Sáng lên “bức tranh” nông thôn mới
- Thứ hai - 02/01/2017 21:10
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Lan tỏa phong trào lớn
Chung sức xây dựng NTM, các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến xã đã kịp thời ban hành các chỉ thị, nghị quyết quan trọng để tập trung chỉ đạo thực hiện. Cùng với đó, bộ máy quản lý thực hiện Chương trình xây dựng NTM từ cấp tỉnh đến xã sớm được thành lập và kiện toàn. Ban chỉ đạo tổ chức nhiều lớp tập huấn, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng NTM cho cán bộ có liên quan từ tỉnh đến xã. Các hội, đoàn thể bằng nhiều hình thức đã tổ chức tuyên truyền, phát động, tạo nên phong trào thi đua rộng khắp trong cán bộ, hội viên và nhân dân về xây dựng NTM. Trong điều kiện khó khăn về kinh tế nhưng các cấp đã cân đối, bố trí vốn cho thực hiện chương trình. Giai đoạn 2011-2015, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình xây dựng NTM là 9.773, 68 tỷ đồng, trong đó dành 8.084, 2 tỷ đồng để đầu tư “làm mới” bộ mặt nông thôn.
Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhân dân xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) góp công xây dựng kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra, các địa phương nỗ lực huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp, nhân dân và bà con xa quê đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Riêng năm 2016, tổng nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình xây dựng NTM đạt trên 1.600 tỷ đồng, trong đó NSNN 754, 7 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án trên 388 tỷ đồng; vốn huy động từ các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế 35, 7 tỷ đồng; vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư trên 84 tỷ đồng...
Sáng lên bức tranh nông thôn mới Hết năm 2015, toàn tỉnh có 31 xã đạt chuẩn NTM, nằm trong top đầu các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Năm 2016, toàn tỉnh có thêm 6 xã về đích NTM, đưa tổng số xã đạt chuẩn là 37 xã. Vươn lên đạt chuẩn xã NTM, “bức tranh” nông thôn ở những nơi này sáng lên với nhiều gam màu tươi mới. Đặc biệt, hệ thống giao thông nông thôn (GTNT), thủy lợi nội đồng và các mô hình sản xuất được đầu tư phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiều công trình văn hóa, y tế, giáo dục và phúc lợi công cộng được đầu tư góp phần làm cho đời sống của người dân ở nhiều miền quê thêm khởi sắc. Đến nay, toàn tỉnh có 100% hộ được dùng điện lưới quốc gia, gần 90% hộ được dùng nước hợp vệ sinh; 76% gia đình, 65% làng, bản đạt tiêu chuẩn văn hoá. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hàng năm, thu nhập bình quân khu vực nông thôn tăng thêm khoảng 2, 5 triệu đồng/người. Đến nay, thu nhập bình quân đạt trên 20 triệu đồng /người, tỷ lệ hộ nghèo còn trên 20%. Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực; giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân toàn tỉnh đạt khoảng 140 triệu đồng /ha. Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và tiến bộ KH -KT vào sản xuất được đẩy mạnh; chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại...
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Hơn 5 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh có nhiều cố gắng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình. Trước hết là công tác tuyên truyền, vận động đã được tỉnh chú trọng, chỉ đạo triển khai sâu rộng, bằng nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ được chú trọng. Đến nay, hầu hết cán bộ làm công tác xây dựng NTM các cấp đều được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với việc thực hiện chương trình quan trọng này. Qua thực hiện, bộ mặt nông thôn thay đổi, kết cấu hạ tầng được đầu tư, đời sống người dân nâng lên, nhân dân đồng thuận, tích cực hưởng ứng, thực hiện chương trình. Nhiều phong trào thi đua xây dựng NTM được MTTQ và đoàn thể các cấp phát động mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiều gương điển hình tiên tiến về sản xuất giỏi, làm giàu, giảm nghèo bền vững, phát triển GTNT… xuất hiện và được tổng kết nhân rộng. Nhiều cơ chế, chính sách của T.ư được tỉnh vận dụng, cụ thể hoá mang lại hiệu quả. Đặc biệt, tỉnh đã ban hành những cơ chế, chính sách quan trọng, như cơ chế hỗ trợ đường GTNT theo phương thức “nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ vật tư”; hỗ trợ phát triển HTX. Thời gian tới, các địa phương tiếp tục huy động, lồng ghép các nguồn lực nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế. Chú trọng thực hiện nội dung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn, xóa đói, giảm nghèo gắn với thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn. Đẩy mạnh các hình thức liên kết, hợp tác, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo phát triển sản xuất bền vững, hiệu quả để nâng cao thu nhập cho nông dân. Mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp về nông thôn, tham gia xây dựng NTM.
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Hơn 5 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh có nhiều cố gắng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình. Trước hết là công tác tuyên truyền, vận động đã được tỉnh chú trọng, chỉ đạo triển khai sâu rộng, bằng nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ được chú trọng. Đến nay, hầu hết cán bộ làm công tác xây dựng NTM các cấp đều được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với việc thực hiện chương trình quan trọng này. Qua thực hiện, bộ mặt nông thôn thay đổi, kết cấu hạ tầng được đầu tư, đời sống người dân nâng lên, nhân dân đồng thuận, tích cực hưởng ứng, thực hiện chương trình. Nhiều phong trào thi đua xây dựng NTM được MTTQ và đoàn thể các cấp phát động mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiều gương điển hình tiên tiến về sản xuất giỏi, làm giàu, giảm nghèo bền vững, phát triển GTNT… xuất hiện và được tổng kết nhân rộng. Nhiều cơ chế, chính sách của T.ư được tỉnh vận dụng, cụ thể hoá mang lại hiệu quả. Đặc biệt, tỉnh đã ban hành những cơ chế, chính sách quan trọng, như cơ chế hỗ trợ đường GTNT theo phương thức “nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ vật tư”; hỗ trợ phát triển HTX. Thời gian tới, các địa phương tiếp tục huy động, lồng ghép các nguồn lực nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế. Chú trọng thực hiện nội dung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn, xóa đói, giảm nghèo gắn với thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn. Đẩy mạnh các hình thức liên kết, hợp tác, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo phát triển sản xuất bền vững, hiệu quả để nâng cao thu nhập cho nông dân. Mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp về nông thôn, tham gia xây dựng NTM.
Theo Đinh Thắng/baohoabinh.com.vn