Tập đoàn Than gấp rút thoái vốn đầu tư “ngoài ngành”
- Thứ tư - 22/02/2012 19:56
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Kế hoạch tái cấu trúc của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) được công bố ngày 22/2, đã đặt ra nhiều mục tiêu khá tham vọng, trong đó có việc tiếp tục thoái vốn tại các doanh nghiệp “ngoài ngành”.
Theo chỉ đạo của Chính phủ và Thông tư số 117/2010-TT-BTC ngày 5/8/2010 hướng dẫn cơ chế tài chính của công ty TNHH Nhà nước một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, trong năm 2011, TKV đã cơ cấu lại để công ty mẹ và các công ty con trong cùng tập đoàn không được cùng góp vốn tham gia vào doanh nghiệp khác.
Cụ thể, TKV đã làm thủ tục thoái vốn tại Công ty Cổ phần Vonfram Đắc Nông, nơi TKV tham gia 10,87 tỷ đồng (chiếm 29%), với giá chuyển nhượng 15,66 tỷ đồng.
Tại Công ty Cổ phần Cảng Hà Tĩnh, TKV đã chuyển nhượng 16,2 tỷ đồng vốn, chiếm 36% vốn công ty này với giá chuyển nhượng 16,2 tỷ đồng, bằng giá trị sổ sách sau khi trả cổ tức.
Tại Công ty Cổ phần Bất động sản Hà Tây, TKV cũng đã chuyển nhượng 4,6 tỷ đồng vốn và tại Công ty Cổ phần Quốc tế Long Thành, TKV cũng đã chuyển nhượng 7,5 tỷ đồng vốn.
Một điểm đáng lưu ý là tại 4 doanh nghiệp này, nhờ hoạt động có hiệu quả nên việc thoái vốn vẫn bảo toàn được vốn nhà nước.
Trong kế hoạch hoạt động năm 2012, TKV cho biết sẽ chỉ duy trì tham gia góp vốn đầu tư vào các công ty hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của tập đoàn, các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và những dự án góp vốn bằng thương hiệu của tập đoàn.
Đối với các doanh nghiệp khác, TKV sẽ thoái vốn, trước mắt tập trung cho việc thoái 216,8 tỷ đồng vốn tại 4 doanh nghiệp. Cụ thể, tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không, TKV hiện tham gia 50 tỷ đồng (chiếm 10%), tập đoàn cho biết đang thuê Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội triển khai các thủ tục chuyển nhượng.
Tại Công ty Cổ phần Đường cao tốc BECD (Trung Lương, Cần Thơ), tập đoàn tham gia 10,5 tỷ đồng (chiếm 10%), hiện tại đã hoàn tất các thủ tục và báo cáo Thủ tướng quyết định cho thoái vốn, dự kiến sẽ bàn giao vốn cho Cục Quản lý đường bộ, thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Hai đơn vị khác là Công ty Cổ phần Khu kinh tế Hải Hà, nơi TKV tham gia 47,8 tỷ đồng và Quỹ đầu tư Việt Nam, nơi tập đoàn tham gia 48 tỷ đồng.
Cụ thể, TKV đã làm thủ tục thoái vốn tại Công ty Cổ phần Vonfram Đắc Nông, nơi TKV tham gia 10,87 tỷ đồng (chiếm 29%), với giá chuyển nhượng 15,66 tỷ đồng.
Tại Công ty Cổ phần Cảng Hà Tĩnh, TKV đã chuyển nhượng 16,2 tỷ đồng vốn, chiếm 36% vốn công ty này với giá chuyển nhượng 16,2 tỷ đồng, bằng giá trị sổ sách sau khi trả cổ tức.
Tại Công ty Cổ phần Bất động sản Hà Tây, TKV cũng đã chuyển nhượng 4,6 tỷ đồng vốn và tại Công ty Cổ phần Quốc tế Long Thành, TKV cũng đã chuyển nhượng 7,5 tỷ đồng vốn.
Một điểm đáng lưu ý là tại 4 doanh nghiệp này, nhờ hoạt động có hiệu quả nên việc thoái vốn vẫn bảo toàn được vốn nhà nước.
Trong kế hoạch hoạt động năm 2012, TKV cho biết sẽ chỉ duy trì tham gia góp vốn đầu tư vào các công ty hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của tập đoàn, các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và những dự án góp vốn bằng thương hiệu của tập đoàn.
Đối với các doanh nghiệp khác, TKV sẽ thoái vốn, trước mắt tập trung cho việc thoái 216,8 tỷ đồng vốn tại 4 doanh nghiệp. Cụ thể, tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không, TKV hiện tham gia 50 tỷ đồng (chiếm 10%), tập đoàn cho biết đang thuê Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội triển khai các thủ tục chuyển nhượng.
Tại Công ty Cổ phần Đường cao tốc BECD (Trung Lương, Cần Thơ), tập đoàn tham gia 10,5 tỷ đồng (chiếm 10%), hiện tại đã hoàn tất các thủ tục và báo cáo Thủ tướng quyết định cho thoái vốn, dự kiến sẽ bàn giao vốn cho Cục Quản lý đường bộ, thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Hai đơn vị khác là Công ty Cổ phần Khu kinh tế Hải Hà, nơi TKV tham gia 47,8 tỷ đồng và Quỹ đầu tư Việt Nam, nơi tập đoàn tham gia 48 tỷ đồng.