.200m2. Việc sản xuất khá thuận lợi nhờ nhu cầu cao của thị trường đối với sản phẩm rau an toàn. Để tăng giá trị kinh tế, Công ty xây dựng mô hình trồng rau hữu cơ ứng dụng công nghệ cao. Trong giai đoạn đầu tiên đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng hệ thống nhà màng, nhà lưới. Tuy nhiên, đang triển khai thì… thiếu vốn. Giám đốc Hoàng Văn Hiền cho biết, Công ty đã đề nghị một số ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay phát triển sản xuất. Tuy nhiên, họ đều yêu cầu phải có sổ đỏ để thế chấp mới đồng ý cho vay. Điều này vượt quá khả năng đáp ứng của DN. Hệ lụy là đến nay, hơn 1 tỷ đồng mà DN đã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao đang nằm “đắp chiếu”.
Khó khăn bủa vây
Tháng 8/2016, Công ty TNHH Đầu tư và Dịch vụ nông nghiệp Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) bắt tay vào sản xuất rau hữu cơ diện tích khoảng 1.200m2. Việc sản xuất khá thuận lợi nhờ nhu cầu cao của thị trường đối với sản phẩm rau an toàn. Để tăng giá trị kinh tế, Công ty xây dựng mô hình trồng rau hữu cơ ứng dụng công nghệ cao. Trong giai đoạn đầu tiên đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng hệ thống nhà màng, nhà lưới. Tuy nhiên, đang triển khai thì… thiếu vốn. Giám đốc Hoàng Văn Hiền cho biết, Công ty đã đề nghị một số ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay phát triển sản xuất. Tuy nhiên, họ đều yêu cầu phải có sổ đỏ để thế chấp mới đồng ý cho vay. Điều này vượt quá khả năng đáp ứng của DN. Hệ lụy là đến nay, hơn 1 tỷ đồng mà DN đã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao đang nằm “đắp chiếu”.
Ngoài khó khăn về nguồn vốn, chính sách đất đai, thuế - phí…, Phó Chủ tịch Tổng hội NN&PTNT Việt Nam Nguyễn Trí Ngọc thông tin thêm, để hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư cho một dự án nông nghiệp, DN phải trải qua khoảng... 40 thủ tục hành chính! Điều này dễ làm “nản lòng” các nhà đầu tư vào lĩnh vực vốn đã tiềm ẩn nhiều rủi ro này. Hệ quả của những khó khăn trên không chỉ khiến tốc độ phát triển của các DN nông nghiệp khá chậm chạp, mà kéo theo đó là nguồn lực ngoài ngân sách huy động được cho đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp những năm qua chỉ chiếm khoảng 5,5% tổng nguồn vốn đầu tư hàng năm.
Tạo môi trường đầu tư thuận lợi
Nhằm khuyến khích các DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, kể từ khi có hiệu lực đến nay đã hơn 3 năm, kết quả thực tiễn chưa đạt kỳ vọng.
Để thúc đẩy sự phát triển của các DN nông nghiệp, TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, cần xây dựng chính sách nhằm giảm cơ chế xin - cho. Trong bối cảnh thị trường hiện nay, việc thay đổi căn bản các chính sách về thuế - đất đai, thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh là hết sức quan trọng. Cùng chung quan điểm trên, Tổng Giám đốc Tập đoàn Nông nghiệp - Thực phẩm (PAN Group) Nguyễn Khắc Hải đề xuất: Chính phủ cần tập trung vào các chính sách ưu đãi không sử dụng vốn, nhất là về thuế, bởi điều này có thể khuyến khích các DN tập trung vào các dự án có hiệu quả, thúc đẩy DN liên kết, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch cho sự phát triển…
Theo ý kiến nhiều chuyên gia, nhà quản lý, đối với việc hỗ trợ các DN nông nghiệp, không nên phân biệt DN, các thành phần kinh tế khác nhau. Thay vào đó, cần có ưu đãi, ưu tiên đối với các DN đầu tư tại những vùng đặc biệt khó khăn so với những địa bàn ít khó khăn hơn. Liên quan tới các cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển các DN nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, việc hoàn thiện thể chế chính sách đóng vai trò cốt lõi. Đồng thời thông tin, hiện nay, Bộ đang tích cực phối hợp cùng các cơ quan liên quan hoàn thiện văn bản sửa đổi Nghị định số 210/2013/NĐ-CP, với quan điểm là tạo cơ chế chính sách để DN có môi trường đầu tư thuận lợi. Cùng với đó là hạn chế tối đa hỗ trợ, đầu tư trực tiếp của Nhà nước đối với các DN.
Theo Tổng hội NN&PTNT Việt Nam, cả nước hiện có gần 4.500 DN hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, chiếm khoảng 1% tổng số DN. Đáng chú ý, tốc độ giải thể của các DN lên tới 11%. Quy mô của các DN vẫn chủ yếu ở mức vừa và nhỏ, với tổng vốn trung bình dưới 5 tỷ đồng/DN. Thậm chí, có đến 50% DN nông nghiệp có quy mô siêu nhỏ (tức chỉ có dưới 10 lao động/DN)… |
Theo: Trọng Tùng/kinhtedothi.vn