Tăng trưởng do dân, vì dân
- Thứ tư - 15/11/2017 04:44
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
(Chinhphu.vn) - “Nếu không huy động đông đảo người dân tham gia đóng góp cho tăng trưởng thì sự tăng trưởng sẽ không thành công và thành quả của tăng trưởng không được chia sẻ tới các tầng lớp nhân dân thì tăng trưởng sẽ không có ý nghĩa gì”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Sáng 15/11, Hội thảo Kinh tế Việt Nam: “Động lực tăng trưởng và giải pháp thúc đẩy” do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội. GS.TS. Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng 100 đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, ngân hàng và các tổ chức quốc tế tham dự.
Những điểm sáng của nền kinh tế cần được “thổi bùng”
Theo GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, kinh tế Việt Nam đã đi hết gần nửa chặng đường của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2016-2020. Trong năm 2017, nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực thể hiện ở một số điểm nhấn đáng chú ý, gồm vốn đầu tư khu vực dân doanh tăng mạnh, ước tăng 16% năm 2017 so với 10% của năm 2016. Trong đó, khu vực kinh tế Nhà nước chỉ tăng khoảng 7%, giảm so với mức tăng 13% năm 2016.
Thứ hai, tín dụng ngân hàng cho khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng nhanh hơn so với cùng kỳ năm trước và tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng tín dụng chung của toàn nền kinh tế. Tỉ trọng tín dụng của khu vực ngoài Nhà nước chiếm tới 84% tín dụng toàn ngành kinh tế, cao hơn cả năm 2012 khi ghi nhận mức 76%.
Thứ ba, hệ số ICOR của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chỉ bằng 60% của khu vực kinh tế Nhà nước nên hiệu quả đầu tư được cải thiện.
Thứ tư, tăng năng suất lao động đạt khoảng 5,9%, nếu loại trừ ngành công nghiệp khai khoáng, tăng năng suất lao động còn cao hơn. Tỉ trọng đóng góp của năng suất lao động vào tăng trưởng kinh tế đạt 94,3% so với 92,3% của năm 2016. Trong khi đó, đóng góp của lao động giảm từ 7,7% của năm 2016 xuống còn 5,7% của năm 2017.
Thứ năm, cường độ vốn (vốn đầu tư trên người lao động) năm 2017 tăng 6,3% (năm 2016 là 5,9%). Tuy nhiên, tỉ trọng đóng góp của cường độ vốn vào tăng năng suất lao động lại giảm từ 58,9% năm 2016 xuống 55,8% năm 2017, cho thấy khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế được cải thiện.
Những kết quả nghiên cứu về tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh tế phù hợp với sự chuyển dịch, phân bổ nguồn lực từ khu vực Nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Đó là kết quả của chính sách cải thiện môi trường kinh doanh, giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí cho doanh nghiệp; coi kinh tế tư nhân là động lực của quan trọng của nền kinh tế.
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều cản trở khi quá trình tái cơ cấu nền kinh tế diễn ra chậm, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước còn chưa đi vào thực chất; những khó khăn tới từ các tác động của diễn biến chính trị, kinh tế thế giới, biến đổi khí hậu... cần phải có giải pháp để khắc phục.
Những điểm sáng của nền kinh tế cần được “thổi bùng”
Theo GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, kinh tế Việt Nam đã đi hết gần nửa chặng đường của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2016-2020. Trong năm 2017, nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực thể hiện ở một số điểm nhấn đáng chú ý, gồm vốn đầu tư khu vực dân doanh tăng mạnh, ước tăng 16% năm 2017 so với 10% của năm 2016. Trong đó, khu vực kinh tế Nhà nước chỉ tăng khoảng 7%, giảm so với mức tăng 13% năm 2016.
Thứ hai, tín dụng ngân hàng cho khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng nhanh hơn so với cùng kỳ năm trước và tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng tín dụng chung của toàn nền kinh tế. Tỉ trọng tín dụng của khu vực ngoài Nhà nước chiếm tới 84% tín dụng toàn ngành kinh tế, cao hơn cả năm 2012 khi ghi nhận mức 76%.
Thứ ba, hệ số ICOR của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chỉ bằng 60% của khu vực kinh tế Nhà nước nên hiệu quả đầu tư được cải thiện.
Thứ tư, tăng năng suất lao động đạt khoảng 5,9%, nếu loại trừ ngành công nghiệp khai khoáng, tăng năng suất lao động còn cao hơn. Tỉ trọng đóng góp của năng suất lao động vào tăng trưởng kinh tế đạt 94,3% so với 92,3% của năm 2016. Trong khi đó, đóng góp của lao động giảm từ 7,7% của năm 2016 xuống còn 5,7% của năm 2017.
Thứ năm, cường độ vốn (vốn đầu tư trên người lao động) năm 2017 tăng 6,3% (năm 2016 là 5,9%). Tuy nhiên, tỉ trọng đóng góp của cường độ vốn vào tăng năng suất lao động lại giảm từ 58,9% năm 2016 xuống 55,8% năm 2017, cho thấy khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế được cải thiện.
Những kết quả nghiên cứu về tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh tế phù hợp với sự chuyển dịch, phân bổ nguồn lực từ khu vực Nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Đó là kết quả của chính sách cải thiện môi trường kinh doanh, giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí cho doanh nghiệp; coi kinh tế tư nhân là động lực của quan trọng của nền kinh tế.
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều cản trở khi quá trình tái cơ cấu nền kinh tế diễn ra chậm, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước còn chưa đi vào thực chất; những khó khăn tới từ các tác động của diễn biến chính trị, kinh tế thế giới, biến đổi khí hậu... cần phải có giải pháp để khắc phục.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Phát biểu chào mừng Hội thảo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc phát triển nhanh, bền vững là chủ trương rõ ràng của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và là mệnh lệnh của cuộc sống để rút ngắn khoảng cách với các nước khác trên thế giới.
Theo đó, tăng trưởng nhanh và bền vững dựa trên nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô, hội nhập kinh tế quốc tế và ngược lại, tăng trưởng nhanh và bền vững sẽ tăng cường ổn định vĩ mô, hội nhập quốc tế.
Về mặt xã hội, tăng trưởng nhanh, bền vững phải bảo đảm tăng trưởng bao trùm, toàn diện vì con người. “Nếu không huy động đông đảo người dân tham gia đóng góp cho tăng trưởng thì sự tăng trưởng sẽ không thành công và thành quả của tăng trưởng không được chia sẻ tới các tầng lớp nhân dân thì tăng trưởng sẽ không có ý nghĩa gì, không bảo đảm được mục tiêu không một ai bị bỏ lại phía sau”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo đó, tăng trưởng nhanh và bền vững dựa trên nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô, hội nhập kinh tế quốc tế và ngược lại, tăng trưởng nhanh và bền vững sẽ tăng cường ổn định vĩ mô, hội nhập quốc tế.
Về mặt xã hội, tăng trưởng nhanh, bền vững phải bảo đảm tăng trưởng bao trùm, toàn diện vì con người. “Nếu không huy động đông đảo người dân tham gia đóng góp cho tăng trưởng thì sự tăng trưởng sẽ không thành công và thành quả của tăng trưởng không được chia sẻ tới các tầng lớp nhân dân thì tăng trưởng sẽ không có ý nghĩa gì, không bảo đảm được mục tiêu không một ai bị bỏ lại phía sau”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ mong muốn các đại biểu tập trung phân tích, đánh giá bối cảnh hiện nay đối với sự phát triển của Việt Nam. “Trong điều kiện tự do hoá thương mại có vẻ gặp nhiều trở ngại, cách mạng công nghiệp 4.0 tạo cơ hội tốt nhưng cũng gây nguy cơ Việt Nam bị bỏ lại xa hơn nếu “lỡ tàu”; kinh tế thế giới có diễn biến khó đoán định, phục hồi không đồng đều. Trong nước thì thiên tai, biến đổi khí hậu đến nhanh hơn và khó lường; dư địa chính sách tài khoá, tiền tệ không có nhiều khi vừa phải giải quyết các khuyết tật của nền kinh tế đã tích tụ nhiều năm và vừa phải tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển. Vậy Chính phủ cần phải làm gì?”, Phó Thủ tướng đặt vấn đề.
Thứ hai, để phát triển nhanh và bền vững thì Việt Nam phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế. Phó Thủ tướng mong muốn các đại biểu làm rõ mô hình tăng trưởng mới của Việt Nam với các nội hàm và cách thức thực hiện. “Phải chăng động lực là dựa trên nền tảng nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, nhiệm vụ nào là trước mắt, hay nhiệm vụ căn cơ của tái cơ cấu nền kinh tế. Giải quyết mối quan hệ nguồn lực nước ngoài là quan trọng và nội lực trong nước là quyết định như thế nào”, Phó Thủ tướng nói.
Để phục vụ cho đánh giá hiệu quả nền kinh tế, Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ mong muốn lắng nghe các chuyên gia góp ý về hệ thống các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội khi còn thiếu vắng nhiều chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng. Các chỉ tiêu này cũng là công cụ để giám sát quá trình điều hành kinh tế của Chính phủ và thống nhất được nội hàm và nhận thức để các ngành, lĩnh vực, mỗi cá nhân đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Thứ ba, các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà quản lý cần phân tích, đánh giá thêm về cơ hội, thách thức của Việt Nam hiện nay, động lực tăng trưởng chủ đạo của Việt Nam là gì, chứ không phải động lực nào cũng thành mũi nhọn cả. Đánh giá môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam từ góc độ của doanh nghiệp và sắp tới cần thúc đẩy năng lực quốc gia như thế nào?
Thứ tư, bên cạnh việc chọn lọc thu hút đầu tư nước ngoài thì phải kết nối khối này với khối doanh nghiệp trong nước, để cả hai cùng mạnh lên, tránh rủi ro "hai nền kinh tế trong một quốc gia".
Thứ hai, để phát triển nhanh và bền vững thì Việt Nam phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế. Phó Thủ tướng mong muốn các đại biểu làm rõ mô hình tăng trưởng mới của Việt Nam với các nội hàm và cách thức thực hiện. “Phải chăng động lực là dựa trên nền tảng nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, nhiệm vụ nào là trước mắt, hay nhiệm vụ căn cơ của tái cơ cấu nền kinh tế. Giải quyết mối quan hệ nguồn lực nước ngoài là quan trọng và nội lực trong nước là quyết định như thế nào”, Phó Thủ tướng nói.
Để phục vụ cho đánh giá hiệu quả nền kinh tế, Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ mong muốn lắng nghe các chuyên gia góp ý về hệ thống các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội khi còn thiếu vắng nhiều chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng. Các chỉ tiêu này cũng là công cụ để giám sát quá trình điều hành kinh tế của Chính phủ và thống nhất được nội hàm và nhận thức để các ngành, lĩnh vực, mỗi cá nhân đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Thứ ba, các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà quản lý cần phân tích, đánh giá thêm về cơ hội, thách thức của Việt Nam hiện nay, động lực tăng trưởng chủ đạo của Việt Nam là gì, chứ không phải động lực nào cũng thành mũi nhọn cả. Đánh giá môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam từ góc độ của doanh nghiệp và sắp tới cần thúc đẩy năng lực quốc gia như thế nào?
Thứ tư, bên cạnh việc chọn lọc thu hút đầu tư nước ngoài thì phải kết nối khối này với khối doanh nghiệp trong nước, để cả hai cùng mạnh lên, tránh rủi ro "hai nền kinh tế trong một quốc gia".
Thành Chung
http://baochinhphu.vn/
http://baochinhphu.vn/