Sơ kết 1 năm tái cơ cấu ngành nông nghiệp
- Thứ hai - 19/05/2014 04:03
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ngày 17/5, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” và phát động phong trào thi đua “Toàn ngành nông nghiệp và phá triển nông thôn chung sức thực hiện tái cơ cấu ngành, xây dựng nông thôn mới”.
Chủ trì Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải; Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát; tham dự còn có đại diện Văn phòng Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương, Ban Kinh tế của Quốc hội, các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ LĐTB&XH; Lãnh đạo UBND, lãnh đạo các Sở NN&PTNT của 63 tỉnh thành trong cả nước cùng các Cục, Vụ, Viện, công đoàn ngành của Bộ Nông nghiệp.
Mở đầu hội nghị Bộ Trưởng Cao Đức Phát đặt câu hỏi tại sao phải thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, và tái cơ cấu là như thế nào?. Trả lời 2 câu hỏi này, Bộ Trưởng Phát đã phân tích đưa ra những thực trang trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta từ đó thấy được việc làm cần thiết phải tiến hành tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Bộ Trưởng dẫn chứng, những năm qua mặc dù ngành nông nghiệp đã đạt được những thành tích nhất định nhưng tốc độ tăng trưởng 10 năm gần đây chỉ đạt từ 3 - 4%.
Những người làm trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn khó khăn, thu nhập thấp, qua đây cho thấy hiệu quả kém bền vững, nó phản ánh tính giường cột của một ngôi nhà đang có vấn đề. Muốn phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn chúng ta phải nhìn lại ngôi nhà đang có vấn đề đó để điều chỉnh cho nó chạy nhanh hơn, hiệu quả hơn đó là tái cơ cấu, Bộ Trưởng giải thích.
Sau 1 năm thực hiện Đề án: “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị tăng và phát triển bền vững” Bộ NN&PTNT đã phổ biến, hướng dẫn triển khai Đề án tổng thể tới tất cả các đơn vị trực thuộc Bộ và 63 Sở NN&PTNT, Đảng bộ đã tổ chức nhiều các đợt tập huấn giới thiệu Đề án đến các cơ sở trực thuộc.
Đề án đã được cụ thể hóa nội dung, giải pháp tái cơ cấu tới các ngành, lĩnh vực và nhiều địa phương; xác định lộ trình thực hiện, đồng thời nhiều hoạt động thực tiễn đã được triển khai thực hiện có kết quả. Trong lĩnh vực Thủy sản: đến năm 2013, hàng thủy sản của Việt Nam đã có mặt trên 164 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm đạt 6,7 tỷ USD, tăng 4,5 lần so với năm 2000, bình quân tăng 12,69%/năm góp phần đưa ngành thủy sản vào danh sách 10 nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới…
Bộ NN&PTNT cũng đã đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ ở nông thôn; kiện toàn bộ máy, tổ chức và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; điều chỉnh cơ cấu, nâng cao hiệu quả đầu tư công và thu hút đầu tư tư nhân; chấn chỉnh công tác nghiên cứu khoa học và khuyến nông; đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành.
Trong lĩnh vực Trồng trọt, Bộ đã tiến hành rà soát quy hoạch, cơ cấu các loại cây trồng chủ lực và xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế của các địa phương và nhu cầu thị trường. Trong 6 tháng cuối năm 2013, đầu năm 2014, Bộ đã phối hợp với các địa phương, hướng dẫn nông dân chuyển đối trên 87.000 ha lúa sang trồng ngô, vừng, rau…
Bên cạnh những kết quả đã đạt được việc triển khai Đề án ở các địa phương còn chậm, lúng túng. Một số ý kiến đề xuất, cần tiếp tục cụ thể hóa Đề án tái cơ cấu theo các lĩnh vực, các chuyên ngành, vùng miền; đổi mới cơ chế chính sách, nhất là việc áp dụng khoa học công nghệ phải được triển khai mạnh mẽ và triệt để hơn nữa.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, mặc dù các Bộ, ngành Trung ương luôn quan tâm, song tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đang có xu hướng chậm lại, nhiều lĩnh vực hiệu quả thấp, gặp nhiều khó khăn và kém bền vững. Sản lượng các loại sản phẩm, xuất khẩu đều tăng mạnh, nhưng thu nhập của nông dân vẫn thấp, đời sống còn khó khăn. Trong 2 năm tới đề nghị các địa phương tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức tạo sự quyết tâm cao trong toàn ngành. Tái cơ cấu không phải là điều chỉnh và ứng phó với tình huống, tái cơ cấu là sự điều chỉnh những điều rất căn bản của nền nông nghiệp.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao, trong khi nhiều bộ ngành khác còn đang lúng túng chưa định đình hình rõ thế nào là tái cơ cấu thì Bộ NN&PTNT đã triển khai thực hiện và có những kết quả bước đầu Đề án tái cơ cấu trong ngành nông nghiệp.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu, trong thời gian tới Bộ NN&PTNT cần tiếp tục quán triệt tới các cấp, ngành chức năng, doanh nghiệp, người nông dân về Đề án; đưa ra những mô hình để so sánh, đồng thời thúc đẩy các mô hình và khả năng sáng tạo của toàn bộ hệ thống từ doanh nghiệp đến người nông dân.Tiếp tục nghiên cứu, cung cấp thông tin về thị trường cho người dân cho doannh nghiệp.
Bộ NN&PTNT chủ trì, tiếp tục là đầu mối theo dõi toàn bộ triển khai Đề án của cả nước và địa phương, kịp thời nắm bắt các kiến nghị để đề xuất với Chính phủ để xử lý nhanh, kịp thời, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo.
Tại Hội nghị Bộ NN&PTNT đã phát động phong trào thi đua “Toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chung sức thực hiện tái cơ cấu ngành, xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2014 - 2015 đến năm 2020.
Mở đầu hội nghị Bộ Trưởng Cao Đức Phát đặt câu hỏi tại sao phải thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, và tái cơ cấu là như thế nào?. Trả lời 2 câu hỏi này, Bộ Trưởng Phát đã phân tích đưa ra những thực trang trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta từ đó thấy được việc làm cần thiết phải tiến hành tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Bộ Trưởng dẫn chứng, những năm qua mặc dù ngành nông nghiệp đã đạt được những thành tích nhất định nhưng tốc độ tăng trưởng 10 năm gần đây chỉ đạt từ 3 - 4%.
Những người làm trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn khó khăn, thu nhập thấp, qua đây cho thấy hiệu quả kém bền vững, nó phản ánh tính giường cột của một ngôi nhà đang có vấn đề. Muốn phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn chúng ta phải nhìn lại ngôi nhà đang có vấn đề đó để điều chỉnh cho nó chạy nhanh hơn, hiệu quả hơn đó là tái cơ cấu, Bộ Trưởng giải thích.
Sau 1 năm thực hiện Đề án: “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị tăng và phát triển bền vững” Bộ NN&PTNT đã phổ biến, hướng dẫn triển khai Đề án tổng thể tới tất cả các đơn vị trực thuộc Bộ và 63 Sở NN&PTNT, Đảng bộ đã tổ chức nhiều các đợt tập huấn giới thiệu Đề án đến các cơ sở trực thuộc.
Đề án đã được cụ thể hóa nội dung, giải pháp tái cơ cấu tới các ngành, lĩnh vực và nhiều địa phương; xác định lộ trình thực hiện, đồng thời nhiều hoạt động thực tiễn đã được triển khai thực hiện có kết quả. Trong lĩnh vực Thủy sản: đến năm 2013, hàng thủy sản của Việt Nam đã có mặt trên 164 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm đạt 6,7 tỷ USD, tăng 4,5 lần so với năm 2000, bình quân tăng 12,69%/năm góp phần đưa ngành thủy sản vào danh sách 10 nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới…
Bộ NN&PTNT cũng đã đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ ở nông thôn; kiện toàn bộ máy, tổ chức và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; điều chỉnh cơ cấu, nâng cao hiệu quả đầu tư công và thu hút đầu tư tư nhân; chấn chỉnh công tác nghiên cứu khoa học và khuyến nông; đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành.
Trong lĩnh vực Trồng trọt, Bộ đã tiến hành rà soát quy hoạch, cơ cấu các loại cây trồng chủ lực và xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế của các địa phương và nhu cầu thị trường. Trong 6 tháng cuối năm 2013, đầu năm 2014, Bộ đã phối hợp với các địa phương, hướng dẫn nông dân chuyển đối trên 87.000 ha lúa sang trồng ngô, vừng, rau…
Bên cạnh những kết quả đã đạt được việc triển khai Đề án ở các địa phương còn chậm, lúng túng. Một số ý kiến đề xuất, cần tiếp tục cụ thể hóa Đề án tái cơ cấu theo các lĩnh vực, các chuyên ngành, vùng miền; đổi mới cơ chế chính sách, nhất là việc áp dụng khoa học công nghệ phải được triển khai mạnh mẽ và triệt để hơn nữa.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, mặc dù các Bộ, ngành Trung ương luôn quan tâm, song tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đang có xu hướng chậm lại, nhiều lĩnh vực hiệu quả thấp, gặp nhiều khó khăn và kém bền vững. Sản lượng các loại sản phẩm, xuất khẩu đều tăng mạnh, nhưng thu nhập của nông dân vẫn thấp, đời sống còn khó khăn. Trong 2 năm tới đề nghị các địa phương tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức tạo sự quyết tâm cao trong toàn ngành. Tái cơ cấu không phải là điều chỉnh và ứng phó với tình huống, tái cơ cấu là sự điều chỉnh những điều rất căn bản của nền nông nghiệp.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao, trong khi nhiều bộ ngành khác còn đang lúng túng chưa định đình hình rõ thế nào là tái cơ cấu thì Bộ NN&PTNT đã triển khai thực hiện và có những kết quả bước đầu Đề án tái cơ cấu trong ngành nông nghiệp.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu, trong thời gian tới Bộ NN&PTNT cần tiếp tục quán triệt tới các cấp, ngành chức năng, doanh nghiệp, người nông dân về Đề án; đưa ra những mô hình để so sánh, đồng thời thúc đẩy các mô hình và khả năng sáng tạo của toàn bộ hệ thống từ doanh nghiệp đến người nông dân.Tiếp tục nghiên cứu, cung cấp thông tin về thị trường cho người dân cho doannh nghiệp.
Bộ NN&PTNT chủ trì, tiếp tục là đầu mối theo dõi toàn bộ triển khai Đề án của cả nước và địa phương, kịp thời nắm bắt các kiến nghị để đề xuất với Chính phủ để xử lý nhanh, kịp thời, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo.
Tại Hội nghị Bộ NN&PTNT đã phát động phong trào thi đua “Toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chung sức thực hiện tái cơ cấu ngành, xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2014 - 2015 đến năm 2020.
Hoàng Văn theo kinhtenongthon.com.vn |