Tái cơ cấu để đối phó biến đổi khí hậu
- Thứ bảy - 04/06/2016 11:10
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Đòi hỏi cấp bách
Tại hội thảo khoa học “Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình cánh đồng mẫu lớn ở khu vực ĐBSCL” do Học viện Chính trị khu vực IV tổ chức tại Cần Thơ vào cuối tháng 4 vừa qua, có ý kiến cho rằng việc triển khai mô hình cánh đồng lớn, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Từ năm 2013 đến nay tuy đã đạt được một số kết quả, song đó mới chỉ là sự thể nghiệm bước đầu một cách làm mới, xóa bỏ hình thức sản xuất nhỏ lẻ của kinh tế hộ nông dân nước ta.
Theo đánh giá của các chuyên gia, thực tiễn ở khu vực ĐBSCL đã chỉ ra việc liên kết sản xuất, tiêu thụ trong cánh đồng lớn đã bộc lộ nhiều khó khăn, thách thức và nhiều bất ổn trong xây dựng. Vì đến nay vẫn còn quá nhiều hộ nông dân canh tác nhỏ lẻ, phân tán. Năng lực của các doanh nghiệp chế biến trong nước hiện còn rất yếu, hầu hết chỉ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể đáp ứng được vai trò của mình trong quá trình tái cơ cấu ngành, nếu không có những đột phá từ chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp chế biến, cũng như từ sự nỗ lực vươn lên từ chính các doanh nghiệp này.
Thực trạng trên cùng với tác động của biến đổi khí hậu, và tình hình hạn, mặn vừa qua đã chỉ ra thêm một rủi ro mà các liên kết chuỗi giá trị này phải đối mặt. Đó là các doanh nghiệp và nông dân vùng ĐBSCL hoàn toàn bị động trước biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đặc biệt là sự suy giảm rõ rệt nguồn nước ngọt trên sông Tiền, sông Hậu do phía thượng nguồn gây ra sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất. Hơn nữa, đến nay bảo hiểm nông nghiệp chưa phát triển và điều này không thể đảm bảo cho nông dân và doanh nghiệp trước những rủi ro mất mùa hay bị thiên tai. Chính điều này đã khiến cho việc xây dựng những chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp, một nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp gặp thêm nhiều khó khăn.
Chính vì thế, việc thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp trước biến đổi khí hậu cần phải được tăng tốc triển khai hơn nữa với việc giải quyết những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Như vậy, giải pháp trước mắt là tập trung tháo gỡ những khó khăn cho sản xuất nông nghiệp như: Chuyển đổi cây trồng phù hợp, đầu tư hệ thống thủy lợi… nhằm cải thiện thu nhập của nông dân, để từng bước xây dựng đội ngũ nông dân hiện đại, chuyên nghiệp. Song song đó là giải quyết những “điểm nghẽn” của doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản.
Trợ lực cho doanh nghiệp
Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến nông sản đang vấp phải những khó khăn cần được tháo gỡ như các cơ chế, chính sách về đất đai, nhà xưởng, cơ chế tài chính tín dụng và thông tin thị trường. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, cần phải có chính sách tạo quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho các công đoạn sau thu hoạch như phơi sấy, chế biến, kho chứa… Chính vì thế, doanh nghiệp muốn thuê đất phải chịu chi phí trung gian, chi phí quản lý lớn do ký hợp đồng với nhiều hộ nhỏ lẻ.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn khó tiếp cận vốn tín dụng gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), có đến 65,5% đánh giá việc tiếp cận vốn tín dụng khó khăn là yếu tố cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó có 20,9% đánh giá là cản trở, 29,6% đánh giá là cản trở nghiêm trọng và 14,9% đánh giá là cản trở rất nghiêm trọng. Do thủ tục phức tạp nên kể cả khi có gói tín dụng hỗ trợ của nhà nước thì cũng rất khó để nông dân và doanh nghiệp nhỏ tiếp cận dù họ có nhu cầu thật sự.
Nguyên nhân doanh nghiệp và ngân hàng khó “gặp nhau”, là các ngân hàng ngại gặp nhiều rủi ro cho vay với nông nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ phải có giải pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động bảo hiểm nông nghiệp. Bởi điều này sẽ giúp cho ngân hàng mạnh dạn rót vốn cho các doanh nghiệp và từ đó các ngân hàng sẽ tạo ra nhiều các sản phẩm tín dụng đặc thù cho nông nghiệp, nông thôn. Chính vì thế, đối với các doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ và vừa, vẫn tiếp tục các chính sách ưu tiên với mức độ mạnh hơn, thuận lợi hơn để tiếp cận các nguồn vốn tín dụng thúc đẩy sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, mở rộng hoạt động tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng tín dụng, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Trong việc hỗ các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các bộ ngành thường xuyên cung cấp thông tin về thị trường, ngành hàng, các quy định, rào cản của các thị trường xuất khẩu mục tiêu: Tăng cường tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp giữa doanh nghiệp với chính quyền địa phương, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tổ chức giới thiệu, hướng dẫn cụ thể về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhằm giúp doanh nghiệp hiểu chính xác và đầy đủ về các nội dung cốt lõi của TPP để định hướng chiến lược kinh doanh phù hợp.
Cũng theo IPSARD, Chính phủ tiếp tục điều chỉnh, ban hành những chính sách ưu đãi phù hợp để khuyến khích đầu tư của các nhà đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông, thủy sản để hỗ trợ thúc đẩy thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đồng thời còn giảm thiểu khó khăn của các khu vực kinh tế trong nước thông qua việc thực hiện giải pháp liên kết doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI với quy mô lớn.
Tại hội thảo khoa học “Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình cánh đồng mẫu lớn ở khu vực ĐBSCL” do Học viện Chính trị khu vực IV tổ chức tại Cần Thơ vào cuối tháng 4 vừa qua, có ý kiến cho rằng việc triển khai mô hình cánh đồng lớn, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Từ năm 2013 đến nay tuy đã đạt được một số kết quả, song đó mới chỉ là sự thể nghiệm bước đầu một cách làm mới, xóa bỏ hình thức sản xuất nhỏ lẻ của kinh tế hộ nông dân nước ta.
Mô hình trồng rau màu sạch, an toàn tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Kim Há - TTXVN |
Thực trạng trên cùng với tác động của biến đổi khí hậu, và tình hình hạn, mặn vừa qua đã chỉ ra thêm một rủi ro mà các liên kết chuỗi giá trị này phải đối mặt. Đó là các doanh nghiệp và nông dân vùng ĐBSCL hoàn toàn bị động trước biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đặc biệt là sự suy giảm rõ rệt nguồn nước ngọt trên sông Tiền, sông Hậu do phía thượng nguồn gây ra sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất. Hơn nữa, đến nay bảo hiểm nông nghiệp chưa phát triển và điều này không thể đảm bảo cho nông dân và doanh nghiệp trước những rủi ro mất mùa hay bị thiên tai. Chính điều này đã khiến cho việc xây dựng những chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp, một nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp gặp thêm nhiều khó khăn.
Chính vì thế, việc thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp trước biến đổi khí hậu cần phải được tăng tốc triển khai hơn nữa với việc giải quyết những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Như vậy, giải pháp trước mắt là tập trung tháo gỡ những khó khăn cho sản xuất nông nghiệp như: Chuyển đổi cây trồng phù hợp, đầu tư hệ thống thủy lợi… nhằm cải thiện thu nhập của nông dân, để từng bước xây dựng đội ngũ nông dân hiện đại, chuyên nghiệp. Song song đó là giải quyết những “điểm nghẽn” của doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản.
Trợ lực cho doanh nghiệp
Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến nông sản đang vấp phải những khó khăn cần được tháo gỡ như các cơ chế, chính sách về đất đai, nhà xưởng, cơ chế tài chính tín dụng và thông tin thị trường. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, cần phải có chính sách tạo quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho các công đoạn sau thu hoạch như phơi sấy, chế biến, kho chứa… Chính vì thế, doanh nghiệp muốn thuê đất phải chịu chi phí trung gian, chi phí quản lý lớn do ký hợp đồng với nhiều hộ nhỏ lẻ.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn khó tiếp cận vốn tín dụng gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), có đến 65,5% đánh giá việc tiếp cận vốn tín dụng khó khăn là yếu tố cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó có 20,9% đánh giá là cản trở, 29,6% đánh giá là cản trở nghiêm trọng và 14,9% đánh giá là cản trở rất nghiêm trọng. Do thủ tục phức tạp nên kể cả khi có gói tín dụng hỗ trợ của nhà nước thì cũng rất khó để nông dân và doanh nghiệp nhỏ tiếp cận dù họ có nhu cầu thật sự.
Nguyên nhân doanh nghiệp và ngân hàng khó “gặp nhau”, là các ngân hàng ngại gặp nhiều rủi ro cho vay với nông nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ phải có giải pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động bảo hiểm nông nghiệp. Bởi điều này sẽ giúp cho ngân hàng mạnh dạn rót vốn cho các doanh nghiệp và từ đó các ngân hàng sẽ tạo ra nhiều các sản phẩm tín dụng đặc thù cho nông nghiệp, nông thôn. Chính vì thế, đối với các doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ và vừa, vẫn tiếp tục các chính sách ưu tiên với mức độ mạnh hơn, thuận lợi hơn để tiếp cận các nguồn vốn tín dụng thúc đẩy sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, mở rộng hoạt động tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng tín dụng, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Trong việc hỗ các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các bộ ngành thường xuyên cung cấp thông tin về thị trường, ngành hàng, các quy định, rào cản của các thị trường xuất khẩu mục tiêu: Tăng cường tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp giữa doanh nghiệp với chính quyền địa phương, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tổ chức giới thiệu, hướng dẫn cụ thể về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhằm giúp doanh nghiệp hiểu chính xác và đầy đủ về các nội dung cốt lõi của TPP để định hướng chiến lược kinh doanh phù hợp.
Cũng theo IPSARD, Chính phủ tiếp tục điều chỉnh, ban hành những chính sách ưu đãi phù hợp để khuyến khích đầu tư của các nhà đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông, thủy sản để hỗ trợ thúc đẩy thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đồng thời còn giảm thiểu khó khăn của các khu vực kinh tế trong nước thông qua việc thực hiện giải pháp liên kết doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI với quy mô lớn.
Theo Anh Đức- Duy Khương - Thu Hiền/baotintuc.vn