Thanh Hóa: Quảng Tâm về đích trước hẹn
- Thứ hai - 14/04/2014 09:23
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Đàm Khắc Chương - Chủ tịch UBND xã Quảng Tâm cho biết: “Quảng Tâm vốn thuộc huyện Quảng Xương, ngày 1.7.2012 mới sáp nhập vào TP.Thanh Hóa. Để triển khai có hiệu quả Chương trình xây dựng NTM, xã xây dựng kế hoạch cụ thể đến từng chi bộ, thôn, đồng thời tổ chức rà soát các tiêu chí, lựa chọn những hạng mục ưu tiên đầu tư cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương”.
Bà Nguyễn Thị Hiền ở thôn Tiến Thành vui vẻ cho biết: “Khi làm đường giao thông nông thôn, xã thực hiện đúng chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ” nên ngoài vốn hỗ trợ 50 triệu đồng/km, nhân dân chúng tôi đều tự nguyện tham gia đóng góp sức người, sức của. Bây giờ thì đường làng, ngõ xóm đã được trải nhựa, đổ bê tông phẳng lì, xe máy có thể chạy bon bon đến tận ruộng rồi”.
Theo thống kê của UBND xã, đến nay tỷ lệ hộ nghèo ở Quảng Tâm chỉ còn 4,5%, phấn đấu hết năm nay sẽ giảm xuống dưới 4%; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 14 triệu đồng/năm (năm 2010), lên 27,2 triệu đồng/người/năm (năm 2013). Hiện toàn xã có 12 doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả, hơn 20 xưởng mộc quy mô lớn và nhiều cơ sở quy mô hộ gia đình, giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động trong và ngoài xã.
Ông Đàm Khắc Chương – Chủ tịch UBND xã chia sẻ thêm: “Để đạt 19/19 tiêu chí, địa phương đã phải huy động nhiều nguồn lực, trong đó chủ yếu là từ nhân dân, ngân sách của địa phương và doanh nghiệp, cùng với một phần hỗ trợ của thành phố, tỉnh. Song nguồn lực của địa phương có hạn nên để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, động viên phù hợp cho những xã về đích sớm như Quảng Tâm”.
Hoài Thu - Hồng Đức
Nguồn danviet.vn
Nghề mộc dân dụng là một trong những nghề tạo thu nhập cao cho bà con xã Quảng Tâm, TP.Thanh Hóa.
Bà Nguyễn Thị Hiền ở thôn Tiến Thành vui vẻ cho biết: “Khi làm đường giao thông nông thôn, xã thực hiện đúng chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ” nên ngoài vốn hỗ trợ 50 triệu đồng/km, nhân dân chúng tôi đều tự nguyện tham gia đóng góp sức người, sức của. Bây giờ thì đường làng, ngõ xóm đã được trải nhựa, đổ bê tông phẳng lì, xe máy có thể chạy bon bon đến tận ruộng rồi”.
Theo thống kê của UBND xã, đến nay tỷ lệ hộ nghèo ở Quảng Tâm chỉ còn 4,5%, phấn đấu hết năm nay sẽ giảm xuống dưới 4%; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 14 triệu đồng/năm (năm 2010), lên 27,2 triệu đồng/người/năm (năm 2013). Hiện toàn xã có 12 doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả, hơn 20 xưởng mộc quy mô lớn và nhiều cơ sở quy mô hộ gia đình, giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động trong và ngoài xã.
Ông Đàm Khắc Chương – Chủ tịch UBND xã chia sẻ thêm: “Để đạt 19/19 tiêu chí, địa phương đã phải huy động nhiều nguồn lực, trong đó chủ yếu là từ nhân dân, ngân sách của địa phương và doanh nghiệp, cùng với một phần hỗ trợ của thành phố, tỉnh. Song nguồn lực của địa phương có hạn nên để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, động viên phù hợp cho những xã về đích sớm như Quảng Tâm”.
Hoài Thu - Hồng Đức
Nguồn danviet.vn