Quỳnh Phụ (Thái Bình) Nỗ lực thực hiện tiêu chí môi trường
- Thứ tư - 26/02/2014 03:58
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Học sinh Trường THCS An Hiệp (Quỳnh Phụ ) tham gia trồng cây bảo vệ môi trường xanh- sạch - đẹp. |
Mục tiêu của tiêu chí số 17 (môi trường) là bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường khu vực nông thôn, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, ngay khi bắt đầu triển khai xây dựng NTM, huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chức năng, các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu rõ sự cần thiết phải thực hiện tiêu chí môi trường, để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường (BVMT) nông thôn, từng bước thay đổi thói quen, tập quán của cộng đồng.
Hàng năm, huyện đều đề ra chương trình hành động khắc phục ô nhiễm môi trường và xem đó là một trong những chương trình trọng tâm; chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với các đoàn thể tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng như: “Ngày Môi trường thế giới”, “Giờ trái đất”, “Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường”, Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn”... thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Qua đó, trên địa bàn huyện hình thành và nhân rộng được các phong trào về BVMT như “Ngày chủ nhật xanh” của Ðoàn Thanh niên; “Xanh - sạch - đẹp” trong các trường học, cơ quan, đơn vị; phong trào “5 không, 3 sạch” do Hội Phụ nữ làm nòng cốt. Song song với hoạt động tuyên truyền, các xã đều có kế hoạch cụ thể về bố trí quỹ đất để thực hiện việc xây dựng bãi tập kết rác thải sinh hoạt, quy hoạch nghĩa trang, cũng như hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân xây dựng công trình vệ sinh đạt chuẩn...
Ðường làng, ngõ xóm xã An Khê (Quỳnh Phụ) luôn sạch đẹp.
Trong năm 2013, Phòng TN&MT đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo 14 xã xử lý dứt điểm tình trạng đổ rác không đúng quy định; tập trung chỉ đạo các địa phương được tỉnh hỗ trợ kinh phí xây dựng bãi xử lý rác thải theo đúng quy hoạch. Ðến nay, 100% các xã, thị trấn đã thành lập tổ, đội vệ sinh tự quản thu gom, vận chuyển rác thải; 93,5% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 76,7% số hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Tại nhiều địa phương, tiêu chí BVMT đã được gắn với việc đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở đảng, danh hiệu làng văn hóa, gia đình văn hóa, đưa tiêu chí BVMT vào quy ước, hương ước của thôn, làng.
Những năm trước, ở An Khê rác thải vứt bừa bãi, bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng, người dân tiện đâu bỏ đó, việc xử lý nước thải, phân trong chăn nuôi chưa được nhiều người quan tâm... Còn bây giờ, vệ sinh môi trường ở An Khê đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chủ tịch UBND xã Lê Ðắc Vụ cho biết: Khi bắt tay vào thực hiện, một trong những tiêu chí khó đối với An Khê là môi trường.
Vì vậy, Ban chỉ đạo xác định chỉ có đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cung cấp kiến thức cho người dân hiểu và tích cực tham gia thực hiện tốt công tác BVMT bằng những việc làm cụ thể hàng ngày như: khơi thông dòng chảy, phát quang bụi rậm, quét dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm... thì mới hoàn thành được tiêu chí này.
Trong đó, nổi bật phải kể đến phong trào “5 không, 3 sạch” do Hội Phụ nữ xã phát động và là nòng cốt thực hiện. Hiện, 3 tổ vệ sinh môi trường, gồm 12 người đảm nhận công tác thu gom, vận chuyển rác thải ra khu xử lý tập trung hoạt động hiệu quả. Xã triển khai xây dựng bãi rác rộng hơn 1 ha, nguồn kinh phí 850 triệu đồng. Ðến An Khê những ngày này, đường làng, ngõ xóm phong quang, sạch sẽ.
Trên các cánh đồng, nông dân sau khi bón phân, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc cây trồng đều bỏ bao bì, chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật đúng nơi quy định. Nhiều hộ chăn nuôi quan tâm đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải, phân trong chăn nuôi, trồng cây xanh để BVMT, xây dựng hầm biogas... Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch nông thôn, An Khê đã xây dựng trạm cấp nước sạch, với 60% kinh phí Nhà nước hỗ trợ, còn lại là nhân dân đóng góp. Ðến nay, 100% hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó trên 50% hộ sử dụng nước máy.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND xã An Vũ cho biết: Xác định tiêu chí môi trường là một trong những tiêu chí khó thực hiện nên ngay khi triển khai xây dựng NTM, địa phương đã chú trọng tuyên truyền, vận động để bà con hiểu và cùng tham gia, bởi một khi nhận thức, thói quen, tập quán của người dân thay đổi thì công tác BVMT mới có hiệu quả. Ðến nay, 3/3 thôn duy trì hiệu quả hoạt động của đội tự quản thu gom rác thải. Xã đã xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường tại bãi rác thải nằm trên trục tỉnh lộ 455.
Với những nỗ lực trong công tác BVMT, hiện nay môi trường sống ở nông thôn Quỳnh Phụ đã có những chuyển biến đáng kể nhưng so với yêu cầu của tiêu chí xây dựng NTM thì chưa đạt. Toàn huyện mới có 12/36 xã đạt tiêu chí số 17. Vì vậy, trong thời gian tới, Quỳnh Phụ cần tập trung tuyên truyền, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức tự giác thực hiện của nhân dân, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động sự vào cuộc của chính người dân, doanh nghiệp trong việc góp phần thực hiện thành công nội dung các tiêu chí; tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra trong công tác BVMT nhằm ngăn chặn tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Hàng năm, huyện đều đề ra chương trình hành động khắc phục ô nhiễm môi trường và xem đó là một trong những chương trình trọng tâm; chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với các đoàn thể tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng như: “Ngày Môi trường thế giới”, “Giờ trái đất”, “Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường”, Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn”... thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
Qua đó, trên địa bàn huyện hình thành và nhân rộng được các phong trào về BVMT như “Ngày chủ nhật xanh” của Ðoàn Thanh niên; “Xanh - sạch - đẹp” trong các trường học, cơ quan, đơn vị; phong trào “5 không, 3 sạch” do Hội Phụ nữ làm nòng cốt. Song song với hoạt động tuyên truyền, các xã đều có kế hoạch cụ thể về bố trí quỹ đất để thực hiện việc xây dựng bãi tập kết rác thải sinh hoạt, quy hoạch nghĩa trang, cũng như hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân xây dựng công trình vệ sinh đạt chuẩn...
Ðường làng, ngõ xóm xã An Khê (Quỳnh Phụ) luôn sạch đẹp.
Trong năm 2013, Phòng TN&MT đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo 14 xã xử lý dứt điểm tình trạng đổ rác không đúng quy định; tập trung chỉ đạo các địa phương được tỉnh hỗ trợ kinh phí xây dựng bãi xử lý rác thải theo đúng quy hoạch. Ðến nay, 100% các xã, thị trấn đã thành lập tổ, đội vệ sinh tự quản thu gom, vận chuyển rác thải; 93,5% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 76,7% số hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Tại nhiều địa phương, tiêu chí BVMT đã được gắn với việc đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở đảng, danh hiệu làng văn hóa, gia đình văn hóa, đưa tiêu chí BVMT vào quy ước, hương ước của thôn, làng.
Những năm trước, ở An Khê rác thải vứt bừa bãi, bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng, người dân tiện đâu bỏ đó, việc xử lý nước thải, phân trong chăn nuôi chưa được nhiều người quan tâm... Còn bây giờ, vệ sinh môi trường ở An Khê đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chủ tịch UBND xã Lê Ðắc Vụ cho biết: Khi bắt tay vào thực hiện, một trong những tiêu chí khó đối với An Khê là môi trường.
Vì vậy, Ban chỉ đạo xác định chỉ có đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cung cấp kiến thức cho người dân hiểu và tích cực tham gia thực hiện tốt công tác BVMT bằng những việc làm cụ thể hàng ngày như: khơi thông dòng chảy, phát quang bụi rậm, quét dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm... thì mới hoàn thành được tiêu chí này.
Trong đó, nổi bật phải kể đến phong trào “5 không, 3 sạch” do Hội Phụ nữ xã phát động và là nòng cốt thực hiện. Hiện, 3 tổ vệ sinh môi trường, gồm 12 người đảm nhận công tác thu gom, vận chuyển rác thải ra khu xử lý tập trung hoạt động hiệu quả. Xã triển khai xây dựng bãi rác rộng hơn 1 ha, nguồn kinh phí 850 triệu đồng. Ðến An Khê những ngày này, đường làng, ngõ xóm phong quang, sạch sẽ.
Trên các cánh đồng, nông dân sau khi bón phân, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc cây trồng đều bỏ bao bì, chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật đúng nơi quy định. Nhiều hộ chăn nuôi quan tâm đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải, phân trong chăn nuôi, trồng cây xanh để BVMT, xây dựng hầm biogas... Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch nông thôn, An Khê đã xây dựng trạm cấp nước sạch, với 60% kinh phí Nhà nước hỗ trợ, còn lại là nhân dân đóng góp. Ðến nay, 100% hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó trên 50% hộ sử dụng nước máy.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND xã An Vũ cho biết: Xác định tiêu chí môi trường là một trong những tiêu chí khó thực hiện nên ngay khi triển khai xây dựng NTM, địa phương đã chú trọng tuyên truyền, vận động để bà con hiểu và cùng tham gia, bởi một khi nhận thức, thói quen, tập quán của người dân thay đổi thì công tác BVMT mới có hiệu quả. Ðến nay, 3/3 thôn duy trì hiệu quả hoạt động của đội tự quản thu gom rác thải. Xã đã xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường tại bãi rác thải nằm trên trục tỉnh lộ 455.
Với những nỗ lực trong công tác BVMT, hiện nay môi trường sống ở nông thôn Quỳnh Phụ đã có những chuyển biến đáng kể nhưng so với yêu cầu của tiêu chí xây dựng NTM thì chưa đạt. Toàn huyện mới có 12/36 xã đạt tiêu chí số 17. Vì vậy, trong thời gian tới, Quỳnh Phụ cần tập trung tuyên truyền, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức tự giác thực hiện của nhân dân, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động sự vào cuộc của chính người dân, doanh nghiệp trong việc góp phần thực hiện thành công nội dung các tiêu chí; tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra trong công tác BVMT nhằm ngăn chặn tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Nguồn: baothaibinh.vn