Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững bằng các sản phẩm chủ lực

Sáng 25.8 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tái cơ cấu nông nghiệp. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các Bộ: Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài Nguyên Môi trường, Khoa học và công nghệ.

Tai co cau nong nghiep theo huong ben vung bang cac san pham chu luc - Anh 1

Phát biển tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng, quy hoạch phải đáp ứng ứng phó biến đổi khí hậu, từ đó có lộ trình thực hiện hiệu quả làm căn cứ triển khai nguồn lực. Phó Thủ tướng chỉ rõ, tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải gắn với phát triển và yêu cầu của thị trường; các Đề án và kế hoạch phải gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, gắn với phát triển kinh tế ngành nghề ở nông thôn và bảo vệ tài nguyên môi trường.

Đặc biệt trong quá trình triển khai không vội vàng, tránh tình trạng hình thức và phong trào. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị: “Tái cơ cấu NN là lĩnh vực phức tạp chúng ta không thể vội vàng mà cần có thời gian để làm từng bước, bền vững, tránh cách làm hình thức phong trào trong quá trình thực hiện. Tái cơ cấu không chỉ làm ra những sản phẩm mà chúng ta có thể làm, mà phải hướng đến những sản phẩm mà thị trường có nhu cầu, từ đó phải xây dựng được các tiêu chuẩn sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và quốc tế, nhất là những quốc gia mà chúng ta đã ký kết các hiệp định đàm phán song phương và đa phương. Bên cạnh đó phải xác định những sản phẩm chủ lực, lợi thế cạnh tranh để tạo ra khối lượng hàng hóa lớn góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và giảm giá thành sản phẩm”.

Phải đột phá về chính sách đất đai để tích tụ đất vào những người sản xuất kinh doanh giỏi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Đồng thời đất đai trong nông nghiệp phải sử dụng linh hoạt theo tín hiệu của thị trường, không phụ thuộc quá nhiều vào đất lúa mà có thể chuyển sang các cây trồng giá trị kinh tế cao và thủy sản về lâu dài không ảnh hưởng đến an ninh lương thực có như thế mới xây dựng được những vùng chuyên canh và thu hút doanh nghiệp đầu tư” - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.

Tái cơ cấu ngành đã góp phần quan trọng vào kết quả sản xuất, kinh doanh của toàn ngành. Trong 3 năm 2013-2015, mặc dù sản xuất gặp nhiều khó khăn do thiên tai và biến động bất lợi của thị trường gây ra nhưng sản xuất tăng trưởng với tốc độ khá cao (tốc độ tăng GDP trung bình đạt 2,83%/năm; giá trị sản xuất toàn ngành tăng trung bình 3,41%/năm). Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng mạnh, giai đoạn 2013-2015 đạt 88,3 tỉ USD, trung bình đạt gần 29,5 tỉ USD/năm.

Chất lượng tăng trưởng tiếp tục được cải thiện, tỉ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất ngành đã tăng từ 57% năm 2010 lên 63,9% năm 2012, 64,7% năm 2013 và 67,8% năm 2014. Những kết quả trên đã góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân, thu nhập bình quân hộ nông dân đã tăng từ 73,2 triệu đồng/năm 2012 lên 97,6 triệu đồng năm 2015.

theo Báo Lao Động