Tăng thời hạn cho vay ưu đãi đóng mới tàu cá

Tăng thời hạn cho vay ưu đãi đóng mới tàu cá
Ngày 7-7, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì buổi làm việc với nhiều bộ ngành liên quan về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 67 để sát hơn với thực tiễn và nhu cầu sử dụng tàu cá công suất lớn, phục vụ hiệu quả đánh bắt xa bờ của đông đảo bà con ngư dân.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, dự thảo bổ sung trường hợp ngư dân đóng mới tàu dịch vụ hậu cần nghề cá dùng vỏ vật liệu mới vào đối tượng được hưởng ưu đãi; bổ sung quy định hỗ trợ chi phí thiết kế mẫu tàu vỏ gỗ và vỏ vật liệu mới (có công suất từ 400CV trở lên). Đáng chú ý, dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung này đã nâng thời hạn cho vay đối với trường hợp đóng mới tàu cá vỏ thép, vỏ vật liệu mới (có công suất đầu tư lớn) từ 11 năm lên 16 năm (trong đó có 1 năm ân hạn lãi suất). Còn tàu cá vỏ gỗ thì vẫn giữ nguyên thời hạn cho vay là 11 năm. Trường hợp chủ tàu muốn nâng cấp tàu cá thì có thể sử dụng máy cũ để lắp ráp vào tàu, nhưng nếu đóng mới thì phải sử dụng máy mới. Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung quy định với tàu nâng cấp. Cụ thể là ngoài nâng cấp công suất máy còn được thực hiện một hoặc nhiều hạng mục nâng cấp khác như: gia cố vỏ tàu, nâng cấp hầm bảo quản, mua ngư lưới cụ, trang thiết bị hàng hải, bốc xếp hàng hóa và các hạng mục này đều được hưởng tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Dự thảo cũng bổ sung đối tượng được thụ hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm là các thành viên nghiệp đoàn nghề cá có tham gia khai thác hoặc làm dịch vụ hậu cần nghề cá.

Tàu cá vỏ thép đầu tiên của ngư dân Mai Thành Văn (tỉnh Quảng Ngãi) được hỗ trợ đóng mới theo Nghị định 67. Ảnh: HÀ MINH

Một trong những nội dung được nhiều ngư dân băn khoăn là sử dụng máy cũ tới mức nào để nâng cấp tàu cá? Về vấn đề này, lãnh đạo Bộ KH-CN cho biết đã dự thảo một thông tư về nhập khẩu, sử dụng máy móc cũ nói chung. Theo đó, máy có thời gian sử dụng không quá 10 năm, có tiêu chuẩn phù hợp với quy định máy móc nhập khẩu của các nước công nghiệp phát triển G7 hoặc phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam. Như vậy, Bộ KH-CN bỏ quy định trước đây là chất lượng máy móc cũ phải đảm bảo từ 80% trở lên. Đồng thời, Bộ KH-CN cũng có kế hoạch để thực hiện việc hậu kiểm chất lượng máy móc, đảm bảo thời gian thông quan nhanh chóng. 

Liên quan tới ý kiến đề nghị cho vay thương mại đối với phần vốn đối ứng, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, quy định đưa ra là ngư dân vay đóng mới, nâng cấp tàu phải có vốn đối ứng từ 5% - 30% để chứng minh trách nhiệm và năng lực tài chính của chủ tàu, đảm bảo hiệu quả sử dụng, khai thác tàu cá có hiệu quả nhất. Vì vậy, sẽ không sửa đổi nội dung này…

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết, Chính phủ đã bổ sung nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi tốt hơn với ngư dân và những cá nhân, tổ chức liên quan tới hoạt động nghề cá. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về chính sách ưu đãi của Chính phủ. “Nhiều người nói đóng tàu sắt thì tiền bỏ ra quá lớn, đóng tàu vỏ gỗ thì đỡ tốn hơn. Nhưng chúng ta phải kiên định thực hiện mục tiêu mà Nghị định 67 đặt ra ngay từ đầu là đóng tàu vỏ sắt, công suất lớn, góp phần thay đổi cách thức tổ chức sản xuất trên biển và bảo vệ biển đảo” - Phó Thủ tướng khẳng định.

- See more at: http://sggp.org.vn/nongnghiepkt/2015/7/389207/#sthash.mugcdzdJ.dpufTheo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, dự thảo bổ sung trường hợp ngư dân đóng mới tàu dịch vụ hậu cần nghề cá dùng vỏ vật liệu mới vào đối tượng được hưởng ưu đãi; bổ sung quy định hỗ trợ chi phí thiết kế mẫu tàu vỏ gỗ và vỏ vật liệu mới (có công suất từ 400CV trở lên). Đáng chú ý, dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung này đã nâng thời hạn cho vay đối với trường hợp đóng mới tàu cá vỏ thép, vỏ vật liệu mới (có công suất đầu tư lớn) từ 11 năm lên 16 năm (trong đó có 1 năm ân hạn lãi suất). Còn tàu cá vỏ gỗ thì vẫn giữ nguyên thời hạn cho vay là 11 năm. Trường hợp chủ tàu muốn nâng cấp tàu cá thì có thể sử dụng máy cũ để lắp ráp vào tàu, nhưng nếu đóng mới thì phải sử dụng máy mới. Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung quy định với tàu nâng cấp. Cụ thể là ngoài nâng cấp công suất máy còn được thực hiện một hoặc nhiều hạng mục nâng cấp khác như: gia cố vỏ tàu, nâng cấp hầm bảo quản, mua ngư lưới cụ, trang thiết bị hàng hải, bốc xếp hàng hóa và các hạng mục này đều được hưởng tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Dự thảo cũng bổ sung đối tượng được thụ hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm là các thành viên nghiệp đoàn nghề cá có tham gia khai thác hoặc làm dịch vụ hậu cần nghề cá.

Tàu cá vỏ thép đầu tiên của ngư dân Mai Thành Văn (tỉnh Quảng Ngãi) được hỗ trợ đóng mới theo Nghị định 67. Ảnh: HÀ MINH

Một trong những nội dung được nhiều ngư dân băn khoăn là sử dụng máy cũ tới mức nào để nâng cấp tàu cá? Về vấn đề này, lãnh đạo Bộ KH-CN cho biết đã dự thảo một thông tư về nhập khẩu, sử dụng máy móc cũ nói chung. Theo đó, máy có thời gian sử dụng không quá 10 năm, có tiêu chuẩn phù hợp với quy định máy móc nhập khẩu của các nước công nghiệp phát triển G7 hoặc phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam. Như vậy, Bộ KH-CN bỏ quy định trước đây là chất lượng máy móc cũ phải đảm bảo từ 80% trở lên. Đồng thời, Bộ KH-CN cũng có kế hoạch để thực hiện việc hậu kiểm chất lượng máy móc, đảm bảo thời gian thông quan nhanh chóng. 

Liên quan tới ý kiến đề nghị cho vay thương mại đối với phần vốn đối ứng, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, quy định đưa ra là ngư dân vay đóng mới, nâng cấp tàu phải có vốn đối ứng từ 5% - 30% để chứng minh trách nhiệm và năng lực tài chính của chủ tàu, đảm bảo hiệu quả sử dụng, khai thác tàu cá có hiệu quả nhất. Vì vậy, sẽ không sửa đổi nội dung này…

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết, Chính phủ đã bổ sung nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi tốt hơn với ngư dân và những cá nhân, tổ chức liên quan tới hoạt động nghề cá. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về chính sách ưu đãi của Chính phủ. “Nhiều người nói đóng tàu sắt thì tiền bỏ ra quá lớn, đóng tàu vỏ gỗ thì đỡ tốn hơn. Nhưng chúng ta phải kiên định thực hiện mục tiêu mà Nghị định 67 đặt ra ngay từ đầu là đóng tàu vỏ sắt, công suất lớn, góp phần thay đổi cách thức tổ chức sản xuất trên biển và bảo vệ biển đảo” - Phó Thủ tướng khẳng định.

 

Lâm Nguyên
Theo: sggp.org.vn