"Tam nông" mang lại diện mạo mới nông thôn Hà Nội
- Thứ năm - 08/08/2013 06:07
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Khu vực nhà lưới trồng rau an toàn theo quy trình VietGap. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Đặc biệt, cơ cấu sản xuất nông nghiệp của thành phố đã được chuyển dịch theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân 1,75%/năm, năm 2012 đạt trên 199 triệu đồng/ha canh tác, tăng hơn 2 lần so với năm 2008.
Những thành công ban đầu
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội Hoàng Thanh Vân cho biết đến nay, Hà Nội đã phê duyệt xong đề án xây dựng nông thôn mới toàn thành phố và 19 huyện, thị xã; đồng thời, tất cả các xã đã phê duyệt xong đề án và quy hoạch nông thôn mới. Thành phố đã có 19 xã đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí, 95 xã đạt từ 14-18 tiêu chí; 158 xã đạt từ 10-13 tiêu chí, 113 xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí, 16 xã đạt và cơ bản đạt dưới 5 tiêu chí. Theo dự kiến, đến hết năm nay sẽ có 48 xã đạt tiêu chí nông thôn mới.
Trong số các địa phương ở Hà Nội, Đan Phượng là huyện tiêu biểu về xây dựng nông thôn mới. Với cách làm sáng tạo, huyện đang triển khai đồng loạt các giải pháp, chương trình đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội, tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề… Nhờ vậy, cơ cấu sản xuất ở Đan Phượng đã chuyển dịch mạnh mẽ. Sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 20%, còn lại dịch vụ và sản xuất tiểu, thủ công nghiệp.
Lãnh đạo huyện Đan Phượng cho biết huyện đã phê duyệt quy chế quản lý quy hoạch cho 15/15 xã trên địa bàn, đảm bảo có sự gắn kết giữa các xã và có tính thống nhất cao giữa các xã và toàn huyện theo quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội chung của thành phố Hà Nội.
Về kết quả xây dựng nông thôn mới ở Đan Phượng, các xã bình quân đạt từ 9 tiêu chí, trong đó xã Song Phượng đã hoàn thành 19/19 tiêu chí từ năm 2012. Huyện phấn đấu đến hết năm nay sẽ hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, đã xuất hiện những mô hình nông nghiệp cho thu nhập gần 2 tỷ đồng/ha/năm.
Vẫn còn những thách thức
Mặc dù Hà Nội đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc xây dựng nông thôn mới nhưng tiến độ triển khai nhiều dự án trọng điểm về phát triển nông nghiệp tại một số huyện, thị xã của thành phố này vẫn còn chậm, nhất là việc chỉ đạo thực hiện tại các xã điểm theo Chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Ngoại trừ các huyện Đan Phượng, Mê Linh, Phú Xuyên, Hoài Đức và Chương Mỹ đảm bảo tiến độ về dồn điền, đổi thửa, các huyện, thị xã còn lại đều chưa đạt kế hoạch đề ra. Trong khi đó, muốn thực hiện tốt Chương trình Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân, việc hoàn thành dự án dồn điền đổi thửa là một trong những khâu quan trọng, dẫn đến thành công.
Ông Hoàng Thanh Vân cho rằng nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành còn chậm, chưa đồng bộ; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn còn kém hấp dẫn nên không thu hút được sự đầu tư của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới như giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập cho nhân dân, cấp nước sạch và vệ sinh môi trường đòi hỏi phải có thời gian và đầu tư đồng bộ mới có thể đạt được.
Để sớm hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới, theo các chuyên gia phân tích, Hà Nội cần tiếp tục nhân rộng các mô hình xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả. Những mô hình này phải xác định được nội dung trọng tâm đột phá, làm tốt giao thông thôn xóm, thủy lợi nội đồng, dồn điền đổi thửa, đưa ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vào trong sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao. Đó là các mô hình xây dựng nông thôn mới ở các huyện như Đan Phượng, Hoài Đức, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thường Tín, Mê Linh...
Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội phấn đấu tăng trưởng sản xuất nông nghiệp từ 1,5% đến 2%/năm trở lên. Giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế đạt trên 230 triệu đồng/ha, thu nhập nông dân phấn đấu đạt 25 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ lao động nông nghiệp còn dưới 20% lao động xã hội; lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt 55%; giải quyết việc làm cho 70.000 đến 75.000 lao động nông thôn/năm…/.
Những thành công ban đầu
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội Hoàng Thanh Vân cho biết đến nay, Hà Nội đã phê duyệt xong đề án xây dựng nông thôn mới toàn thành phố và 19 huyện, thị xã; đồng thời, tất cả các xã đã phê duyệt xong đề án và quy hoạch nông thôn mới. Thành phố đã có 19 xã đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí, 95 xã đạt từ 14-18 tiêu chí; 158 xã đạt từ 10-13 tiêu chí, 113 xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí, 16 xã đạt và cơ bản đạt dưới 5 tiêu chí. Theo dự kiến, đến hết năm nay sẽ có 48 xã đạt tiêu chí nông thôn mới.
Trong số các địa phương ở Hà Nội, Đan Phượng là huyện tiêu biểu về xây dựng nông thôn mới. Với cách làm sáng tạo, huyện đang triển khai đồng loạt các giải pháp, chương trình đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội, tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề… Nhờ vậy, cơ cấu sản xuất ở Đan Phượng đã chuyển dịch mạnh mẽ. Sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 20%, còn lại dịch vụ và sản xuất tiểu, thủ công nghiệp.
Lãnh đạo huyện Đan Phượng cho biết huyện đã phê duyệt quy chế quản lý quy hoạch cho 15/15 xã trên địa bàn, đảm bảo có sự gắn kết giữa các xã và có tính thống nhất cao giữa các xã và toàn huyện theo quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội chung của thành phố Hà Nội.
Về kết quả xây dựng nông thôn mới ở Đan Phượng, các xã bình quân đạt từ 9 tiêu chí, trong đó xã Song Phượng đã hoàn thành 19/19 tiêu chí từ năm 2012. Huyện phấn đấu đến hết năm nay sẽ hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, đã xuất hiện những mô hình nông nghiệp cho thu nhập gần 2 tỷ đồng/ha/năm.
Vẫn còn những thách thức
Mặc dù Hà Nội đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc xây dựng nông thôn mới nhưng tiến độ triển khai nhiều dự án trọng điểm về phát triển nông nghiệp tại một số huyện, thị xã của thành phố này vẫn còn chậm, nhất là việc chỉ đạo thực hiện tại các xã điểm theo Chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Ngoại trừ các huyện Đan Phượng, Mê Linh, Phú Xuyên, Hoài Đức và Chương Mỹ đảm bảo tiến độ về dồn điền, đổi thửa, các huyện, thị xã còn lại đều chưa đạt kế hoạch đề ra. Trong khi đó, muốn thực hiện tốt Chương trình Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân, việc hoàn thành dự án dồn điền đổi thửa là một trong những khâu quan trọng, dẫn đến thành công.
Ông Hoàng Thanh Vân cho rằng nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành còn chậm, chưa đồng bộ; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn còn kém hấp dẫn nên không thu hút được sự đầu tư của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới như giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập cho nhân dân, cấp nước sạch và vệ sinh môi trường đòi hỏi phải có thời gian và đầu tư đồng bộ mới có thể đạt được.
Để sớm hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới, theo các chuyên gia phân tích, Hà Nội cần tiếp tục nhân rộng các mô hình xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả. Những mô hình này phải xác định được nội dung trọng tâm đột phá, làm tốt giao thông thôn xóm, thủy lợi nội đồng, dồn điền đổi thửa, đưa ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vào trong sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao. Đó là các mô hình xây dựng nông thôn mới ở các huyện như Đan Phượng, Hoài Đức, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thường Tín, Mê Linh...
Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội phấn đấu tăng trưởng sản xuất nông nghiệp từ 1,5% đến 2%/năm trở lên. Giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế đạt trên 230 triệu đồng/ha, thu nhập nông dân phấn đấu đạt 25 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ lao động nông nghiệp còn dưới 20% lao động xã hội; lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt 55%; giải quyết việc làm cho 70.000 đến 75.000 lao động nông thôn/năm…/.
P.A
(Theo TTXVN)
(Theo TTXVN)