Tân Hiệp tiến lên huyện nông thôn mới nâng cao

Tân Hiệp tiến lên huyện nông thôn mới nâng cao
Tân Hiệp là huyện nông thôn mới (NTM) đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, được Thủ tướng Chính phủ công nhận năm 2016.

06-40-47_1duoc_cong_nhn_dt_chun_nm_2016_huyen_tn_hiep_dng_tich_cuc_xy_dung_de_som_tr_o_thnh_huyen_ntm_nng_co
Được công nhận đạt chuẩn năm 2016, huyện Tân Hiệp đang tích cực xây dựng để sớm trở thành huyện NTM nâng cao.

100% xã nông thôn mới

Tân Hiệp là huyện có đông đồng bào di cư từ các tỉnh phía Bắc vào, phần lớn người dân theo đạo Thiên Chúa. Bà con sinh sống tập trung theo các tuyến kênh, rạch, đất đai chia thửa theo lô (ngang 30 m, dài 1.000 m), liền canh, liền cư nên rất thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp.

Đồng bào di cư sống tập trung thành từng khu vực. Họ còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống của vùng đồng bằng Bắc bộ, từ kiểu kiến trúc nhà 3 gian, 5 gian, tính cần cù trong lao động, nhất là kinh nghiệm trồng lúa, rau màu, chăn nuôi, đến việc xây dựng nếp sống gia đình, chăm lo cho con cái ăn học. Đây là nền tảng để Tân Hiệp phát triển kinh tế, xây dựng NTM.

Bà Phan Kim Loan, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tân Hiệp cho biết, việc xây dựng NTM trên địa bàn huyện đã được thực hiện xuyên suốt nhiều năm qua, luôn có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của các cấp chính quyền, ban, ngành đoàn thể.

Tại huyện Tân Hiệp, có những phong trào nổi bật trong phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và quốc phòng an ninh, được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, hưởng ứng. Cụ thể như phát triển hợp tác xã nông nghiệp, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, bảo vệ an ninh trật tự - an toàn xã hội.

Trên lĩnh vực an ninh trật tự có nhiều đóng góp tích cực, quan trọng của nhân dân như mô hình đội dân phòng nữ, mô hình xứ đạo an toàn… do sáng kiến đóng góp của chính người dân.

Cán bộ và nhân dân huyện Tân Hiệp luôn tích cực tham gia phát triển kinh tế xã hội theo hướng phát huy nội lực, ý thức quản lý cộng đồng của người dân đã phát huy hiệu quả, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn so với Bộ tiêu chí NTM vào cuối năm 2010, thì đến nay các xã cơ bản đều hoàn thành tiêu chí này…

06-40-47_2voi_thnh_tich_som_tro_t_hnh_huyen_ntm_tn_hiep_duoc_trung_uong_tng_thuong_con_g_trinh_tri_gi_10_ty_dong
Với thành tích sớm trở thành huyện NTM, Tân Hiệp được Trung ương tặng thưởng công trình trị giá 10 tỷ đồng.

Khi phòng trào xây dựng NTM được phát động, có chương trình, kế hoạch cụ thể, cách làm của người dân đi vào bài bản, quy củ hơn, nguồn lực được tập trung hơn. Các nguồn vốn của Trung ương và tỉnh đã được phân bổ đến các đơn vị, địa phương, đảm bảo đúng nguyên tắc, bám sát quy định của Trung ương, đúng mục đích, đúng đối tượng, phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

Nguồn ngân sách xây dựng NTM của huyện đã phân bổ cho các xã đảm bảo theo cơ chế hỗ trợ tại đề án số, ưu tiên cho các xã khó khăn, xã đạt chuẩn NTM trong năm, thanh toán nợ cũ, công trình cấp thiết hoàn thiện đạt chuẩn tiêu chí, đồng thời hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà văn hoá các ấp.

Đối với vốn của dân góp, việc huy động đảm bảo dân chủ, do người dân tự bàn, quyết định, không áp đặt. Mức đóng góp cụ thể được thông qua các kỳ họp HĐND xã, việc quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả dưới sự giám sát và thực hiện trực tiếp của người dân.

Kết quả là đến tháng 8/2019, huyện Tân Hiệp đã có 10/10 xã đạt chuẩn NTM, giai đoạn 2016-2020, tăng 5 xã đạt chuẩn so với giai đoạn 2010-2015. Đây là huyện hoàn thành mục tiêu 100% xã đạt chuẩn NTM sớm nhất Kiên Giang và là huyện đạt chuẩn NTM đầu tiên và duy nhất của tỉnh tính tới thời điểm hiện tại.

06-40-47_3duong_gio_thong_nong_thon_xnh_sch_dep_o_cc_x_ntn_th_uoc_huyen_tn_hiep
Đường giao thông nông thôn xanh sạch đẹp ở các xã NTM thuộc huyện Tân Hiệp.

Trong gần 10 năm qua, toàn huyện đã phát động sâu rộng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Kể từ khi triển khai thực hiện phong trào đến nay đã có nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp trí tuệ, công sức, tiền của trong thực hiện phong trào thi đua. Trong đó, nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu được biểu dương khen thưởng. Công tác thi đua khen thưởng đã góp phần khích lệ, động viên, tạo sự lan toả, nhân lên khí thế thi đua mạnh mẽ trong thưc hiện xây dựng NTM.

Hướng đến NTM nâng cao, kiểu mẫu

Thành quả đã đạt được của giai đoạn trước chính là cơ sở để huyện Tân Hiệp tiếp tục xây dựng các xã NTM nâng cao, kiểu mẫu.

Ông Nguyễn Văn Đức, Chủ tịch UBND huyện cho biết, trong giai đoạn 2016-2020, huyện tập trung triển khai đến các xã đã đạt chuẩn NTM tiếp tục thực hiện theo Bộ tiêu chí NTM nâng cao.

Trong đó, Tân Hiệp A và Tân An là 2 xã được chọn điểm chỉ đạo, phấn đấu đến năm 2020, huyện có ít nhất 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Cụ thể, khi UBND tỉnh Kiên Giang có quyết định ban hành Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao giai đoạn 2019-2020, qua khảo sát thực tế xã Tân Hiệp A đạt 12/13 tiêu chí, xã Tân An đạt 13/13 tiêu chí.

Tuy vậy, vẫn còn một số khó khăn còn tồn tại, như về hình thức tổ chức sản xuất, vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, cung cấp nước sạch nông thôn cần phải đầu tư, xây dựng thêm nhằm phù hợp với tiêu chí nâng cao và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Thời gian qua, huyện đã tập trung phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, xem đây là cốt lõi của phong trào xây dựng NTM. Đến nay, toàn huyện có 59 hợp tác xã (HTX), trong đó 58 HTX nông nghiệp và 1 HTX tiểu thủ công nghiệp. Tổng số hộ thành viên tham gia HTX chiếm gần 53% hộ sản xuất nông nghiệp, chiếm 66% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

Về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đã mở hàng trăm lớp với trên 5 ngàn học viên được đào tạo cả nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Qua công tác đào tạo nghề đã mang lại hiệu quả đáng kể, có trên 70% người học nghề có được việc làm ổn định, nâng cao kiến thức tay nghề trong sản xuất – chăn nuôi, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững.

Các mô hình sản xuất tiên tiến, các hình thức tổ chức phù hợp, công tác đào tạo, giải quyết việc làm kịp thời đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, đến nay có 10/10 xã đạt tiêu chí thu nhập và 10/10 xã đạt tiêu chí hộ nghèo. Từ đó, chất lượng cuộc sống được đổi mới và nâng lên, phấn đấu đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 56 triệu đồng/năm.

Theo ông Nguyễn Văn Đức, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới được huyện xác định là sớm ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ để triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu theo đúng định hướng của Trung ương, của tỉnh, và mục tiêu phấn đấu của huyện.

Chỉ đạo xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao, kiểu mẫu theo Bộ tiêu chí của tỉnh Kiên Giang. Triển khai Đề án mỗi xã mỗi sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý, điều hành thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM.

06-40-47_4pht_trien_sn_xut_nn_g_co_thu_nhp_duoc_huyen_t_n_hiep_xc_dinh_l_l_cot_l_oi_trong_xy_dung_ntm_2
Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập được huyện Tân Hiệp xác định là là cốt lõi trong xây dựng NTM.

Tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thực hiện chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, mở rộng quy hoạch cánh đồng lớn, phát triển thành vùng nguyên liệu thích ứng với thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại - chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn với thị trường tiêu thụ để hình thành chuỗi liên kết giữa nông nghiệp với doanh nghiệp, hình thành chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng.

Phân chia lộ trình để thực hiện các xã nâng cao, ngoài 2 xã điểm là Tân Hiệp A và Tân An (năm 2020), phấn đấu công nhận thêm xã NTM nâng cao. Cụ thể, năm 2021 xã Tân Hiệp B, Tân Thành, năm 2022 xã Tân Hòa, Tân Hội, năm 2023 xã Thạnh Đông A, Thạnh Đông B, năm 2024 xã Thạnh Đông, năm 2025 xã Thạnh Trị. Trong đó, có 1 xã đạt NTM kiểu mẫu, tiếp tục giữ vững danh hiệu “huyện nông thôn mới”.

Dự kiến giai đoạn 2021-2025, huyện Tân Hiệp huy động khoảng 330 tỷ đồng để thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM. Trong đó, ngân sách nhà nước trực tiếp và vốn lồng ghép là 170 tỷ đồng, vốn huy động từ các nguồn khác 10 tỷ đồng, vận động nguồn lực trong dân 150 tỷ đồng.

Giai đoạn 2025-2030, tiếp tục giữ vững các tiêu chí đã hoàn thành, thực hiện tốt các tiêu chí NTM nâng cao, kiểu mẫu. Chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn được đổi mới và nâng lên, phấn đấu thu nhập bình quân đầu người năm 2030 gấp 3,5 lần năm 2020. Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới (giảm nghèo đa chiều) xuống còn dưới 1%.

Trong xây dựng NTM, Tân Hiệp đã có những cách làm hay, sáng tạo, phân vai, phân việc cụ thể.

UBND huyện đã phân công các ngành chuyên môn phối hợp các xã tổ chức đồng loạt Lễ ra quân gắn với phát động đăng ký thi đua thực hiện 19 tiêu chí NTM, tạo thành khí thế sôi nổi trong toàn huyện.

Từng xã thi đua thực hiện 19 tiêu chí với 16 phần việc, từng ấp, tổ nhân dân tự quản thi đua thực hiện 12 phần việc và từng hộ nhân dân thi đua thực hiện 15 phần việc. Xem đây là những giải pháp, biện pháp hữu hiệu nhất đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM.


06-40-47_1duoc_cong_nhn_dt_chun_nm_2016_huyen_tn_hiep_dng_tich_cuc_xy_dung_de_som_tr_o_thnh_huyen_ntm_nng_co
Được công nhận đạt chuẩn năm 2016, huyện Tân Hiệp đang tích cực xây dựng để sớm trở thành huyện NTM nâng cao.

100% xã nông thôn mới

Tân Hiệp là huyện có đông đồng bào di cư từ các tỉnh phía Bắc vào, phần lớn người dân theo đạo Thiên Chúa. Bà con sinh sống tập trung theo các tuyến kênh, rạch, đất đai chia thửa theo lô (ngang 30 m, dài 1.000 m), liền canh, liền cư nên rất thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp.

Đồng bào di cư sống tập trung thành từng khu vực. Họ còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống của vùng đồng bằng Bắc bộ, từ kiểu kiến trúc nhà 3 gian, 5 gian, tính cần cù trong lao động, nhất là kinh nghiệm trồng lúa, rau màu, chăn nuôi, đến việc xây dựng nếp sống gia đình, chăm lo cho con cái ăn học. Đây là nền tảng để Tân Hiệp phát triển kinh tế, xây dựng NTM.

Bà Phan Kim Loan, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tân Hiệp cho biết, việc xây dựng NTM trên địa bàn huyện đã được thực hiện xuyên suốt nhiều năm qua, luôn có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của các cấp chính quyền, ban, ngành đoàn thể.

Tại huyện Tân Hiệp, có những phong trào nổi bật trong phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và quốc phòng an ninh, được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, hưởng ứng. Cụ thể như phát triển hợp tác xã nông nghiệp, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, bảo vệ an ninh trật tự - an toàn xã hội.

Trên lĩnh vực an ninh trật tự có nhiều đóng góp tích cực, quan trọng của nhân dân như mô hình đội dân phòng nữ, mô hình xứ đạo an toàn… do sáng kiến đóng góp của chính người dân.

Cán bộ và nhân dân huyện Tân Hiệp luôn tích cực tham gia phát triển kinh tế xã hội theo hướng phát huy nội lực, ý thức quản lý cộng đồng của người dân đã phát huy hiệu quả, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn so với Bộ tiêu chí NTM vào cuối năm 2010, thì đến nay các xã cơ bản đều hoàn thành tiêu chí này…

06-40-47_2voi_thnh_tich_som_tro_t_hnh_huyen_ntm_tn_hiep_duoc_trung_uong_tng_thuong_con_g_trinh_tri_gi_10_ty_dong
Với thành tích sớm trở thành huyện NTM, Tân Hiệp được Trung ương tặng thưởng công trình trị giá 10 tỷ đồng.

Khi phòng trào xây dựng NTM được phát động, có chương trình, kế hoạch cụ thể, cách làm của người dân đi vào bài bản, quy củ hơn, nguồn lực được tập trung hơn. Các nguồn vốn của Trung ương và tỉnh đã được phân bổ đến các đơn vị, địa phương, đảm bảo đúng nguyên tắc, bám sát quy định của Trung ương, đúng mục đích, đúng đối tượng, phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

Nguồn ngân sách xây dựng NTM của huyện đã phân bổ cho các xã đảm bảo theo cơ chế hỗ trợ tại đề án số, ưu tiên cho các xã khó khăn, xã đạt chuẩn NTM trong năm, thanh toán nợ cũ, công trình cấp thiết hoàn thiện đạt chuẩn tiêu chí, đồng thời hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà văn hoá các ấp.

Đối với vốn của dân góp, việc huy động đảm bảo dân chủ, do người dân tự bàn, quyết định, không áp đặt. Mức đóng góp cụ thể được thông qua các kỳ họp HĐND xã, việc quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả dưới sự giám sát và thực hiện trực tiếp của người dân.

Kết quả là đến tháng 8/2019, huyện Tân Hiệp đã có 10/10 xã đạt chuẩn NTM, giai đoạn 2016-2020, tăng 5 xã đạt chuẩn so với giai đoạn 2010-2015. Đây là huyện hoàn thành mục tiêu 100% xã đạt chuẩn NTM sớm nhất Kiên Giang và là huyện đạt chuẩn NTM đầu tiên và duy nhất của tỉnh tính tới thời điểm hiện tại.

06-40-47_3duong_gio_thong_nong_thon_xnh_sch_dep_o_cc_x_ntn_th_uoc_huyen_tn_hiep
Đường giao thông nông thôn xanh sạch đẹp ở các xã NTM thuộc huyện Tân Hiệp.

Trong gần 10 năm qua, toàn huyện đã phát động sâu rộng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Kể từ khi triển khai thực hiện phong trào đến nay đã có nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp trí tuệ, công sức, tiền của trong thực hiện phong trào thi đua. Trong đó, nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu được biểu dương khen thưởng. Công tác thi đua khen thưởng đã góp phần khích lệ, động viên, tạo sự lan toả, nhân lên khí thế thi đua mạnh mẽ trong thưc hiện xây dựng NTM.

Hướng đến NTM nâng cao, kiểu mẫu

Thành quả đã đạt được của giai đoạn trước chính là cơ sở để huyện Tân Hiệp tiếp tục xây dựng các xã NTM nâng cao, kiểu mẫu.

Ông Nguyễn Văn Đức, Chủ tịch UBND huyện cho biết, trong giai đoạn 2016-2020, huyện tập trung triển khai đến các xã đã đạt chuẩn NTM tiếp tục thực hiện theo Bộ tiêu chí NTM nâng cao.

Trong đó, Tân Hiệp A và Tân An là 2 xã được chọn điểm chỉ đạo, phấn đấu đến năm 2020, huyện có ít nhất 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Cụ thể, khi UBND tỉnh Kiên Giang có quyết định ban hành Bộ tiêu chí xã NTM nâng cao giai đoạn 2019-2020, qua khảo sát thực tế xã Tân Hiệp A đạt 12/13 tiêu chí, xã Tân An đạt 13/13 tiêu chí.

Tuy vậy, vẫn còn một số khó khăn còn tồn tại, như về hình thức tổ chức sản xuất, vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, cung cấp nước sạch nông thôn cần phải đầu tư, xây dựng thêm nhằm phù hợp với tiêu chí nâng cao và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Thời gian qua, huyện đã tập trung phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, xem đây là cốt lõi của phong trào xây dựng NTM. Đến nay, toàn huyện có 59 hợp tác xã (HTX), trong đó 58 HTX nông nghiệp và 1 HTX tiểu thủ công nghiệp. Tổng số hộ thành viên tham gia HTX chiếm gần 53% hộ sản xuất nông nghiệp, chiếm 66% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

Về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đã mở hàng trăm lớp với trên 5 ngàn học viên được đào tạo cả nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Qua công tác đào tạo nghề đã mang lại hiệu quả đáng kể, có trên 70% người học nghề có được việc làm ổn định, nâng cao kiến thức tay nghề trong sản xuất – chăn nuôi, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững.

Các mô hình sản xuất tiên tiến, các hình thức tổ chức phù hợp, công tác đào tạo, giải quyết việc làm kịp thời đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, đến nay có 10/10 xã đạt tiêu chí thu nhập và 10/10 xã đạt tiêu chí hộ nghèo. Từ đó, chất lượng cuộc sống được đổi mới và nâng lên, phấn đấu đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 56 triệu đồng/năm.

Theo ông Nguyễn Văn Đức, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới được huyện xác định là sớm ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ để triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu theo đúng định hướng của Trung ương, của tỉnh, và mục tiêu phấn đấu của huyện.

Chỉ đạo xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao, kiểu mẫu theo Bộ tiêu chí của tỉnh Kiên Giang. Triển khai Đề án mỗi xã mỗi sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý, điều hành thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM.

06-40-47_4pht_trien_sn_xut_nn_g_co_thu_nhp_duoc_huyen_t_n_hiep_xc_dinh_l_l_cot_l_oi_trong_xy_dung_ntm_2
Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập được huyện Tân Hiệp xác định là là cốt lõi trong xây dựng NTM.

Tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thực hiện chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, mở rộng quy hoạch cánh đồng lớn, phát triển thành vùng nguyên liệu thích ứng với thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại - chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn với thị trường tiêu thụ để hình thành chuỗi liên kết giữa nông nghiệp với doanh nghiệp, hình thành chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng.

Phân chia lộ trình để thực hiện các xã nâng cao, ngoài 2 xã điểm là Tân Hiệp A và Tân An (năm 2020), phấn đấu công nhận thêm xã NTM nâng cao. Cụ thể, năm 2021 xã Tân Hiệp B, Tân Thành, năm 2022 xã Tân Hòa, Tân Hội, năm 2023 xã Thạnh Đông A, Thạnh Đông B, năm 2024 xã Thạnh Đông, năm 2025 xã Thạnh Trị. Trong đó, có 1 xã đạt NTM kiểu mẫu, tiếp tục giữ vững danh hiệu “huyện nông thôn mới”.

Dự kiến giai đoạn 2021-2025, huyện Tân Hiệp huy động khoảng 330 tỷ đồng để thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM. Trong đó, ngân sách nhà nước trực tiếp và vốn lồng ghép là 170 tỷ đồng, vốn huy động từ các nguồn khác 10 tỷ đồng, vận động nguồn lực trong dân 150 tỷ đồng.

Giai đoạn 2025-2030, tiếp tục giữ vững các tiêu chí đã hoàn thành, thực hiện tốt các tiêu chí NTM nâng cao, kiểu mẫu. Chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn được đổi mới và nâng lên, phấn đấu thu nhập bình quân đầu người năm 2030 gấp 3,5 lần năm 2020. Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới (giảm nghèo đa chiều) xuống còn dưới 1%.

Trong xây dựng NTM, Tân Hiệp đã có những cách làm hay, sáng tạo, phân vai, phân việc cụ thể.

UBND huyện đã phân công các ngành chuyên môn phối hợp các xã tổ chức đồng loạt Lễ ra quân gắn với phát động đăng ký thi đua thực hiện 19 tiêu chí NTM, tạo thành khí thế sôi nổi trong toàn huyện.

Từng xã thi đua thực hiện 19 tiêu chí với 16 phần việc, từng ấp, tổ nhân dân tự quản thi đua thực hiện 12 phần việc và từng hộ nhân dân thi đua thực hiện 15 phần việc. Xem đây là những giải pháp, biện pháp hữu hiệu nhất đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM.

THEO Đ.T.CHÁNH/NONGNGHIEP.VN