Theo đó, Ban chỉ đạo Đề án phải thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong năm 2013 và những năm tới.
Cụ thể, Ban chỉ đạo Đề án cần bổ sung các mục tiêu Đề án này, trong đó quy định rõ trách nhiệm của địa phương trong việc sử dụng hiệu quả nguồn quỹ quốc gia đầu tư; bổ sung chính sách đào tạo nghề cho hộ nghèo và hộ cận nghèo, gắn với Chương trình giảm nghèo - tăng hộ khá của thành phố.
Đề án phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các ngành dịch vụ và công nghiệp trọng điểm của thành phố.
Phấn đấu trong giai đoạn 2013-2015, đào tạo khoảng 118.000 lao động nông nghiệp, nâng tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo đạt ít nhất 70% vào cuối năm 2015; lao động sau học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ có hiệu quả cao hơn, đạt ít nhất 75- 80%; giai đoạn 2016-2020 đào tạo thêm khoảng 120.000 lao động nông nghiệp.
Phấn đấu đến năm 2020, đại bộ phận lao động nông thôn được đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu sản xuất dịch vụ tại địa bàn…
Hồ Châu