Sơ kết 3 năm xây dựng nông thôn mới tại các huyện, thị Hà Nội: Nhiều xã đạt đủ 19 tiêu chí
- Thứ hai - 23/12/2013 01:47
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Từ đầu tháng 12 tới nay, các huyện, thị của TP.Hà Nội đã tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy về “Xây dựng nông thôn mới; Phát triển nông nghiệp; Từng bước nâng cao đời sống nông dân”.
Theo báo cáo của Huyện ủy Quốc Oai, sau 3 năm thực hiện Chương trình 02, đến nay sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng tập trung, hiệu quả. Số trang trại chăn nuôi tăng mạnh. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2013 của huyện đạt bình quân 92 triệu đồng/ha, tăng 25,4 triệu đồng/ha so với năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 20 triệu đồng/người/năm, cao hơn năm 2010 là 6,3 triệu đồng.
Về xây dựng NTM, huyện Quốc Oai có xã điểm Nghĩa Hương đã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí NTM; 1 xã đạt và cơ bản đạt 17/19 tiêu chí; 16 xã đạt và cơ bản đạt 10 - 14 tiêu chí; 2 xã đạt và cơ bản đạt 9 tiêu chí. Tính đến thời điểm này, huyện Quốc Oai cơ bản hoàn thành dồn điền đổi thửa tại 3 xã Nghĩa Hương, Cấn Hữu và Thạch Thán với tổng diện tích 557,92ha; 15 xã còn lại đã được phê duyệt phương án dồn điền đổi thửa và quy hoạch giao thông thủy lợi nội đồng với diện tích hơn 3.700ha, dự kiến hoàn thành trong năm 2013.
Ở huyện Gia Lâm, sau 3 năm triển khai Chương trình 02, đến nay sản xuất nông nghiệp của huyện đã có nhiều chuyển biến đáng khích lệ. Huyện đã triển khai nhiều mô hình sản xuất lúa chất lượng cao với quy mô tập trung, hiệu quả; xây dựng các vùng sản xuất cho giá trị kinh tế cao, trong đó, vùng sản xuất rau an toàn 250ha; vùng cây ăn quả tập trung 703ha; hoa cây cảnh 143ha, tăng 309ha so với năm 2010.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 24,4 triệu đồng/người/năm, cao hơn 11,4 triệu đồng so với năm 2010. Ông Nguyễn Văn Trịnh – Bí thư Huyện ủy huyện Gia Lâm cho biết, tính đến nay, Gia Lâm có 3 xã đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí xây dựng NTM.
Huyện Mỹ Đức cũng vừa tiến hành sơ kết xây dựng NTM tại xã điểm Phùng Xá và công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện. Mỹ Đức là huyện về đích sớm nhất thành phố trong dồn điền đổi thửa. Đến nay, toàn huyện đã có 20/22 xã hoàn thành dồn điền đổi thửa với diện tích gần 7.500ha, đạt 99% diện tích. Trong xây dựng NTM, xã điểm Phùng Xá đã cơ bản hoàn thành, đời sống của nhân dân được nâng lên, số hộ nghèo giảm đáng kể từ 11% xuống còn 4%.
Để tiếp tục thực hiện tốt Chương trình 02 của Thành ủy, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Công Soái nhấn mạnh, trong thời gian tới, huyện Mỹ Đức tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, cần chỉ đạo các địa phương đã dồn được 3 ô thửa tiếp tục dồn 1 đến 2 ô thửa...
Huyện Thanh Oai cũng vừa tổ chức hội nghị sơ kết Chương trình 02 của Thành ủy, tổng kết mô hình xây dựng NTM tại xã điểm Hồng Dương và công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn. Đến nay, huyện có xã điểm Hồng Dương đã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí NTM; 11 xã đã đạt và cơ bản đạt từ 11-15 tiêu chí; 9 xã còn lại đạt và cơ bản đạt 7-9 tiêu chí. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 23 triệu đồng/người/năm, tăng 58% so với năm 2010. Diện tích đã dồn điền đổi thửa được hơn 7.000ha trên tổng số 8.230ha.
Huyện Hoài Đức cũng đã tổ chức sơ kết Chương trình 02 và tổng kết mô hình xây dựng NTM tại xã điểm Yên Sở và công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện. Sau 3 năm triển khai Chương trình 02, đến nay sản xuất nông nghiệp của huyện Hoài Đức có bước tăng trưởng đáng kể, năng suất lúa tăng 13,7 tạ/ha so với năm 2010. Toàn huyện có 650ha cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, tăng 200ha so với năm 2010.
Giá trị canh tác đạt 170 triệu đồng/ha. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 toàn huyện đạt 32,1 triệu đồng/người, tăng 11,1 triệu đồng/người so với năm 2010. Ông Nguyễn Quang Đức – Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức cho biết, tính đến nay, huyện Hoài Đức có 4 xã cơ bản đạt NTM là Yên Sở, An Khánh, Kim Chung và Đông La.
Huyện Đan Phượng đang phấn đấu 100% số xã đạt đủ tiêu chí về xây dựng NTM. Đây cũng là mục tiêu phấn đấu của huyện Đan Phượng được đưa ra tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình 02. Trong 3 năm qua, huyện Đan Phượng huy động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và nhân dân đóng góp được hơn 1.100 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới, cụ thể đã bê tông hóa được 131,2km đường làng, ngõ xóm, 22km đường trục thôn, 113 tuyến đường nội đồng với 65km…
Sau 3 năm tập trung xây dựng NTM, đến nay huyện Đan Phượng có 12/15 xã cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí NTM. Trong đó, có 5 xã đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí.
Theo báo cáo của Huyện ủy Quốc Oai, sau 3 năm thực hiện Chương trình 02, đến nay sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng tập trung, hiệu quả. Số trang trại chăn nuôi tăng mạnh. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2013 của huyện đạt bình quân 92 triệu đồng/ha, tăng 25,4 triệu đồng/ha so với năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 20 triệu đồng/người/năm, cao hơn năm 2010 là 6,3 triệu đồng.
Nông nghiệp phát triển, đời sống của người nông dân ở các huyện ngoại thành Hà Nội ngày càng được nâng cao.
Về xây dựng NTM, huyện Quốc Oai có xã điểm Nghĩa Hương đã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí NTM; 1 xã đạt và cơ bản đạt 17/19 tiêu chí; 16 xã đạt và cơ bản đạt 10 - 14 tiêu chí; 2 xã đạt và cơ bản đạt 9 tiêu chí. Tính đến thời điểm này, huyện Quốc Oai cơ bản hoàn thành dồn điền đổi thửa tại 3 xã Nghĩa Hương, Cấn Hữu và Thạch Thán với tổng diện tích 557,92ha; 15 xã còn lại đã được phê duyệt phương án dồn điền đổi thửa và quy hoạch giao thông thủy lợi nội đồng với diện tích hơn 3.700ha, dự kiến hoàn thành trong năm 2013.
Ở huyện Gia Lâm, sau 3 năm triển khai Chương trình 02, đến nay sản xuất nông nghiệp của huyện đã có nhiều chuyển biến đáng khích lệ. Huyện đã triển khai nhiều mô hình sản xuất lúa chất lượng cao với quy mô tập trung, hiệu quả; xây dựng các vùng sản xuất cho giá trị kinh tế cao, trong đó, vùng sản xuất rau an toàn 250ha; vùng cây ăn quả tập trung 703ha; hoa cây cảnh 143ha, tăng 309ha so với năm 2010.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 24,4 triệu đồng/người/năm, cao hơn 11,4 triệu đồng so với năm 2010. Ông Nguyễn Văn Trịnh – Bí thư Huyện ủy huyện Gia Lâm cho biết, tính đến nay, Gia Lâm có 3 xã đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí xây dựng NTM.
Huyện Mỹ Đức cũng vừa tiến hành sơ kết xây dựng NTM tại xã điểm Phùng Xá và công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện. Mỹ Đức là huyện về đích sớm nhất thành phố trong dồn điền đổi thửa. Đến nay, toàn huyện đã có 20/22 xã hoàn thành dồn điền đổi thửa với diện tích gần 7.500ha, đạt 99% diện tích. Trong xây dựng NTM, xã điểm Phùng Xá đã cơ bản hoàn thành, đời sống của nhân dân được nâng lên, số hộ nghèo giảm đáng kể từ 11% xuống còn 4%.
Để tiếp tục thực hiện tốt Chương trình 02 của Thành ủy, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Công Soái nhấn mạnh, trong thời gian tới, huyện Mỹ Đức tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, cần chỉ đạo các địa phương đã dồn được 3 ô thửa tiếp tục dồn 1 đến 2 ô thửa...
Huyện Thanh Oai cũng vừa tổ chức hội nghị sơ kết Chương trình 02 của Thành ủy, tổng kết mô hình xây dựng NTM tại xã điểm Hồng Dương và công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn. Đến nay, huyện có xã điểm Hồng Dương đã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí NTM; 11 xã đã đạt và cơ bản đạt từ 11-15 tiêu chí; 9 xã còn lại đạt và cơ bản đạt 7-9 tiêu chí. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 23 triệu đồng/người/năm, tăng 58% so với năm 2010. Diện tích đã dồn điền đổi thửa được hơn 7.000ha trên tổng số 8.230ha.
Huyện Hoài Đức cũng đã tổ chức sơ kết Chương trình 02 và tổng kết mô hình xây dựng NTM tại xã điểm Yên Sở và công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện. Sau 3 năm triển khai Chương trình 02, đến nay sản xuất nông nghiệp của huyện Hoài Đức có bước tăng trưởng đáng kể, năng suất lúa tăng 13,7 tạ/ha so với năm 2010. Toàn huyện có 650ha cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, tăng 200ha so với năm 2010.
Giá trị canh tác đạt 170 triệu đồng/ha. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 toàn huyện đạt 32,1 triệu đồng/người, tăng 11,1 triệu đồng/người so với năm 2010. Ông Nguyễn Quang Đức – Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức cho biết, tính đến nay, huyện Hoài Đức có 4 xã cơ bản đạt NTM là Yên Sở, An Khánh, Kim Chung và Đông La.
Huyện Đan Phượng đang phấn đấu 100% số xã đạt đủ tiêu chí về xây dựng NTM. Đây cũng là mục tiêu phấn đấu của huyện Đan Phượng được đưa ra tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình 02. Trong 3 năm qua, huyện Đan Phượng huy động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và nhân dân đóng góp được hơn 1.100 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới, cụ thể đã bê tông hóa được 131,2km đường làng, ngõ xóm, 22km đường trục thôn, 113 tuyến đường nội đồng với 65km…
Sau 3 năm tập trung xây dựng NTM, đến nay huyện Đan Phượng có 12/15 xã cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí NTM. Trong đó, có 5 xã đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí.
Nguồn: Danviet.vn