Quốc hội lo lắng xuất khẩu nông sản
- Thứ ba - 12/05/2015 04:58
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Bà Trương Thị Mai: Tiêu thụ nông sản không thể trông chờ vào giải pháp tình thương.
Tất cả các mặt trận đều bị sức ép
Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, trong tổng số 14 chỉ tiêu kế hoạch Quốc hội giao có 10 chỉ tiêu đạt cao hơn so với số ước thực hiện đã báo cáo Quốc hội, không có chỉ tiêu nào thấp hơn so với số đã báo cáo Quốc hội.
So với kế hoạch năm 2014, có 13/14 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra. Chỉ có 1 chỉ tiêu không đạt kế hoạch là tỷ lệ lao động qua đào tạo. Năm 2014, lạm phát được kiểm soát thấp. Sang năm 2015, tăng trưởng GDP quý 1 ước đạt 6,03%, là mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Tuy nhiên, nền kinh tế cũng còn nhiều khó khăn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển, như xuất khẩu giảm nhiều, nhập khẩu tăng cao. Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, thoái vốn nhà nước còn chậm và chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.
Có hai nội dung được Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh là tình hình phát triển doanh nghiệp và tiêu thụ nông sản.
Trong quý 1/2015 có 19.049 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và có 2.565 doanh nghiệp giải thể, 16.175 doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động.
Số doanh nghiệp lập mới tương đương với doanh nghiệp giải thể mà theo quan điểm của ông Vinh thì tỷ lệ 30% doanh nghiệp ngừng hoạt động cũng là bình thường so với các nước trên thế giới hơn nữa những doanh nghiệp này đa số là quy mô nhỏ, vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng, nên diễn biến tình hình doanh nghiệp Việt Nam hiện không có gì phức tạp.
Hạn chế lớn nhất của doanh nghiệp VN hiện nay nằm ở tỷ trọng cổ phần hóa rất thấp, không tác động tích cực đến quản trị và đây là vấn đề rất cần quan tâm.
Về tiêu thụ nông sản, Bộ trưởng Vinh cho biết thị trường xuất khẩu đang xấu đi, nhiều mặt hàng nông nghiệp đều không tiêu thụ được sản phẩm: “Tất cả các mặt trận chúng ta đều đang gặp sức ép, riêng về tiêu thụ gạo Chính phủ cũng họp hai lần rồi. Tổng Bí thư sang Trung Quốc cũng đã đặt thẳng vấn đề với cả Tổng Bí thư và Thủ tướng Trung Quốc, nhưng Thủ tướng Trung Quốc nói rất thẳng thắn là chúng tôi sản xuất dư lương thực và có quy định là doanh nghiệp nào của họ muốn có quota nhập 10 ngàn tấn gạo thì phải tiêu thụ 1 ngàn tấn trong nước. Vì thế gạo Việt Nam đang tồn ở Lào Cai...”.
Các mặt hàng nông sản khác cũng đang bị cạnh tranh rất gay gắt, kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp, thủy sản giảm 15,8% so với cùng kì do đó hình thành xu hướng nhập siêu lớn trong những tháng đầu năm 2015 khi 4 tháng đã nhập siêu 3 tỷ USD tương đương khoảng 6% tổng kim ngạch xuất khẩu, cao hơn so với chỉ tiêu Quốc hội là 5%.
Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam chịu sự tác động từ sự sụt giảm của giá cả hầu hết hàng hóa trên thế giới, trong đó có cả những hàng xuất khẩu mà Việt Nam có lợi thế, do vậy, xuất khẩu năm 2015 dự báo sẽ khó khăn hơn, nhất là cầu bên ngoài còn yếu và nhiều nước giảm giá mạnh đồng tiền so với đồng USD, dẫn đến thâm hụt thương mại trong năm 2015 ở mức cao.
Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, nền kinh tế trong 6 tháng cuối năm 2015 có rất nhiều thách thức, nếu không tháo gỡ được mạnh mẽ các khó khăn thì tăng trưởng cả năm khó có thể đạt cao được, hướng tới đạt 6,5% cũng không phải đơn giản.
"Không thể trông chờ giải pháp tình thương!"
Băn khoăn trước những khó khăn của người nông dân khi sản xuất ra nông sản mà không thể tiêu thụ, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, Chính phủ cần có giải pháp lâu dài, cụ thể để hỗ trợ tiêu thụ nông sản chứ không thể chỉ dựa giải pháp tình thương là kêu gọi mỗi người dân mua một quả dưa hấu.
Đồng quan điểm trên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển tâm sự, mặc dù đã rất cố gắng hưởng ứng chương trình mua dưa hấu hỗ trợ nông dân nhưng cả gia đình ông cũng chỉ ăn hết được một quả, không thể ăn đến quả thứ hai. Trên cơ sở đó ông Hiển đề nghị cần phải rà soát đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân vì hiện nay việc triển khai chính sách còn quá chậm.
"Hiện có tới 180 chính sách "rải mành mành” mà không phát huy được hiệu quả. Chính sách hỗ trợ ngư dân đóng tàu cá sau 8 tháng thực hiện đến nay các ngân hàng thương mại mới kí hợp đồng nâng cấp, đóng mới cho 28 tàu", ông Phùng Quốc Hiển nói.
Trong quý 1/2015 có 19.049 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và có 2.565 doanh nghiệp giải thể, 16.175 doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động.
Số doanh nghiệp lập mới tương đương với doanh nghiệp giải thể mà theo quan điểm của ông Vinh thì tỷ lệ 30% doanh nghiệp ngừng hoạt động cũng là bình thường so với các nước trên thế giới hơn nữa những doanh nghiệp này đa số là quy mô nhỏ, vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng, nên diễn biến tình hình doanh nghiệp Việt Nam hiện không có gì phức tạp.
Hạn chế lớn nhất của doanh nghiệp VN hiện nay nằm ở tỷ trọng cổ phần hóa rất thấp, không tác động tích cực đến quản trị và đây là vấn đề rất cần quan tâm.
Về tiêu thụ nông sản, Bộ trưởng Vinh cho biết thị trường xuất khẩu đang xấu đi, nhiều mặt hàng nông nghiệp đều không tiêu thụ được sản phẩm: “Tất cả các mặt trận chúng ta đều đang gặp sức ép, riêng về tiêu thụ gạo Chính phủ cũng họp hai lần rồi. Tổng Bí thư sang Trung Quốc cũng đã đặt thẳng vấn đề với cả Tổng Bí thư và Thủ tướng Trung Quốc, nhưng Thủ tướng Trung Quốc nói rất thẳng thắn là chúng tôi sản xuất dư lương thực và có quy định là doanh nghiệp nào của họ muốn có quota nhập 10 ngàn tấn gạo thì phải tiêu thụ 1 ngàn tấn trong nước. Vì thế gạo Việt Nam đang tồn ở Lào Cai...”.
Các mặt hàng nông sản khác cũng đang bị cạnh tranh rất gay gắt, kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp, thủy sản giảm 15,8% so với cùng kì do đó hình thành xu hướng nhập siêu lớn trong những tháng đầu năm 2015 khi 4 tháng đã nhập siêu 3 tỷ USD tương đương khoảng 6% tổng kim ngạch xuất khẩu, cao hơn so với chỉ tiêu Quốc hội là 5%.
Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam chịu sự tác động từ sự sụt giảm của giá cả hầu hết hàng hóa trên thế giới, trong đó có cả những hàng xuất khẩu mà Việt Nam có lợi thế, do vậy, xuất khẩu năm 2015 dự báo sẽ khó khăn hơn, nhất là cầu bên ngoài còn yếu và nhiều nước giảm giá mạnh đồng tiền so với đồng USD, dẫn đến thâm hụt thương mại trong năm 2015 ở mức cao.
Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, nền kinh tế trong 6 tháng cuối năm 2015 có rất nhiều thách thức, nếu không tháo gỡ được mạnh mẽ các khó khăn thì tăng trưởng cả năm khó có thể đạt cao được, hướng tới đạt 6,5% cũng không phải đơn giản.
"Không thể trông chờ giải pháp tình thương!"
Băn khoăn trước những khó khăn của người nông dân khi sản xuất ra nông sản mà không thể tiêu thụ, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, Chính phủ cần có giải pháp lâu dài, cụ thể để hỗ trợ tiêu thụ nông sản chứ không thể chỉ dựa giải pháp tình thương là kêu gọi mỗi người dân mua một quả dưa hấu.
Đồng quan điểm trên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển tâm sự, mặc dù đã rất cố gắng hưởng ứng chương trình mua dưa hấu hỗ trợ nông dân nhưng cả gia đình ông cũng chỉ ăn hết được một quả, không thể ăn đến quả thứ hai. Trên cơ sở đó ông Hiển đề nghị cần phải rà soát đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân vì hiện nay việc triển khai chính sách còn quá chậm.
"Hiện có tới 180 chính sách "rải mành mành” mà không phát huy được hiệu quả. Chính sách hỗ trợ ngư dân đóng tàu cá sau 8 tháng thực hiện đến nay các ngân hàng thương mại mới kí hợp đồng nâng cấp, đóng mới cho 28 tàu", ông Phùng Quốc Hiển nói.
Nguồn: nongnghiep.vn