Tháng 03/2018: Doanh nghiệp mới tăng về lượng, giảm về chất
- Thứ tư - 28/03/2018 11:13
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
- Theo Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh, tháng 03/2018, cả nước có 8.082 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 81.156 tỷ đồng, tăng 2,8% về số doanh nghiệp, và giảm 18,0% về số vốn đăng ký so với tháng 02 năm 2018.
Tuy nhiên, tính chung 3 tháng đầu năm, thì các chỉ tiêu này đều tăng. Cụ thể, cả nước có 26.785 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 278.489 tỷ đồng, tăng 1,2% về số doanh nghiệp và tăng 2,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.
Trong giai đoạn 2015-2018, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký trong Quý I có xu hướng tăng (Biểu đồ). So sánh giữa Quý I/2018 và Quý I/2015, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng 1,4 lần, số vốn đăng ký tăng 2,5 lần và tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp tăng 1,8 lần.
Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 3 tháng đầu năm 2018 đạt 10,4 tỷ đồng, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 3 tháng đầu năm nay là 225.389 lao động, giảm 22,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo vùng lãnh thổ, Đông Nam Bộ có số doanh nghiệp gia nhập thị trường cao nhất là 11.459 doanh nghiệp, chiếm 42,8%; tiếp đó là Đồng bằng sông Hồng có 7.737 doanh nghiệp, chiếm 28,9%; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 3.721 doanh nghiệp, chiếm 13,9%; Đồng bằng sông Cửu Long có 2.067 doanh nghiệp, chiếm 7,7%; Trung du và miền núi phía Bắc có 1.146 doanh nghiệp, chiếm 4,3% và Tây Nguyên có lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường thấp nhất so với các vùng khác với 655 doanh nghiệp, chiếm 2,4%.
Theo vùng lãnh thổ, lượng doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở những ngành nghề như: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa, ô tô, xe máy có 9.218 doanh nghiệp, chiếm 34,4%; Xây dựng có 3.599 doanh nghiệp, chiếm 13,4%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 3.265 doanh nghiệp, chiếm 12,2%; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác có 2.022 doanh nghiệp, chiếm 7,5%...
Qua xem xét về số lượng và tốc độ gia tăng doanh nghiệp cho thấy, ngành Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có số lượng doanh nghiệp đăng ký nhiều nhất so với cả nước nhưng xét về tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp của ngành nghề so với cùng kỳ năm 2017 thì Kinh doanh bất động sản có tỷ lệ cao nhất là 32,7%.
Về số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, trong 3 tháng đầu năm 2018 có 8.449 doanh nghiệp, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động chủ yếu tập trung ở các ngành, như: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy; Xây dựng; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác và Vận tải kho bãi; Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác... (Bảng 1).
Về doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, cả nước có 20.337 doanh nghiệp. Trong đó, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn của cả nước là 12.222 doanh nghiệp, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm 2017; Còn số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể của cả nước là 8.115 doanh nghiệp, giảm 24,1% so với cùng kỳ năm trước.
Vùng lãnh thổ có số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng lớn nhất là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, với có tỷ lệ 34,7% với 2.587 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh; Trung du và miền núi phía Bắc, tăng 30,6%; Đồng bằng sông Hồng, tăng 29,2%; Tây Nguyên, tăng 19,9%; Đồng bằng sông Cửu Long tăng 15,5% và Đông Nam Bộ tăng 11,6%.
Còn theo lĩnh vực hoạt động, thì số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tập trung chủ yếu ở những ngành kinh tế, như: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy; Xây dựng; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Vận tải kho bãi; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác; Dịch vụ lưu trú và ăn uống...
Về số doanh nghiệp giải thể, trong 3 tháng đầu năm 2018 cả nước có 3.321 doanh nghiệp, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2017.
Xét về số lượng, trong 3 tháng đầu năm, số doanh nghiệp giải thể chủ yếu là ở những vùng như Đông Nam Bộ có 1.317 doanh nghiệp, chiếm 39,7% và Đồng bằng Sông Hồng có 657 doanh nghiệp, chiếm 19,8%.
Về tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký giải thể trong 3 tháng qua so với cùng kỳ năm 2017 chỉ giảm ở 02 vùng là Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Các khu vực khác đều có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo lĩnh vực hoạt động, doanh nghiệp giải thể tập trung chủ yếu ở những ngành kinh tế như: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Xây dựng; Dịch vụ lưu trú và ăn uống... (Bảng 2).
Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh nghiệp giải thể trong 3 tháng qua giảm ở 07 ngành so với cùng kỳ năm 2017, bao gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Sản xuất phân phối điện, nước, ga; Khai khoáng; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; Vận tải kho bãi; Xây dựng; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí. Các ngành, nghề còn lại đều có số doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm 2017./.
Trong giai đoạn 2015-2018, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký trong Quý I có xu hướng tăng (Biểu đồ). So sánh giữa Quý I/2018 và Quý I/2015, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng 1,4 lần, số vốn đăng ký tăng 2,5 lần và tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp tăng 1,8 lần.
Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 3 tháng đầu năm 2018 đạt 10,4 tỷ đồng, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 3 tháng đầu năm nay là 225.389 lao động, giảm 22,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo vùng lãnh thổ, Đông Nam Bộ có số doanh nghiệp gia nhập thị trường cao nhất là 11.459 doanh nghiệp, chiếm 42,8%; tiếp đó là Đồng bằng sông Hồng có 7.737 doanh nghiệp, chiếm 28,9%; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 3.721 doanh nghiệp, chiếm 13,9%; Đồng bằng sông Cửu Long có 2.067 doanh nghiệp, chiếm 7,7%; Trung du và miền núi phía Bắc có 1.146 doanh nghiệp, chiếm 4,3% và Tây Nguyên có lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường thấp nhất so với các vùng khác với 655 doanh nghiệp, chiếm 2,4%.
Theo vùng lãnh thổ, lượng doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở những ngành nghề như: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa, ô tô, xe máy có 9.218 doanh nghiệp, chiếm 34,4%; Xây dựng có 3.599 doanh nghiệp, chiếm 13,4%; Công nghiệp chế biến, chế tạo có 3.265 doanh nghiệp, chiếm 12,2%; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác có 2.022 doanh nghiệp, chiếm 7,5%...
Qua xem xét về số lượng và tốc độ gia tăng doanh nghiệp cho thấy, ngành Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy có số lượng doanh nghiệp đăng ký nhiều nhất so với cả nước nhưng xét về tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp của ngành nghề so với cùng kỳ năm 2017 thì Kinh doanh bất động sản có tỷ lệ cao nhất là 32,7%.
Về số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, trong 3 tháng đầu năm 2018 có 8.449 doanh nghiệp, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động chủ yếu tập trung ở các ngành, như: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy; Xây dựng; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác và Vận tải kho bãi; Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác... (Bảng 1).
Về doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, cả nước có 20.337 doanh nghiệp. Trong đó, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn của cả nước là 12.222 doanh nghiệp, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm 2017; Còn số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể của cả nước là 8.115 doanh nghiệp, giảm 24,1% so với cùng kỳ năm trước.
Vùng lãnh thổ có số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng lớn nhất là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, với có tỷ lệ 34,7% với 2.587 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh; Trung du và miền núi phía Bắc, tăng 30,6%; Đồng bằng sông Hồng, tăng 29,2%; Tây Nguyên, tăng 19,9%; Đồng bằng sông Cửu Long tăng 15,5% và Đông Nam Bộ tăng 11,6%.
Còn theo lĩnh vực hoạt động, thì số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tập trung chủ yếu ở những ngành kinh tế, như: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy; Xây dựng; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Vận tải kho bãi; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác; Dịch vụ lưu trú và ăn uống...
Về số doanh nghiệp giải thể, trong 3 tháng đầu năm 2018 cả nước có 3.321 doanh nghiệp, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2017.
Xét về số lượng, trong 3 tháng đầu năm, số doanh nghiệp giải thể chủ yếu là ở những vùng như Đông Nam Bộ có 1.317 doanh nghiệp, chiếm 39,7% và Đồng bằng Sông Hồng có 657 doanh nghiệp, chiếm 19,8%.
Về tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký giải thể trong 3 tháng qua so với cùng kỳ năm 2017 chỉ giảm ở 02 vùng là Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Các khu vực khác đều có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo lĩnh vực hoạt động, doanh nghiệp giải thể tập trung chủ yếu ở những ngành kinh tế như: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Xây dựng; Dịch vụ lưu trú và ăn uống... (Bảng 2).
Kim Hiền
kinhtevaduabao.vn