Tạo sự quyết tâm cao từ lòng dân
- Thứ sáu - 02/01/2015 21:27
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ông Nguyễn Văn Bài - Giám đốc Sở NNPTNT
kiêm Phó Trưởng ban chỉ đạo xây dựng NTM Quảng Trị.
“Nói chung, bức tranh NTM tại Quảng Trị gắn liền với phát triển sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến, tạo thị trường tiêu thụ lớn để hình thành thương hiệu cho từng vùng sản xuất. Tăng cường sự đồng hành giữa doanh nghiệp với nông dân để tìm đầu ra ổn định cho nông sản, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân” - ông Bài nói.
Ông Bài đúc kết: Bài học lớn nhất trong quá trình xây dựng NTM là phải tạo sự quyết tâm cao từ trong lòng dân để nhân dân sáng tạo ra cách làm hay, hiến kế, hiến đất, hiến công sức nhiều hơn. Thời gian tới, Quảng Trị sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như đẩy mạnh tuyên truyền vận động; các cấp ban ngành cần phối hợp chỉ đạo sâu sát hơn; tiếp tục chú trọng phát triển sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Hình thành những vùng chuyên canh lương thực chất lượng cao (mục tiêu đến cuối năm 2015 Quảng Trị sẽ có 15.000ha lúa chất lượng cao - tăng gấp 10 lần so với năm 2009); mở rộng diện tích cây công nghiệp có lợi thế như cao su, hồ tiêu, cà phê. Tăng cường dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất.
“Trong quá trình xây dựng NTM, Quảng Trị thấy khó nhất ở tiêu chí nào? “Với câu hỏi này, ông Nguyễn Văn Bài cho biết: Quảng Trị là một tỉnh nghèo, nguồn lực đầu tư còn rất hạn chế, tiêu chí hạ tầng nông thôn bao gồm điện, đường, trường, trạm, kênh mương nội đồng… lại đòi hỏi nguồn vốn rất lớn nên nó trở thành lực cản lớn nhất trong quá trình xây dựng NTM. Hiện nay, đường giao thông nông thôn chỉ mới 6 xã đạt chuẩn, cơ sở vật chất văn hóa 7/117 xã, trường học 23/117 xã, thủy lợi 30/117 xã. Theo kết quả rà soát đề án xây dựng NTM cấp xã, nhu cầu đầu tư trung bình 105.000 triệu đồng/xã; tổng nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM của trung ương và tỉnh qua 4 năm (2011-2014) là 127.547 triệu đồng, bình quân đạt gần 4.300 triệu đồng/xã điểm, tương đương 4% tổng nhu cầu đầu tư.
“Khó khăn đó cần có ngân sách đầu tư lớn hơn từ trung ương, tỉnh và cần kêu gọi sự giúp đỡ nhiều hơn từ xã hội, đặc biệt là con em quê hương. Vì vậy cần tổ chức sản xuất hiệu quả, để đem lại lợi nhuận cho nhân dân. Và tất nhiên, có lợi nhuận thì người dân lại vay ngân hàng đầu tư làm ăn tiếp, vốn tín dụng được tăng lên góp phần vào xây dựng NTM” - ông Bài đúc kết.