Thanh Trì về đích sớm
- Thứ năm - 24/03/2016 03:41
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
hanh Trì là một trong 2 huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội hoàn thành Chương trình xây dựng NTM.
Có được thành quả ấy là từ nhận thức cũng như cách làm đúng đắn, sáng tạo của một huyện ven đô nhiều tiềm năng, đặc biệt là sự đồng thuận, vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cơ sở. Từ năm 2011, Huyện ủy Thanh Trì đã chủ động xây dựng Chương trình số 02 về “Phát triển kinh tế, xây dựng NTM” và lựa chọn “xây dựng NTM” là một trong 3 khâu đột phá trọng tâm để triển khai trên toàn địa bàn trong suốt nhiệm kỳ 2010-2015 và những năm tiếp theo. Nhờ xác định đúng hướng, từ huyện tới cấp xã, thôn đã có sự đầu tư đúng, trúng và tập trung cho chương trình với phương châm “Tập trung, sâu sát, năng động, sáng tạo và hiệu quả”. Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Vũ Văn Nhàn cho hay, qua 5 năm triển khai, tất cả các xã của huyện đã hoàn thành quy hoạch xây dựng NTM, 100% các xã được phê duyệt Đề án xây dựng NTM làm cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện. Nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng được nâng cấp, cải tạo, đường giao thông nông thôn đạt 120% kế hoạch; trên 85% kênh mương nội đồng được kiên cố hóa, cứng hóa phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp và đảm bảo thoát nước trong khu dân cư; 71/71 thôn làng có nhà văn hóa; 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế theo tiêu chí mới. Đáng ghi nhận, hệ thống trường học được đầu tư đồng bộ, hiện đại; 100% xã có hệ thống điện đạt chuẩn… Có thể nói, bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện đã có nhiều thay đổi theo hướng đồng bộ với nhiều mô hình, tiêu biểu là mô hình “Xây dựng đường làng, xã sáng - xanh - sạch - đẹp gắn với Năm trật tự và văn minh đô thị”. Thành công của mô hình điểm cùng với những quyết sách tích cực của thành phố đã tạo sức bật cho phong trào toàn dân chung sức xây dựng NTM lan tỏa rộng khắp trên toàn địa bàn. Bên cạnh việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, huyện Thanh Trì đã chú trọng đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân bằng việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Theo đó, huyện đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng sau dồn điền, đổi thửa tại các xã Vĩnh Quỳnh, Vạn Phúc, Yên Mỹ. Đây cũng là huyện đầu tiên của thành phố xóa bỏ được các điểm giết mổ gia súc nhỏ lẻ trong khu dân cư, góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn thực phẩm. Đến nay, thu nhập bình quân của người dân đạt 30 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,99%, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trên 90%. Từ thực tiễn triển khai xây dựng NTM tại huyện Thanh Trì cho thấy, nơi nào có sự đồng thuận, vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị cơ sở thì nơi đó sẽ thành công. Nhận thức rõ vấn đề xây dựng NTM là một chương trình phát triển toàn diện khu vực nông thôn, nhằm góp phần rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, huyện Thanh Trì đặc biệt quan tâm tới việc huy động tối đa nguồn lực, xây dựng hạ tầng nông thôn. Đơn cử như trước khi có Quyết định 16 của UBND TP về hỗ trợ xây dựng hạ tầng nông thôn, Thanh Trì đã chủ động, sáng tạo thực hiện thí điểm mô hình “Nhà nước hỗ trợ vật tư, người dân tổ chức thi công” tại thôn Vĩnh Trung, xã Đại Áng với chiều dài hơn 2km, kinh phí giảm được 2,4 tỷ đồng so với dự toán. Cũng trong 5 năm qua, đã có hơn 1.000 hộ dân trên địa bàn huyện Thanh Trì tham gia hiến đất mở rộng đường làng ngõ xóm với diện tích trên 11.300m2, tiểu biểu là các xã Vạn Phúc, Ngũ Hiệp, Đại Áng, Đông Mỹ…
Nguồn: nongnghiep.vn