Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
- Thứ tư - 26/06/2019 02:25
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Huy Hậu thăm mô hình sản xuất, nhân giống lan hồ điệp của Công ty CP Phát triển Agri-Tech (huyện Hoành Bồ). Ảnh: Hồng Việt
Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2010-2015, Tỉnh ủy đã chỉ đạo quyết liệt bằng việc ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU về xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; thành lập Ban Chỉ đạo do Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng Ban; thành lập Ban Xây dựng NTM chuyên trách thuộc UBND tỉnh. Trong giai đoạn này, thực hiện phương châm “Lấy công nghiệp, dịch vụ thúc đẩy nông nghiệp; lấy thành thị dẫn dắt nông thôn” và “Cộng đồng dân cư ở nông thôn là chủ thể chương trình”, tỉnh đã xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và thu hút doanh nghiệp có tiềm năng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Những năm đầu, tỉnh ưu tiên ngân sách để đầu tư cho chương trình xây dựng NTM, sau đó chuyển hướng bằng cách tăng cường xã hội hóa, giảm tỷ trọng đầu tư từ ngân sách (từ 1.843 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 200 tỷ đồng vào năm 2015) nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu đề ra. Giai đoạn 2010-2015, tổng huy động vốn cho chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đạt trên 57.700 tỷ đồng, nhưng ngân sách nhà nước chỉ chiếm 11,6%.
Đến giai đoạn 2016-2018, tổng huy động nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đạt trên 72.000 tỷ đồng; trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 3.208 tỷ đồng (4,43%), nguồn vốn doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trên 27.000 tỷ đồng (37,8%), vốn vay tín dụng trên 41.719 tỷ đồng (57,7%). Qua đó, đã cho thấy sự chủ động vào cuộc tích cực của người dân nông thôn.
Bên cạnh lợi ích về tiết kiệm ngân sách, con số trên còn được coi là một trong những tín hiệu vui của ngành Nông nghiệp khi thực hiện tái cơ cấu. Đó chính là sự thay đổi, chuyển biến rõ nét về tư duy, nhận thức của người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn trong phát triển nông nghiệp. Từ đây, những nông dân triệu phú ngày một xuất hiện nhiều hơn; doanh nghiệp đã mạnh dạn hơn khi phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp.
Các hộ nuôi tôm công nghiệp ở huyện Đầm Hà tham quan, tìm hiểu việc nuôi tại Tập đoàn Việt Úc. Ảnh: Hải Hà
Từ chương trình xây dựng NTM đã tạo nền tảng vững chắc cho ngành Nông nghiệp thực hiện tái cơ cấu đạt được nhiều kết quả. Tính từ thời điểm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ (năm 2013), đến nay, Quảng Ninh đã nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững ngành Nông nghiệp trên cả 4 lĩnh vực sản xuất chủ đạo, là: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp.
Cụ thể, tỉnh tiếp tục chú trọng cho công tác quy hoạch và hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. Từ đó, hình thành các vùng sản xuất trọng điểm, như: Vùng lúa chất lượng cao ở Đông Triều, Quảng Yên; vùng rau, hoa ở Quảng Yên, Hoành Bồ; vùng chè ở Hải Hà, Đầm Hà; vùng cây ăn quả như na ở Đông Triều, thanh long ruột đỏ, vải chín sớm ở Uông Bí; vùng cây dong riềng ở Bình Liêu, Tiên Yên...
Lĩnh vực chăn nuôi, hướng sản xuất là chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang mô hình trang trại, gia trại công nghiệp và công nghệ cao, đa dạng hóa các sản phẩm. Đối tượng vật nuôi chủ lực được xác định thứ tự ưu tiên lợn, gà, bò thịt, bò sữa. Đến nay, toàn tỉnh có trên 214 trang trại, tăng gần gấp đôi.
Lĩnh vực thủy sản phát triển toàn diện cả về nuôi trồng, khai thác và chế biến. Tỉnh đã mở rộng các vùng nuôi trồng tập trung bảo đảm an toàn dịch bệnh, phát triển các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Sản lượng nuôi trồng bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng 7,9%/năm, dự kiến giai đoạn 2016-2020 tăng 8,7%/năm. Hạ tầng thủy lợi được khai thác, sử dụng có hiệu quả góp phần phòng, chống thiên tai, bảo đảm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; thực hiện miễn thủy lợi phí trong toàn tỉnh. Về lâm nghiệp, Quảng Ninh hiện đang là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về tỷ lệ che phủ rừng, nâng độ che phủ rừng từ năm 2010 đạt 50,2% đến năm 2018 là 54,5%, dự kiến năm 2020 đạt trên 54,5%.
Tư duy phát triển nhỏ lẻ, manh mún dần thay thế bằng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị nông sản. Theo thống kê của Sở NN&PTNT, sản xuất nông nghiệp của tỉnh qua từng năm đã có sự phát triển, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 4,2%/năm, dự kiến giai đoạn 2016-2020 là 4,2%/năm. Góp phần vào mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành Nông nghiệp, tỉnh khuyến khích cơ giới hóa vào các mô hình sản xuất nông nghiệp. Thống kê sơ bộ đến nay, mức độ cơ giới hóa ngành nông nghiệp đạt 65-70%.
Ngành Nông nghiệp đã và đang bắt nhịp với chương trình xây dựng NTM để hướng tới xây dựng NTM nâng cao, tiếp tục tạo ra những thay đổi mang tính đột phá khu vực nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt là nâng tỷ trọng, giá trị ngành kinh tế nông nghiệp, phát triển nền nông nghiệp hiện đại, bền vững và giàu có, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi, giảm khoảng cách giàu nghèo…
https://www.quangninh.gov.vn/chuyen-de/tangtruongxanh/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=84018
Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2010-2015, Tỉnh ủy đã chỉ đạo quyết liệt bằng việc ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU về xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; thành lập Ban Chỉ đạo do Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng Ban; thành lập Ban Xây dựng NTM chuyên trách thuộc UBND tỉnh. Trong giai đoạn này, thực hiện phương châm “Lấy công nghiệp, dịch vụ thúc đẩy nông nghiệp; lấy thành thị dẫn dắt nông thôn” và “Cộng đồng dân cư ở nông thôn là chủ thể chương trình”, tỉnh đã xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và thu hút doanh nghiệp có tiềm năng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Những năm đầu, tỉnh ưu tiên ngân sách để đầu tư cho chương trình xây dựng NTM, sau đó chuyển hướng bằng cách tăng cường xã hội hóa, giảm tỷ trọng đầu tư từ ngân sách (từ 1.843 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 200 tỷ đồng vào năm 2015) nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu đề ra. Giai đoạn 2010-2015, tổng huy động vốn cho chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đạt trên 57.700 tỷ đồng, nhưng ngân sách nhà nước chỉ chiếm 11,6%.
Đến giai đoạn 2016-2018, tổng huy động nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đạt trên 72.000 tỷ đồng; trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 3.208 tỷ đồng (4,43%), nguồn vốn doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trên 27.000 tỷ đồng (37,8%), vốn vay tín dụng trên 41.719 tỷ đồng (57,7%). Qua đó, đã cho thấy sự chủ động vào cuộc tích cực của người dân nông thôn.
Bên cạnh lợi ích về tiết kiệm ngân sách, con số trên còn được coi là một trong những tín hiệu vui của ngành Nông nghiệp khi thực hiện tái cơ cấu. Đó chính là sự thay đổi, chuyển biến rõ nét về tư duy, nhận thức của người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn trong phát triển nông nghiệp. Từ đây, những nông dân triệu phú ngày một xuất hiện nhiều hơn; doanh nghiệp đã mạnh dạn hơn khi phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp.
Các hộ nuôi tôm công nghiệp ở huyện Đầm Hà tham quan, tìm hiểu việc nuôi tại Tập đoàn Việt Úc. Ảnh: Hải Hà
Từ chương trình xây dựng NTM đã tạo nền tảng vững chắc cho ngành Nông nghiệp thực hiện tái cơ cấu đạt được nhiều kết quả. Tính từ thời điểm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ (năm 2013), đến nay, Quảng Ninh đã nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững ngành Nông nghiệp trên cả 4 lĩnh vực sản xuất chủ đạo, là: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp.
Cụ thể, tỉnh tiếp tục chú trọng cho công tác quy hoạch và hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. Từ đó, hình thành các vùng sản xuất trọng điểm, như: Vùng lúa chất lượng cao ở Đông Triều, Quảng Yên; vùng rau, hoa ở Quảng Yên, Hoành Bồ; vùng chè ở Hải Hà, Đầm Hà; vùng cây ăn quả như na ở Đông Triều, thanh long ruột đỏ, vải chín sớm ở Uông Bí; vùng cây dong riềng ở Bình Liêu, Tiên Yên...
Lĩnh vực chăn nuôi, hướng sản xuất là chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang mô hình trang trại, gia trại công nghiệp và công nghệ cao, đa dạng hóa các sản phẩm. Đối tượng vật nuôi chủ lực được xác định thứ tự ưu tiên lợn, gà, bò thịt, bò sữa. Đến nay, toàn tỉnh có trên 214 trang trại, tăng gần gấp đôi.
Lĩnh vực thủy sản phát triển toàn diện cả về nuôi trồng, khai thác và chế biến. Tỉnh đã mở rộng các vùng nuôi trồng tập trung bảo đảm an toàn dịch bệnh, phát triển các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Sản lượng nuôi trồng bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng 7,9%/năm, dự kiến giai đoạn 2016-2020 tăng 8,7%/năm. Hạ tầng thủy lợi được khai thác, sử dụng có hiệu quả góp phần phòng, chống thiên tai, bảo đảm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; thực hiện miễn thủy lợi phí trong toàn tỉnh. Về lâm nghiệp, Quảng Ninh hiện đang là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về tỷ lệ che phủ rừng, nâng độ che phủ rừng từ năm 2010 đạt 50,2% đến năm 2018 là 54,5%, dự kiến năm 2020 đạt trên 54,5%.
Tư duy phát triển nhỏ lẻ, manh mún dần thay thế bằng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị nông sản. Theo thống kê của Sở NN&PTNT, sản xuất nông nghiệp của tỉnh qua từng năm đã có sự phát triển, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 4,2%/năm, dự kiến giai đoạn 2016-2020 là 4,2%/năm. Góp phần vào mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành Nông nghiệp, tỉnh khuyến khích cơ giới hóa vào các mô hình sản xuất nông nghiệp. Thống kê sơ bộ đến nay, mức độ cơ giới hóa ngành nông nghiệp đạt 65-70%.
Ngành Nông nghiệp đã và đang bắt nhịp với chương trình xây dựng NTM để hướng tới xây dựng NTM nâng cao, tiếp tục tạo ra những thay đổi mang tính đột phá khu vực nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt là nâng tỷ trọng, giá trị ngành kinh tế nông nghiệp, phát triển nền nông nghiệp hiện đại, bền vững và giàu có, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi, giảm khoảng cách giàu nghèo…
https://www.quangninh.gov.vn/chuyen-de/tangtruongxanh/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=84018
Theo Hồng Nhung/quangninh.gov.vn