Phát triển sản xuất thương mại gắn với quy hoạch môi trường
- Thứ tư - 15/02/2017 09:10
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Chiều 15/2, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã ký kết chương trình phối hợp công tác về ứng phó với biến đổi khi hậu, quản lý tài nguyên và môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại giai đoạn 2017-2020.
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã tới dự và chứng kiến lễ ký kết.
Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ vui mừng và đánh giá cao tinh thần, thiện chí hợp tác của hai Bộ. Đây là sự hợp tác tự nhiên, mang tính quy luật, đúng với mong mỏi của người dân và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, đất nước muốn phát triển thì phải phát triển sản xuất và thương mại, đồng nghĩa với nhiều chất thải. Việc ký kết hợp tác đúng trên tinh thần đại đoàn kết đã khuyến khích tạo ra ngành công nghiệp môi trường và cam kết chia sẻ thông tin sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hai Bộ cũng như người dân cả nước.
Qua việc ký kết hợp tác thể hiện việc quy hoạch sản xuất gắn với quy hoạch môi trường. Đồng thời, việc quy hoạch tốt, thẩm định tốt, vận hành tốt và chính sách tốt là điều rất đáng mừng.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, nội dung phối hợp tập trung vào việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về tài nguyên và môi trường liên quan đến hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khi hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nhằm khắc phục kịp thời những vướng mắc, bất cập và tăng cường vài trò, trách nhiệm của Bộ Công Thương.
Ngoài ra, về phía Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý tài nguyên và môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng, phát triển hệ thống phân phối, phát triển cụm công nghiệp.
Chương trình phối hợp công tác hướng đến 3 mục tiêu chính bao gồm tăng cường phối hợp giữa hai Bộ trong việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên; chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại; kiểm soát chặt chẽ các vấn đề về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại, đặc biệt trong: công tác lập và phê duyệt quy hoạch; quá trình thẩm định, phê duyệt, kiểm soát hoạt động của các dự án sản xuất công nghiệp từ giai đoạn lập, thi công và vận hành chính thức dự án, nhất là các dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất điện, khai thác và chế biến khoáng sản, dầu khí, sản xuất hóa chất và phân bón, sản xuất thép và luyện kim, sản xuất bột giấy, dệt nhuộm và thuộc da; phát huy tối đa chức năng, nhiệm vụ, nguồn lực, tiềm năng hiện có của hai Bộ trong việc quản lý, giám sát việc thực thi quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại.
Để đạt được các mục tiêu trên, hai Bộ thống nhất cùng triển khai 8 nội dung phối hợp gồm xây dựng, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường liên quan đến hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại; xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt các kế hoạch, chiến lược, quy hoạch thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của hai Bộ; quản lý thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa; phát triển ngành công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường, công nghiệp hỗ trợ phục vụ công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; phòng ngừa ô nhiễm môi trường; ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; thanh tra, kiểm tra về tài nguyên và môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại; chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu, nâng cao nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, giai đoạn 2016-2020, ngành Công Thương đặt ra mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp bình quân 13,0%/năm, tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp đạt 7%/năm, tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 13%/năm, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm 42-43% trong GDP cả nước; tăng trưởng xuất khẩu bình quân 11%/năm.
Với mục tiêu tăng trưởng và phát triển đó, Bộ Công Thương đặt ra nhiệm vụ quan trọng đảm bảo sự bền vững của ngành Công Thương trong giai đoạn sắp tới, công tác bảo vệ môi trường được coi là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong suốt quá trình phát triển, một lần nữa khẳng định phát triển kinh tế phải gắn liền, đi đôi với công tác bảo vệ môi trường.
Xuất phát từ quan điểm và định hướng nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Công Thương thống nhất ký kết Chương trình phối hợp công tác quản lý và hoạt động bảo vệ môi trường. Đây là một điểm nhấn ghi nhận sự phối hợp hiệu quả giữa hai Bộ, đồng thời cũng là cam kết mạnh mẽ về việc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động bảo vệ môi trường trong ngành Công Thương./.
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã tới dự và chứng kiến lễ ký kết.
Phát biểu tại lễ ký kết, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ vui mừng và đánh giá cao tinh thần, thiện chí hợp tác của hai Bộ. Đây là sự hợp tác tự nhiên, mang tính quy luật, đúng với mong mỏi của người dân và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, đất nước muốn phát triển thì phải phát triển sản xuất và thương mại, đồng nghĩa với nhiều chất thải. Việc ký kết hợp tác đúng trên tinh thần đại đoàn kết đã khuyến khích tạo ra ngành công nghiệp môi trường và cam kết chia sẻ thông tin sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hai Bộ cũng như người dân cả nước.
Qua việc ký kết hợp tác thể hiện việc quy hoạch sản xuất gắn với quy hoạch môi trường. Đồng thời, việc quy hoạch tốt, thẩm định tốt, vận hành tốt và chính sách tốt là điều rất đáng mừng.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, nội dung phối hợp tập trung vào việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về tài nguyên và môi trường liên quan đến hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khi hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nhằm khắc phục kịp thời những vướng mắc, bất cập và tăng cường vài trò, trách nhiệm của Bộ Công Thương.
Ngoài ra, về phía Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý tài nguyên và môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng, phát triển hệ thống phân phối, phát triển cụm công nghiệp.
Chương trình phối hợp công tác hướng đến 3 mục tiêu chính bao gồm tăng cường phối hợp giữa hai Bộ trong việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên; chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại; kiểm soát chặt chẽ các vấn đề về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại, đặc biệt trong: công tác lập và phê duyệt quy hoạch; quá trình thẩm định, phê duyệt, kiểm soát hoạt động của các dự án sản xuất công nghiệp từ giai đoạn lập, thi công và vận hành chính thức dự án, nhất là các dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất điện, khai thác và chế biến khoáng sản, dầu khí, sản xuất hóa chất và phân bón, sản xuất thép và luyện kim, sản xuất bột giấy, dệt nhuộm và thuộc da; phát huy tối đa chức năng, nhiệm vụ, nguồn lực, tiềm năng hiện có của hai Bộ trong việc quản lý, giám sát việc thực thi quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại.
Để đạt được các mục tiêu trên, hai Bộ thống nhất cùng triển khai 8 nội dung phối hợp gồm xây dựng, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường liên quan đến hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại; xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt các kế hoạch, chiến lược, quy hoạch thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của hai Bộ; quản lý thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa; phát triển ngành công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường, công nghiệp hỗ trợ phục vụ công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; phòng ngừa ô nhiễm môi trường; ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản; thanh tra, kiểm tra về tài nguyên và môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại; chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu, nâng cao nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, giai đoạn 2016-2020, ngành Công Thương đặt ra mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp bình quân 13,0%/năm, tăng trưởng giá trị tăng thêm công nghiệp đạt 7%/năm, tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 13%/năm, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm 42-43% trong GDP cả nước; tăng trưởng xuất khẩu bình quân 11%/năm.
Với mục tiêu tăng trưởng và phát triển đó, Bộ Công Thương đặt ra nhiệm vụ quan trọng đảm bảo sự bền vững của ngành Công Thương trong giai đoạn sắp tới, công tác bảo vệ môi trường được coi là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong suốt quá trình phát triển, một lần nữa khẳng định phát triển kinh tế phải gắn liền, đi đôi với công tác bảo vệ môi trường.
Xuất phát từ quan điểm và định hướng nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Công Thương thống nhất ký kết Chương trình phối hợp công tác quản lý và hoạt động bảo vệ môi trường. Đây là một điểm nhấn ghi nhận sự phối hợp hiệu quả giữa hai Bộ, đồng thời cũng là cam kết mạnh mẽ về việc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động bảo vệ môi trường trong ngành Công Thương./.
theo http://www.vietnamplus.vn/