Thạch Thất - sức bật từ làng nghề
- Thứ hai - 13/07/2015 05:42
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Vượt thách thức
Những năm gần đây, dưới tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội và cả nước gặp khó khăn, buộc phải thu hẹp sản xuất. Tuy nhiên, đối với một số làng nghề của huyện Thạch Thất, khó khăn dường như là cơ hội để vươn lên khẳng định mình. Bằng chứng là đi dọc tuyến đường tỉnh lộ 419, qua các làng nghề cơ khí Phùng Xá, mộc Hữu Bằng, mộc Chàng Sơn, vẫn thấy cảnh tấp nập xe cộ chở hàng, các cơ sở sản xuất hoạt động hối hả, nhộn nhịp.
Theo thống kê của UBND xã Phùng Xá, toàn xã hiện có trên 130 công ty TNHH, DN tư nhân và hơn 1.100 cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho gần 5.000 lao động tại chỗ và các địa phương khác. Đặc
biệt, sản xuất công nghiệp - TTCN đã mang lại thu nhập trên 100 tỷ đồng/năm cho địa phương.
Ông Hoàng Chí Lượng - Trưởng phòng Kinh tế huyện Thạch Thất chia sẻ, nhằm phát huy thế mạnh là mảnh đất có nhiều làng nghề truyến thống được lưu truyền lâu đời, UBND huyện đã xây dựng và thực hiện Đề án phát triển công nghiệp, TTCN giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020, và Đề án bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống giai đoạn 2014 - 2020. Cùng với sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương, các DN, hộ sản xuất cũng đã không ngừng tìm tòi, học hỏi, đầu tư, đổi mới dây chuyền sản xuất, trang thiết bị máy móc. Qua đó không chỉ giúp tăng năng suất lao động, mà còn tạo ra nhiều sản phẩm với mẫu mã mới, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.
Nhờ nỗ lực đó, các làng nghề trên địa bàn huyện Thạch Thất tiếp tục được duy trì và phát triển mạnh. Đến nay, toàn huyện có 10/59 làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống với hơn 13.700 hộ sản xuất, thu hút hơn 36.600 lao động và chiếm khoảng 75% giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Sản xuất của các làng nghề góp phần quan trọng trong việc đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện trong 5 năm qua đạt 11,89%/năm.
Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu
Nhằm tạo sức bật cho các làng nghề phát triển, huyện Thạch Thất đã chỉ đạo đồng bộ nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho DN, hộ sản xuất, kinh doanh. Trong đó, hoàn thiện đồng bộ hạ tầng một khu công nghiệp và 7 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 160ha, tạo điều kiện thuận lợi cho 1.294 DN và hộ gia đình có mặt bằng sản xuất ổn định, thu hút nhiều DN vào đầu tư với số vốn lớn. Tuy nhiên, hiện nay, phát triển kinh tế trên địa bàn huyện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Hoạt động của một số DN, hộ sản xuất còn nhỏ lẻ, sức cạnh tranh hạn chế, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường ở các CCN, làng nghề chưa được khắc phục.
Chính vì vậy, theo ông Lượng, thời gian tới, huyện cần chỉ đạo thực hiện đồng bộ các dự án mở rộng, đầu tư các CCN, làng nghề. Qua đó tạo điều kiện cho các DN, hộ sản xuất, kinh doanh đầu tư phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời khắc phục căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường và ách tắc giao thông tại các làng nghề. Đặc biệt, ông Lượng đề xuất huyện quan tâm tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm và xây dựng nhãn hiệu tập thể, thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề nhằm bảo vệ và phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thạch Thất lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 vừa diễn ra đã đề ra mục tiêu phấn đấu xây dựng huyện phát triển mạnh về công nghiệp, TTCN và sản xuất nông nghiệp chất lượng cao. Để đạt được mục tiêu này, Bí thư Huyện ủy Thạch Thất Nguyễn Doãn Hoàn cho biết, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng các CCN làng nghề. Đồng thời phối hợp với các sở, ngành của TP tổ chức các hội chợ làng nghề, tăng cường công tác xúc tiến thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và khai thác tiềm năng du lịch làng nghề…
Những năm gần đây, dưới tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội và cả nước gặp khó khăn, buộc phải thu hẹp sản xuất. Tuy nhiên, đối với một số làng nghề của huyện Thạch Thất, khó khăn dường như là cơ hội để vươn lên khẳng định mình. Bằng chứng là đi dọc tuyến đường tỉnh lộ 419, qua các làng nghề cơ khí Phùng Xá, mộc Hữu Bằng, mộc Chàng Sơn, vẫn thấy cảnh tấp nập xe cộ chở hàng, các cơ sở sản xuất hoạt động hối hả, nhộn nhịp.
Sản xuất tại làng nghề mộc Chàng Sơn, huyện Thạch Thất. Ảnh: thiên tú |
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN - xây dựng năm 2015 của huyện Thạch Thất ước đạt hơn 8.500 tỷ đồng, tăng trưởng 12,3%. |
Ông Hoàng Chí Lượng - Trưởng phòng Kinh tế huyện Thạch Thất chia sẻ, nhằm phát huy thế mạnh là mảnh đất có nhiều làng nghề truyến thống được lưu truyền lâu đời, UBND huyện đã xây dựng và thực hiện Đề án phát triển công nghiệp, TTCN giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020, và Đề án bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống giai đoạn 2014 - 2020. Cùng với sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương, các DN, hộ sản xuất cũng đã không ngừng tìm tòi, học hỏi, đầu tư, đổi mới dây chuyền sản xuất, trang thiết bị máy móc. Qua đó không chỉ giúp tăng năng suất lao động, mà còn tạo ra nhiều sản phẩm với mẫu mã mới, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.
Nhờ nỗ lực đó, các làng nghề trên địa bàn huyện Thạch Thất tiếp tục được duy trì và phát triển mạnh. Đến nay, toàn huyện có 10/59 làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống với hơn 13.700 hộ sản xuất, thu hút hơn 36.600 lao động và chiếm khoảng 75% giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Sản xuất của các làng nghề góp phần quan trọng trong việc đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện trong 5 năm qua đạt 11,89%/năm.
Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu
Nhằm tạo sức bật cho các làng nghề phát triển, huyện Thạch Thất đã chỉ đạo đồng bộ nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho DN, hộ sản xuất, kinh doanh. Trong đó, hoàn thiện đồng bộ hạ tầng một khu công nghiệp và 7 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 160ha, tạo điều kiện thuận lợi cho 1.294 DN và hộ gia đình có mặt bằng sản xuất ổn định, thu hút nhiều DN vào đầu tư với số vốn lớn. Tuy nhiên, hiện nay, phát triển kinh tế trên địa bàn huyện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Hoạt động của một số DN, hộ sản xuất còn nhỏ lẻ, sức cạnh tranh hạn chế, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường ở các CCN, làng nghề chưa được khắc phục.
Chính vì vậy, theo ông Lượng, thời gian tới, huyện cần chỉ đạo thực hiện đồng bộ các dự án mở rộng, đầu tư các CCN, làng nghề. Qua đó tạo điều kiện cho các DN, hộ sản xuất, kinh doanh đầu tư phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời khắc phục căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường và ách tắc giao thông tại các làng nghề. Đặc biệt, ông Lượng đề xuất huyện quan tâm tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm và xây dựng nhãn hiệu tập thể, thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề nhằm bảo vệ và phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thạch Thất lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 vừa diễn ra đã đề ra mục tiêu phấn đấu xây dựng huyện phát triển mạnh về công nghiệp, TTCN và sản xuất nông nghiệp chất lượng cao. Để đạt được mục tiêu này, Bí thư Huyện ủy Thạch Thất Nguyễn Doãn Hoàn cho biết, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng các CCN làng nghề. Đồng thời phối hợp với các sở, ngành của TP tổ chức các hội chợ làng nghề, tăng cường công tác xúc tiến thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và khai thác tiềm năng du lịch làng nghề…
Thiên Tú
Theo: ktdt.vn
Theo: ktdt.vn