Sẽ mở rộng đối tượng cho vay làm nông nghiệp công nghệ cao
- Thứ năm - 16/11/2017 08:33
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đại biểu Quốc hội Mai Thị Ánh Tuyết (đoàn An Giang) cho hay nhiều doanh nghiệp cần vốn nhưng ít doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi về nông nghiệp công nghệ cao để nâng cao hiệu quả ngành nông nghiệp. Do vậy, đại biểu Tuyết đặt câu hỏi với Thống đốc Lê Minh Hưng: Vì sao khó tiếp cận? Tháo gỡ thế nào?
Cho vay thận trọng
Thống đốc Lê Minh Hưng nêu thực tế: Về cho vay nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp sạch, trong quá trình triển khai chính sách tín dụng cho 2 lĩnh vực này mới được 6 tháng thì dư nợ đã đạt 36.000 tỷ trong gói 100.000 tỷ đồng, trong đó vay kỳ hạn dài chiếm gần 60%.
Thống đốc đánh giá,"như vậy tín dụng đáp ứng nhu cầu đầu tư nguồn vốn lớn trung và dài hạn. Triển khai mới trong thời gian ngắn nhưng quy mô tín dụng như vậy là khá cao. Doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn này có khoảng trên 6.400 khách hàng, trong đó hơn 6.000 khách hàng cá nhân."
Cũng theo Thống đốc, chính sách mới này đòi hỏi phối hợp chặt chẽ giữa NH, bộ và địa phương. Tuy nhiên, vẫn có hạn chế là khó tiếp cận vốn vì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết liệt tái cơ cấu và ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp sạch, nhưng quy mô doanh nghiệp được câp giấy chứng nhận ở lĩnh vực này còn hạn chế nên cho vay thận trọng.
Đặc biệt, bất cập rất lớn mà vừa rồi Chính phủ chỉ đạo thực hiện quyết liệt là vấn đề về thị trường tiêu thụ - đây là yếu tố quyết định để ngân hàng cho vay đầu tư nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp sạch. Người dân muốn vay nhưng chứng nhận bảo đảm còn hạn chế nhất định. Chính phủ đã chỉ đạo thời gian tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh chuyển dịch tái cơ cấu để cùng địa phương tạo lập khu vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xem xét cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp để ngân hàng xem xét cho vay vốn.
"Phía Ngân hàng hiện đang sửa đổi Nghị định 55 về chính sách tín dụng cho nông nghiệp nông thôn. Theo đó, sẽ mở rộng đối tượng vay cho nông nghiệp công nghệ cao, bổ sung quy định tổ chức tín dụng nhận tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp. Thời gian tới tín dụng sẽ đạt kết quả cao hơn."- Thống đốc tin tưởng.
Ngân hàng Nhà nước chưa thực sự đồng hành với người chăn nuôi?
Đại biểu Mai Sỹ Diến (đoàn ĐBQH Thanh Hóa) nêu câu hỏi liên quan đến quỹ tín dụng nhân dân. Theo đó, việc phát triển quỹ này giúp cải thiện đời sống nhân dân, hạn chế tình trạng tín dụng đen. Tuy nhiên, thời gian qua 1 số quỹ tín dụng hoạt động yếu kém gây ảnh hưởng hoạt động an ninh trật tư và tình hình kinh tế xã hội ở 1 số địa bàn nơi quỹ đó hoạt động.
Thủ tướng đã giao NHNN chỉ đạo các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng xem xét giãn nợ, miễn giảm lãi suất đối với các khoản vốn vay, tạo điều kiện kéo dài thời gian vay vốn của các hộ chăn nuôi tránh việc phải đảo nợ gây khó khăn để yên tâm sản xuất.
NHNN đã ban hành công văn 3091 hướng dẫn các TCTD chỉ cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Tức là chỉ điều chỉnh thời gian trả nợ gốc hoặc lãi trong thời hạn cho vay, chứ thời hạn vay không thay đổi. Nhiều người chăn nuôi đến kỳ trả nợ, phải vay vốn đảo nợ trong đó có vay bằng tín dụng đen.
Theo đại biểu Mai Sỹ Diến, điều này cho thấy NHNN chưa thực sự đồng hành với người chăn nuôi. Đề nghị thống đốc cho biết trách nhiệm về vấn đề được giao?