Quảng Ninh thúc đẩy đầu tư xây dựng nông thôn mới
- Thứ sáu - 14/09/2012 22:13
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Tính đến nay, Quảng Ninh đã có những kết quả bước đầu trong việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Theo thống kê của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh, tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 125/125 xã đã phê duyệt xong quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
Trên thực tế, Quảng Ninh đã phân bổ nguồn vốn 97,501 tỷ đồng triển khai thực hiện chương trình tại các địa phương. Nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật đã được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, vào xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn, xây dựng 16 thương hiệu hàng hóa nông sản theo VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt)...
Quảng Ninh đã đặt ra chỉ tiêu, phấn đấu đến hết năm 2012, đào tạo nghề cho khoảng 5.080 lao động khu vực nông thôn.
Ở đây cũng cần ghi nhận sự vào cuộc rất tích cực của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thông qua việc đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ chương trình xây dựng nông thôn mới. Đến nay, các doanh nghiệp (DN) xây dựng đã hỗ trợ hơn 1.000 tấn xi măng, gần 3 triệu viên gạch, 1,4 tấn thóc giống (CTCP Giống cây trồng Quảng Ninh) và đầu tư nhiều công trình hạ tầng khác (như Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam hỗ trợ xây dựng trường mầm non xã Yên Thọ, huyện Đông Triều; Viettel Chi nhánh Quảng Ninh hỗ trợ xây dựng cầu treo; CTCP Xi măng Cẩm Phả tài trợ 100 tấn xi măng cho huyện Đầm Hà để hỗ trợ nhân dân xây dựng các đường giao thông nông thôn...).
Ngoài ra, các DN còn đầu tư xây dựng chợ dân sinh, hỗ trợ xây dựng khuôn viên nhà văn hóa, giúp hộ nghèo xây dựng nhà, đào tạo hàng trăm lao động nông thôn... Riêng các DN ngành than đã thực hiện thỏa thuận với các địa phương về việc bao tiêu các sản phẩm nông nghiệp, như CTCP Than Mông Dương tiêu thụ sản phẩm cho nông dân xã Quảng Tân (huyện Đầm Hà); CTCP Than Hà Lầm tiêu thụ miến dong cho nông dân huyện Bình Liêu… Thực tế trên cho thấy, mối liên kết chặt chẽ giữa DN và người dân đóng vai trò quan trọng vào sự thành công của chương trình này.
Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, trong kế hoạch năm 2012, tổng nguồn vốn thực hiện chương trình là hơn 2.060 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn trực tiếp cho chương trình (100% ngân sách tỉnh) là 500 tỷ đồng; nguồn vốn lồng ghép thực hiện chương trình 276,5 tỷ đồng; vốn tín dụng (tính đến ngày 31/5/2012) là 1.244 tỷ đồng.
“Điều quan trọng của chương trình này là góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo môi trường, nguồn lực, cơ chế nhằm hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề để người nghèo vươn lên thoát nghèo bằng chính bàn tay, khối óc, mảnh đất, ruộng vườn của họ. Qua đó, góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”, ông Phạm Minh Chính, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhấn mạnh.
Ở đây cũng cần ghi nhận sự vào cuộc rất tích cực của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thông qua việc đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ chương trình xây dựng nông thôn mới. Đến nay, các doanh nghiệp (DN) xây dựng đã hỗ trợ hơn 1.000 tấn xi măng, gần 3 triệu viên gạch, 1,4 tấn thóc giống (CTCP Giống cây trồng Quảng Ninh) và đầu tư nhiều công trình hạ tầng khác (như Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam hỗ trợ xây dựng trường mầm non xã Yên Thọ, huyện Đông Triều; Viettel Chi nhánh Quảng Ninh hỗ trợ xây dựng cầu treo; CTCP Xi măng Cẩm Phả tài trợ 100 tấn xi măng cho huyện Đầm Hà để hỗ trợ nhân dân xây dựng các đường giao thông nông thôn...).
Ngoài ra, các DN còn đầu tư xây dựng chợ dân sinh, hỗ trợ xây dựng khuôn viên nhà văn hóa, giúp hộ nghèo xây dựng nhà, đào tạo hàng trăm lao động nông thôn... Riêng các DN ngành than đã thực hiện thỏa thuận với các địa phương về việc bao tiêu các sản phẩm nông nghiệp, như CTCP Than Mông Dương tiêu thụ sản phẩm cho nông dân xã Quảng Tân (huyện Đầm Hà); CTCP Than Hà Lầm tiêu thụ miến dong cho nông dân huyện Bình Liêu… Thực tế trên cho thấy, mối liên kết chặt chẽ giữa DN và người dân đóng vai trò quan trọng vào sự thành công của chương trình này.
Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, trong kế hoạch năm 2012, tổng nguồn vốn thực hiện chương trình là hơn 2.060 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn trực tiếp cho chương trình (100% ngân sách tỉnh) là 500 tỷ đồng; nguồn vốn lồng ghép thực hiện chương trình 276,5 tỷ đồng; vốn tín dụng (tính đến ngày 31/5/2012) là 1.244 tỷ đồng.
“Điều quan trọng của chương trình này là góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo môi trường, nguồn lực, cơ chế nhằm hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề để người nghèo vươn lên thoát nghèo bằng chính bàn tay, khối óc, mảnh đất, ruộng vườn của họ. Qua đó, góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”, ông Phạm Minh Chính, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhấn mạnh.
Theo baodautu.vn