Sức sống mới trên vùng đất bãi

Sức sống mới trên vùng đất bãi
Vùng đất bãi ven sông thuộc xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) trước kia lấy chủ lực là cây ngô và chỉ được canh tác ít vụ nên cho hiệu quả kinh tế thấp. Những năm gần đây, hơn 100ha đất bãi “lột xác”, bóng dáng của những mô hình nhà màng, nhà lưới trồng rau công nghệ cao đã xuất hiện

Những dải đất bãi xanh tươi và trù phú đang từng ngày mang lại kinh tế khấm khá cho người dân nơi đây, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn mới của Thủ đô.

Đất bãi mà hái ra tiền

Về xã Hồng Thái những ngày này, hẳn nhiều người không khỏi ngạc nhiên vì sự thay da đổi thịt của mảnh đất ven sông Hồng. Trải khắp các trục đường chính dẫn đến cánh bãi là những khu nuôi trồng thủy sản đan xen trong vườn cây trái xanh mướt mát. Dù là ở vùng bãi với hàng chục trang trại nối liền nhau nhưng khách lạ có thể dễ dàng tìm được địa chỉ muốn đến bởi các khu đều đã được quy hoạch khoa học và có hướng dẫn chỉ đường bài bản.

Nhắc chuyện đất bãi đổi thay, anh Đồng Quốc Dân (41 tuổi, thôn Duyên Yết) ngưng tay tưới nước cho 0,36ha bưởi giống hồ hởi: “Trước đây gia đình tôi trồng ngô, dù chăm bón hay cố gắng cách mấy cũng chỉ thu được khoảng 2 tạ rưỡi ngô/sào, tương đương hơn 2 triệu đồng/năm. Năng suất thấp, hơn nữa, trồng ngô đầu ra thường bị thương lái ép giá. Nay, cùng diện tích nhưng tôi chuyển sang trồng bưởi giống, công sức bỏ ra ít nhưng lợi nhuận thu được cao gấp 5 – 7 lần. Đầu năm tôi nhập cây giống là 10.000 đồng/cây, cuối năm tôi xuất bán là 50.000 – 70.000 đồng/cây. Vườn 1 vạn cây, trừ chi phí cho lợi nhuận từ 20 – 50 triệu đồng. Đó là với diện tích cây non, với cây 2 năm tuổi lợi nhuận còn cao hơn, hiện thương lái đến tận vườn trả tôi 300.000 đồng/cây, tôi vẫn chưa muốn bán. Nhờ canh tác đất bãi tôi có vốn để mở thêm xưởng may ở nhà. Hiện tại, xưởng có số lao động thường xuyên là 30 người”.

Suc song moi tren vung dat bai - Anh 1

Cây măng tây xanh đem lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng đất bãi xã Hồng Thái

Theo lời anh Dân, nếu như trước kia bóng dáng của mô hình nhà màng trồng rau màu công nghệ cao hay những khu nhà chăn nuôi hiện đại chỉ xuất hiện trên ti vi thì nay nó đã hiện hữu ở vùng đất bãi này. Sự thay đổi chẳng nói đâu xa có thể thấy ngay được trong việc người nông dân giờ đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn. “Làm nông giờ nhàn hạ, máy móc và đường điện được kéo đến tận ruộng. Chỉ mấy năm trước thôi, tôi và 2 nhân công mỗi khi muốn trừ sâu bệnh cho ngô phải sử dụng bình 20 lít đeo trên lưng, mất chẵn 2 ngày ròng rã mới làm xong. Giờ trừ sâu bệnh cho bưởi chỉ mất chưa đầy 3 giờ vừa làm vừa nghỉ. Thay đổi ở đây chứ đâu xa xôi” – anh Dân chia sẻ.

Theo nhiều người canh tác ở đây, thay bằng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún giờ những khu đất được nối nhau bằng thửa lớn rất thuận lợi cho trồng trọt hoặc chăn nuôi tập trung. Không chỉ vậy, chính quyền địa phương còn sát cánh với nông dân bằng cách hỗ trợ máy móc, công nghệ, mở lớp tập huấn hướng dẫn chuyển đổi cây trồng. Nhờ sự vào cuộc kịp thời này, máy làm đất, máy lên luống, hệ thống điện, đường ống tưới tiêu… đã được lắp đặt, rải đều khắp khu bãi.

Những người tiên phong

Điểm dễ nhận thấy nhất khi tiếp xúc với những người nông dân ở xã Hồng Thái đó là sự năng động, chịu khó, dám thử sức sản xuất ở những cây trồng mới theo hướng nông nghiệp hữu cơ, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường tiêu dùng. Điển hình là việc nhiều hộ đã mạnh dạn phát triển cây măng tây xanh trên đất bãi, một loại rau “khó tính” và đặc biệt tiêu tốn nhiều công sức của người sản xuất.

Những dải đất bãi xanh tươi và trù phú đang từng ngày mang lại kinh tế khấm khá cho người dân nơi đây, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn mới của Thủ đô.

Đất bãi mà hái ra tiền

Về xã Hồng Thái những ngày này, hẳn nhiều người không khỏi ngạc nhiên vì sự thay da đổi thịt của mảnh đất ven sông Hồng. Trải khắp các trục đường chính dẫn đến cánh bãi là những khu nuôi trồng thủy sản đan xen trong vườn cây trái xanh mướt mát. Dù là ở vùng bãi với hàng chục trang trại nối liền nhau nhưng khách lạ có thể dễ dàng tìm được địa chỉ muốn đến bởi các khu đều đã được quy hoạch khoa học và có hướng dẫn chỉ đường bài bản.

Nhắc chuyện đất bãi đổi thay, anh Đồng Quốc Dân (41 tuổi, thôn Duyên Yết) ngưng tay tưới nước cho 0,36ha bưởi giống hồ hởi: “Trước đây gia đình tôi trồng ngô, dù chăm bón hay cố gắng cách mấy cũng chỉ thu được khoảng 2 tạ rưỡi ngô/sào, tương đương hơn 2 triệu đồng/năm. Năng suất thấp, hơn nữa, trồng ngô đầu ra thường bị thương lái ép giá. Nay, cùng diện tích nhưng tôi chuyển sang trồng bưởi giống, công sức bỏ ra ít nhưng lợi nhuận thu được cao gấp 5 – 7 lần. Đầu năm tôi nhập cây giống là 10.000 đồng/cây, cuối năm tôi xuất bán là 50.000 – 70.000 đồng/cây. Vườn 1 vạn cây, trừ chi phí cho lợi nhuận từ 20 – 50 triệu đồng. Đó là với diện tích cây non, với cây 2 năm tuổi lợi nhuận còn cao hơn, hiện thương lái đến tận vườn trả tôi 300.000 đồng/cây, tôi vẫn chưa muốn bán. Nhờ canh tác đất bãi tôi có vốn để mở thêm xưởng may ở nhà. Hiện tại, xưởng có số lao động thường xuyên là 30 người”.

Suc song moi tren vung dat bai - Anh 1

Cây măng tây xanh đem lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng đất bãi xã Hồng Thái

Theo lời anh Dân, nếu như trước kia bóng dáng của mô hình nhà màng trồng rau màu công nghệ cao hay những khu nhà chăn nuôi hiện đại chỉ xuất hiện trên ti vi thì nay nó đã hiện hữu ở vùng đất bãi này. Sự thay đổi chẳng nói đâu xa có thể thấy ngay được trong việc người nông dân giờ đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn. “Làm nông giờ nhàn hạ, máy móc và đường điện được kéo đến tận ruộng. Chỉ mấy năm trước thôi, tôi và 2 nhân công mỗi khi muốn trừ sâu bệnh cho ngô phải sử dụng bình 20 lít đeo trên lưng, mất chẵn 2 ngày ròng rã mới làm xong. Giờ trừ sâu bệnh cho bưởi chỉ mất chưa đầy 3 giờ vừa làm vừa nghỉ. Thay đổi ở đây chứ đâu xa xôi” – anh Dân chia sẻ.

Theo nhiều người canh tác ở đây, thay bằng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún giờ những khu đất được nối nhau bằng thửa lớn rất thuận lợi cho trồng trọt hoặc chăn nuôi tập trung. Không chỉ vậy, chính quyền địa phương còn sát cánh với nông dân bằng cách hỗ trợ máy móc, công nghệ, mở lớp tập huấn hướng dẫn chuyển đổi cây trồng. Nhờ sự vào cuộc kịp thời này, máy làm đất, máy lên luống, hệ thống điện, đường ống tưới tiêu… đã được lắp đặt, rải đều khắp khu bãi.

Những người tiên phong

Điểm dễ nhận thấy nhất khi tiếp xúc với những người nông dân ở xã Hồng Thái đó là sự năng động, chịu khó, dám thử sức sản xuất ở những cây trồng mới theo hướng nông nghiệp hữu cơ, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường tiêu dùng. Điển hình là việc nhiều hộ đã mạnh dạn phát triển cây măng tây xanh trên đất bãi, một loại rau “khó tính” và đặc biệt tiêu tốn nhiều công sức của người sản xuất.

Hỏi chuyện những người nông dân đang cặm cụi làm cỏ trên thửa đất canh tác măng tây xanh rộng bát ngát, tôi được biết chị Phan Thị Điệu (57 tuổi) là một trong ít người dám liều mình đầu tư trồng thử nghiệm hẳn 2ha loại cây mới này. Không chỉ vậy, công tác mở rộng sản xuất của chị hiện vẫn chưa dừng lại. Chị Điệu ấp ủ tham vọng sẽ đưa các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ sạch tới từng siêu thị, bếp ăn công nghiệp ở Phú Xuyên.

Suc song moi tren vung dat bai - Anh 2

Nông dân khu đất bãi giờ đã biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Trong khu nhà màng rộng 4000m2, chuyên sử dụng để canh trồng rau an toàn và ươm măng tây xanh chị Điệu cho biết: “Đầu ra của sản phẩm rất đảm bảo, có bao nhiêu hết bấy nhiêu. Tôi chưa đưa được măng tây xanh vào được siêu thị bởi… không đủ cung cấp. Nhu cầu về măng tây xanh giờ lớn lắm, thị trường rất ưa chuộng. Trước tôi có 2ha, nay sẽ mở rộng hơn. Về các loại rau an toàn, hiện tại tôi chủ yếu cung cấp cho các bếp ăn khu công nghiệp”.

Đầu năm 2013, huyện Phú Xuyên đã tổ chức cho cán bộ xã Hồng Thái đi học kỹ thuật trồng măng tây xanh. Dù được hỗ trợ vốn nhưng người dân vẫn e dè. Thấy vậy, chị Điệu quyết định tiên phong trồng thí điểm loại cây này. Theo kinh nghiệm của chị Điệu, cây măng tây xanh trồng không quá phức tạp như mọi người suy nghĩ. Quy trình thường là, sau khi ươm giống trong bầu khoảng 3 tháng thì cây được mang ra vườn trồng. Trước khi trồng, phải lên luống 30cm, bón lót bằng phân chuồng hoai mục. Mỗi hốc trồng 1 cây, khoảng cách giữa cây với cây là 40 - 50 cm, có thể trồng từ 550 - 700 gốc/sào.

Có một điểm lạ, khác với các loại rau màu khác, măng tây xanh là giống cây không ưa thuốc bảo vệ thực vật. Cây chủ yếu mắc các bệnh về nấm mốc, khi bị bệnh, chỉ cần rắc vôi bột là có thể khỏi hẳn. Đáng lưu ý, măng tây xanh chỉ một lần trồng nhưng có thể cho thu hoạch 10 năm, thậm chí 15 năm nếu chăm sóc tốt. Sau 6 tháng trồng là có thể thu hoạch, năng suất năm đầu tiên đạt 2kg/sào/ngày, từ năm thứ tư trở đi có thể thu trên 5kg/sào/ngày. Chị Điệu nhẩm tính, nếu giá bán 80.000 - 100.000 đồng/kg như hiện nay, cây trồng này có thể mang thu nhập gấp 10 lần trồng ngô, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người nông dân.

Đầu tháng 3/2017, xã Hồng Thái vinh dự được UBND thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Theo báo cáo 6 tháng đầu năm của UBND xã Hồng Thái, thu nhập bình quân năm 2016 của người dân đạt hơn 33 triệu đồng/người/năm. Tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 1,05%, lao động thường xuyên có việc làm đạt 94,2%. Hiện Hồng Thái đang xây dựng, phát triển vùng bãi hợn 100ha thành vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm, áp dụng sản xuất khoa học công nghệ đem lại thu nhập cao cho nhân dân, trong đó có việc thực hiện tốt đề án trồng cây măng tây xanh giàu chất dinh dưỡng.

Được biết, năm 2016 trừ hết mọi chi phí, gia đình chị Điệu thu lãi hơn 200 triệu đồng từ loại cây trồng mới này. Thời gian tới, chị dự định mở rộng khu sản xuất măng tây ra 3,6ha. Theo tìm hiểu, để phát triển mô hình trồng măng tây và rau sạch này, chị Điệu luôn duy trì đều đặn việc làm cho 25 người với mức lương 3 – 5 triệu đồng/người.

Ngoài việc phát triển các giống cây mới cho năng suất cao, một điểm đáng ghi nhận được từ xã Hồng Thái đó là mạnh dạn nhân rộng mô hình trang trại nhỏ. Trang trại của ông Tạ Đình Căn, Chủ tịch Hội Nông dân xã là một ví dụ. Dù khu trang trại của ông Căn chỉ có diện tích 2,7ha, nhưng nhờ biết ứng dụng kỹ thuật vào chăn nuôi nên ông nuôi 2.500 con lợn. Gần đây, ông còn đầu tư nhà lưới đưa công nghệ sản xuất nấm vào với diện tích 1.000m2, bước đầu cho hiệu quả tốt. Bên cạnh trang trại của ông Căn, hiện mô hình VAC của anh Đồng Duy Hưng, thôn Duyên Yết cũng đem lại hiệu quả cao, trở thành trang trại “điểm” trong vùng. Theo đó, trang trại của anh Hưng đã tập trung chăn nuôi quy mô 300 lợn thịt kết hợp ao cá và canh tác cây ăn quả… Mô hình này hiện mang lại thu nhập cho anh Hưng hàng trăm triệu đồng/năm.

Có thể thấy, tập trung khai thác thế mạnh vùng đất bãi đang là hướng đi hiệu quả trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở xã Hồng Thái. Đáng ghi nhận hơn, bằng sự nhanh nhạy của mình, những nông dân nơi đây đã và đang “biến” sản phẩm nông nghiệp giá trị cao, thành nơi “hái” ra tiền, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế địa phương.

Theo Đinh Luyện/laodongthudo.vn