Tây Nguyên chăn nuôi đại gia súc theo hướng sản xuất hàng hóa
- Thứ tư - 12/04/2017 12:31
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Từ đó, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại với quy mô vừa và lớn tạo điều kiện cho nhiều đơn vị, gia đình đồng bào các dân tộc có thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Phát huy lợi thế của một vùng có nhiều đồng cỏ tự nhiên, quỹ đất để trồng cỏ, khí hậu, nguồn thức ăn chăn nuôi dồi dào, các tỉnh Tây Nguyên đã có các chính sách khuyến khích, ưu đãi tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào khu vực chăn nuôi đại gia súc, chủ yếu là bò, trâu tập trung, trang trại sản xuất hàng hóa.
Hiện nay, ngoài các công ty đầu tư phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng công nghiệp, các tỉnh Tây Nguyên còn có hàng nghìn trang trại chăn nuôi bò, trâu với quy mô mỗi trang trại có từ 100 con trở lên. Tại tỉnh Đắk Lắk, ngoài Công ty Sao Đỏ chăn nuôi bò ngoại nhập theo hướng công nghiệp còn có trên 300 trang trại chăn nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Đặc biệt, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trước đây chăn nuôi trâu, bò nhỏ lẻ, phân tán, chăn thả tự nhiên, phục vụ nhu cầu tại chỗ “tự cung tự cấp” hoặc trao đổi trong từng thôn, buôn, làng, không đầu tư nhưng nay đã chuyển sang chăn nuôi tập trung quy mô trang trại, hoặc chăn nuôi trâu, bò có số lượng từ hàng chục con trở lên.
Các hộ đồng bào cũng từng bước cải tạo đàn bò cỏ, giống bò địa phương bằng giống ngoại nhập, chủ yếu là bò lai Zêbu để góp phần năng cao năng suất, chất lượng thịt tăng thu nhập.
Nhờ vậy, hàng chục nghìn gia đình đồng bào dân tộc Êđê, M’nông, J’rai, Xê đăng… ở vùng sâu vùng xa của vùng Tây Nguyên thoát nghèo vườn lên làm giàu bền vững từ chăn nuôi trâu, bò thịt.
Cũng theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, chăn nuôi đại gia súc chiếm gần 81% tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong toàn vùng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 7,1%/năm. Riêng năm 2016, giá trị sản xuất theo giá thực tế đạt trên 25.000 tỷ đồng, tập trung ở các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai.
Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên cũng đang đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình chăn nuôi trọng điểm, trong đó, tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình cải tạo đàn bò, chủ yếu là thực hiện đại trà đàn bò lai, trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò. Bên cạnh đó, xây dựng các chính sách phát triển chăn nuôi tập trung, phát triển đàn đại gia súc ở những nơi có điều kiện cho phép để chăn nuôi đại gia súc thành một thế mạnh của vùng Tây Nguyên.
Các tỉnh Tây Nguyên hiện có 962.116 con bò, trâu thịt; trong đó, có 862.116 con bò thịt, còn lại là đàn trâu. Tỉnh Gia Lai là địa phương có đàn bò, trâu thịt nhiều nhất với gần 500.000 con, kế đến là tỉnh Đắk Lắk.
Phát huy lợi thế của một vùng có nhiều đồng cỏ tự nhiên, quỹ đất để trồng cỏ, khí hậu, nguồn thức ăn chăn nuôi dồi dào, các tỉnh Tây Nguyên đã có các chính sách khuyến khích, ưu đãi tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào khu vực chăn nuôi đại gia súc, chủ yếu là bò, trâu tập trung, trang trại sản xuất hàng hóa.
Chăn nuôi đàn bò lai sind ở huyện Ngọc Hồi, Kon Tum. Ảnh: Hồng Kỳ/TTXVN |
Đặc biệt, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trước đây chăn nuôi trâu, bò nhỏ lẻ, phân tán, chăn thả tự nhiên, phục vụ nhu cầu tại chỗ “tự cung tự cấp” hoặc trao đổi trong từng thôn, buôn, làng, không đầu tư nhưng nay đã chuyển sang chăn nuôi tập trung quy mô trang trại, hoặc chăn nuôi trâu, bò có số lượng từ hàng chục con trở lên.
Các hộ đồng bào cũng từng bước cải tạo đàn bò cỏ, giống bò địa phương bằng giống ngoại nhập, chủ yếu là bò lai Zêbu để góp phần năng cao năng suất, chất lượng thịt tăng thu nhập.
Nhờ vậy, hàng chục nghìn gia đình đồng bào dân tộc Êđê, M’nông, J’rai, Xê đăng… ở vùng sâu vùng xa của vùng Tây Nguyên thoát nghèo vườn lên làm giàu bền vững từ chăn nuôi trâu, bò thịt.
Cũng theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, chăn nuôi đại gia súc chiếm gần 81% tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong toàn vùng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 7,1%/năm. Riêng năm 2016, giá trị sản xuất theo giá thực tế đạt trên 25.000 tỷ đồng, tập trung ở các tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai.
Hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên cũng đang đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình chăn nuôi trọng điểm, trong đó, tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình cải tạo đàn bò, chủ yếu là thực hiện đại trà đàn bò lai, trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò. Bên cạnh đó, xây dựng các chính sách phát triển chăn nuôi tập trung, phát triển đàn đại gia súc ở những nơi có điều kiện cho phép để chăn nuôi đại gia súc thành một thế mạnh của vùng Tây Nguyên.
Các tỉnh Tây Nguyên hiện có 962.116 con bò, trâu thịt; trong đó, có 862.116 con bò thịt, còn lại là đàn trâu. Tỉnh Gia Lai là địa phương có đàn bò, trâu thịt nhiều nhất với gần 500.000 con, kế đến là tỉnh Đắk Lắk.