Thay đổi tư duy sản xuất để đột phá

Thay đổi tư duy sản xuất để đột phá
Ngành nông nghiệp ĐBSCL đang chuyển đổi về định hướng phát triển ngành hàng lúa gạo nhằm nâng cao giá trị, tăng sản lượng và kèm theo điều kiện tăng chất lượng.

 

Vì vậy trước hết cần thay đổi cơ cấu giống cũng như cách canh tác để phù hợp phục vụ thị trường.

09-16-22_nh-1-bon-phn-cn-doi-l-yeu-to-giup-cy-khoe-gim-su-benh
Bón phân cân đối và đầy đủ là yếu tố giúp cây trồng khỏe, ít bị sâu bệnh tấn công
 

Kỹ sư Võ Quốc Trung, Trưởng phòng Kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng cho biết, về lúa thơm, lúa chất lượng cao, ở Sóc Trăng có giống lúa ST khá nổi tiếng, ở Long An thì có giống lúa Nàng Hoa 9, về giống lúa đặc sản ở vùng ĐBSCL thì còn rất nhiều giống.

Khi canh tác một giống lúa có đặc tính di truyền tốt, nhưng nếu áp dụng một biện pháp kỹ thuật chưa đúng thì sẽ làm giảm dần chất lượng gạo. Từ thực tế cho thấy, khi giống lúa có chất lượng tốt, bà con đòi hỏi thêm năng suất cao hơn nữa, từ đó bà con áp dụng biện pháp thâm canh “ 1 phải 5 giảm” và “3 giảm 3 tăng”.

Theo ông Trung, hiện nay ngành hàng lúa gạo trong nước được Bộ NN-PTNT quan tâm, đồng thời Bộ cũng đã có những chương trình dự án rất cụ thể, đã triển khai dự án phát triển nông nghiệp bền vững từ 2015 - 2020 cho 8 tỉnh thành trồng lúa trọng điểm ở ĐBSCL. Để làm sao vựa lúa ở ĐBSCL nói riêng và của cả nước nói chung sẽ dần đi vào hướng chất lượng và nâng cao hơn.

PGS.TS Mai Thành Phụng, nguyên Trưởng Bộ phận thường trực Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tại Nam Bộ nhận định, giống lúa thơm đặc sản sẽ dễ bị các loại sinh vật gây hại tấn công, nhất là khi gặp nông dân sạ dày, cộng với bón thừa phân đạm thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng gây hại. Đặc biệt là rầy nâu và sâu cuốn lá có thể đến trú ngụ và chích hút.

Để trồng được giống lúa thơm và ít chịu ảnh hưởng của tất cả các loại dịch hại nói chung và sâu rầy nói riêng thì cần lưu ý: Đầu tiên cần chú ý 4 trụ cột trong canh tác trong quản lý dịch hại tổng hợp (trồng cây khỏe, bảo vệ thiên địch, thăm đồng thường xuyên, nông dân thành chuyên gia).

Ngoài ra, cần có quy trình canh tác hợp lý, chọn giống đúng vùng sinh thái, hóa giải các trục trặc trong đất trước khi trồng, biết canh ngâm ủ giống, sạ thưa, biết cách bón lót để cây ra rễ đẻ nhánh sớm, bón phân cân đối hợp lý tránh bón thừa phân đạm, siết nước hơp lý để cứng cây ít đổ ngã… Thăm đồng thường xuyên và không phun thuốc trừ sâu sớm trong vòng 40 ngày, quản lý dịch hại theo cách tổng hợp, không lạm dụng thuốc hóa học…

Ông Tạ Duy Linh, GĐ Marketing Cty Phân bón Behn Meyer (Đức) cho biết, để trồng lúa đạt hiệu quả cao, trước tiên cây phải khỏe, chống chịu tốt dịch hại và sâu bệnh. Từ đó nông dân đỡ phải sử dụng thuốc BVTV mà còn bảo vệ được những thiên địch có lợi… Đó một trong những yếu tố giúp cây trồng khỏe là phải bón phân cân đối và đầy đủ. Hiện nay, bà con thường quan tâm đến ba nguyên tố đạm, lân, kali mà ít quan tâm đến các nguyên tố khác như trung lượng và vi lượng.

Theo một số thông tin gần đây thì đất ở ĐBSCL thiếu rất nhiều chất trung, vi lượng, từ đó làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Phía Cty có sản phẩm Nitrophoska 16-16-8+4s. Đây là một dòng phân phức hợp được sản xuất qua con đường hóa học dành cho đất và cây trồng tại Việt Nam. Đặc biệt là cây lúa, mang lại dinh dưỡng đạm, lân, kali hoàn toàn dễ hấp thu trên cây trồng ngay lập tức. Như vậy tối ưu hóa quá trình hấp thu của cây, ngoài ra trong sản phẩm này có các nguyên tố trung, vi lượng đặc biệt là canxi khi bón sẽ giúp cây trồng cứng cáp chống đổ ngã, tỉ lệ rất phù hợp khi bà con bón ở cử thứ nhất và thứ hai từ 18 - 20 ngày.

Đối với giai đoạn lúa làm đồng Yuroka 21-0-21 tập trung vào tỷ lệ đạm và kali phù hợp cho cây lúa trong giai đoạn làm đồng. Bên cạnh đó còn có dòng phân Korn-Kali có tỷ lệ hợp lý giữa K, Mg, S để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

Theo Gia Bảo - Huỳnh Duy/nongnghiep.vn