Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Huy động quá sức dân, xử lý trách nhiệm người đứng đầu
- Thứ hai - 14/08/2017 11:25
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia yêu cầu các bộ, ngành, địa phương kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm cá nhân người đứng đầu nếu tiếp tục để xảy ra tình trạng huy động quá sức dân, nợ đọng xây dựng cơ bản sai quy định trong thực hiện Chương trình.
Thông báo số 353/TB-VPCP cho biết, đến hết tháng 7/2017 cả nước có 2.776 xã (31,1%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; có 34 đơn vị cấp huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đến hết 31/1/2017, tổng số nợ xây dựng cơ bản của 45/63 tỉnh, thành phố khoảng 9.807 tỷ đồng, có 18 tỉnh không có nợ. Dự kiến đến cuối năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm còn khoảng 6,8%...
Bên cạnh những kết quả đạt được, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững còn một số hạn chế như tiến độ giải ngân vốn ngân sách Trung ương 6 tháng đầu năm tương đối chậm; sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ; một số chính sách đối với đối tượng hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản chưa được áp dụng...
Để kịp thời tháo gỡ, khó khăn, vướng mắc, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nông thôn mới, tiếp tục triển khai sâu rộng và thiết thực Phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới"; phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau" của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục hoàn thiện tất cả các cơ chế, chính sách để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (Chương trình) một cách hiệu quả.
Ưu tiên nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng
Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, đánh giá tác động việc thực hiện chính sách, đề xuất chính sách cần tích hợp, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ theo hướng tập trung, gọn đầu mối, giảm bớt số lượng văn bản, tránh trùng chéo và dàn trải, nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách và phù hợp với nguồn lực của ngân sách nhà nước; giảm chính sách hỗ trợ cho không, tăng chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời hạn thụ hưởng nhằm tăng cơ hội tiếp cận chính sách và khuyến khích sự tích cực, chủ động tham gia của người nghèo; có chính sách, cơ chế tác động và hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ xã hội cơ bản theo hướng tiếp cận đa chiều.
Các bộ, ngành, địa phương phải ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện nghèo, xã nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn theo hướng xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn
Các bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững theo hướng liên kết chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; thúc đẩy các mô hình hợp tác xã liên doanh, liên kết có hiệu quả; tập trung xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường nông thôn, từng bước tạo chuyển biến rõ nét về môi trường.
Đồng thời, tăng cường công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện bộ máy quản lý đến cấp xã, cơ chế điều hành, phân công đầu mối chịu trách nhiệm chính, phân cấp đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn cho địa phương; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện của các địa phương để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia...
Bên cạnh những kết quả đạt được, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững còn một số hạn chế như tiến độ giải ngân vốn ngân sách Trung ương 6 tháng đầu năm tương đối chậm; sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ; một số chính sách đối với đối tượng hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản chưa được áp dụng...
Để kịp thời tháo gỡ, khó khăn, vướng mắc, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nông thôn mới, tiếp tục triển khai sâu rộng và thiết thực Phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới"; phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau" của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục hoàn thiện tất cả các cơ chế, chính sách để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (Chương trình) một cách hiệu quả.
Ưu tiên nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng
Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, đánh giá tác động việc thực hiện chính sách, đề xuất chính sách cần tích hợp, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ theo hướng tập trung, gọn đầu mối, giảm bớt số lượng văn bản, tránh trùng chéo và dàn trải, nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách và phù hợp với nguồn lực của ngân sách nhà nước; giảm chính sách hỗ trợ cho không, tăng chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời hạn thụ hưởng nhằm tăng cơ hội tiếp cận chính sách và khuyến khích sự tích cực, chủ động tham gia của người nghèo; có chính sách, cơ chế tác động và hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ xã hội cơ bản theo hướng tiếp cận đa chiều.
Các bộ, ngành, địa phương phải ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện nghèo, xã nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn theo hướng xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn
Các bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững theo hướng liên kết chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; thúc đẩy các mô hình hợp tác xã liên doanh, liên kết có hiệu quả; tập trung xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường nông thôn, từng bước tạo chuyển biến rõ nét về môi trường.
Đồng thời, tăng cường công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện bộ máy quản lý đến cấp xã, cơ chế điều hành, phân công đầu mối chịu trách nhiệm chính, phân cấp đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn cho địa phương; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện của các địa phương để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia...