Thu hút vốn ngoại vào nông nghiệp qua mô hình đối tác công tư
- Thứ hai - 18/05/2015 04:33
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu nâng tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành lên mức 4,5 tỷ USD ở năm 2020 và 6 tỷ USD vào năm 2030. Đồng thời, nâng tỷ trọng vốn đầu tư FDI trong nông nghiệp trên tổng đầu tư FDI trong toàn bộ nền kinh tế lên mức từ 4-5% sau năm 2020.
Làm thế nào để đạt mục tiêu này, ông Trần Kim Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã trao đổi với phóng viên TTXVN về những giải pháp của ngành sẽ triển khai trong thời gian tới.
- Ông đánh giá thế nào về tình hình thu hút FDI vào ngành nông nghiệp trong thời gian qua?
Ông Trần Kim Long: Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Riêng năm 2014, GDP ngành nông nghiệp chiếm 18,12% tổng GDP cả nước và tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 30,86 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2013. Thặng dư thương mại của ngành cũng đạt 9,5 tỷ USD, tăng 7,7% so với năm 2013. Tăng trưởng nông nghiệp duy trì ở mức ổn định trên dưới 3%.
Theo tôi, có nhiều yếu tố tạo ra thành công của ngành; trong đó có đầu tư FDI. Cụ thể, FDI trong lĩnh vực nông, lâm và ngư nghiệp đã góp phần tích cực làm tăng tổng vốn đầu tư nói chung cho nền kinh tế cũng như cho ngành nông nghiệp và bổ sung rất tốt cho tổng đầu tư cho ngành. Nguồn đầu tư này đã thúc đẩy sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp theo hướng giá trị gia tăng và hướng mạnh ra xuất khẩu; cải thiện năng suất, chất lượng, hiệu quả và tính cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp cũng như tạo công ăn việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn.
Đến năm 2014, tổng số dự án luỹ kế còn hiệu lực trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp là 512 với tổng số vốn đăng ký trên 3,43 tỷ USD (tương đương khoảng 70.000 tỷ đồng).
- Là ngành được Nhà nước và các ngành chức năng khuyến khích đầu tư, nhưng tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành nông nghiệp lại không như kỳ vọng. Xin ông cho biết nguyên nhân dẫn đến thực trạng này?
Ông Trần Kim Long: Đúng là trong thời gian qua vốn FDI đầu tư vào ngành nông nghiệp còn hạn chế, vốn FDI chỉ chiếm 3,06% tổng số dự án FDI và 1,35% tổng số vốn đăng ký của các dự án FDI trong cả nước. Nguyên nhân khách quan là do sản xuất nông nghiệp Việt Nam nhỏ lẻ, manh mún; cơ sở hạ tầng và dịch vụ phụ trợ còn thiếu và yếu trong khi chất lượng và năng suất lao động thấp. Đây cũng là ngành dễ dàng gặp rủi ro về thiên tai, dịch bệnh và biến động thị trường.
Về chủ quan vẫn là do nhận thức, chủ trương về đầu tư FDI trong nông nghiệp chưa nhất quán. Các chính sách còn thiếu rõ ràng, hay thay đổi; thủ tục hành chính còn phức tạp và công tác xúc tiến đầu tư chưa thực sự hiệu quả.
- Một trong những vấn đề đang được Chính phủ, Bộ quan tâm trong triển khai tái cơ cấu ngành là đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm. Đây có phải là lĩnh vực cần chú trọng thu hút đầu tư FDI trong thời gian tới không, thưa ông?
Ông Trần Kim Long: Ngành đang tiến hành thực hiện Đề án Tái cấu trúc ngành nông nghiệp theo hướng giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Mục tiêu hàng đầu là đầu tư phát triển để tăng giá trị gia tăng của sản phẩm thông qua chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao vào chế biến, tăng cường quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng thương hiệu cho các hàng hoá nông lâm thủy sản Việt Nam. Chính vì vậy, ngành tiếp tục ưu tiên kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, phát triển bền vững và đầu tư theo hình thức đối tác công tư - PPP. Đây cũng là một cách để tiếp tục "hút" được vốn ngoại vào nông nghiệp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) triển khai mô hình đối tác công tư PPP trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Đến nay, mô hình đang hoạt động với bảy nhóm đặc trách ngành hàng càphê, chè, rau hoa quả, thủy sản, hàng hóa chung, hồ tiêu và gia vị, tài chính nông nghiệp. Mô hình đối tác công tư PPP ngành nông nghiệp của Việt Nam đã được WEF đánh giá cao và được xem như là một mô hình điển hình cho các nước khác học hỏi và nhân rộng.
Trên thực tế, thu hút nguồn vốn FDI vào nông nghiệp đang được Bộ hết sức quan tâm. Điều này được thể hiện rõ việc hoàn thiện dự thảo xây dựng Chiến lược tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp Việt Nam đến năm 2030. Chiến lược là cơ sở để xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nông thôn, dự kiến sẽ trình Chính phủ ban hành vào quý 2 năm nay.
- Thời gian vừa qua, có nhiều đoàn lãnh đạo, doanh nghiệp, nhà đầu tư của Nhật Bản, Hàn Quốc... tới tham quan, khảo sát tìm kiếm cơ hội đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam. Cùng với đó là những Hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương đã và sẽ ký kết. Những tín hiệu tích cực trên sẽ được ngành đón nhận trong thời gian tới như thế nào?
Ông Trần Kim Long: Nông nghiệp Việt Nam là ngành có nhiều tiềm năng phát triển và đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhà đầu tư từ các nước này đang rất quan tâm đến ứng dụng công nghệ cao trong phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng và giá trị gia tăng cao. Nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài đã đến làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tìm hiểu cơ hội đầu tư. Đây là một tín hiệu đáng mừng.
Trong Chiến lược tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp Việt Nam đến năm 2030 mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng có xác định rõ các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên kêu gọi đầu tư; lĩnh vực, ngành nghề không ưu tiên kêu gọi FDI và địa bàn không ưu tiên kêu gọi FDI.
Để tiếp tục "hút" được vốn ngoại vào nông nghiệp theo hình thức mới, chúng tôi đang kêu gọi các nhà đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc... tham gia vào các dự án theo mô hình PPP.
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các Bộ, ngành khác đang tích cực triển khai thực hiện tám Hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA) đã ký kết. Đồng thời, chuẩn bị tốt để đón nhận những cơ hội mới và các thách thức mới khi ký kết và thực hiện tám Hiệp định khu vực thương mại tự do đang đàm phán.
Thực hiện các FTA đã ký kết mang lại nhiều cơ hội cho ngành. Tôi tin tưởng rằng dù còn nhiều khó khăn, thách thức lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng bền vững, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm cho người dân nông thôn và góp phần đảm bảo ổn định trật tự xã hội.
- Để tiếp tục thu hút các nguồn vốn nước ngoài vào ngành nông nghiệp Việt Nam, theo ông cần chuẩn bị những giải pháp nào?
Ông Trần Kim Long: Tăng cường thu hút FDI vào ngành là một trong những ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, trong thời gian tới ngành cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc kêu gọi đầu tư FDI vào ngành; có các chính sách khuyến khích đầu tư FDI vào ngành như chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, thuế, tín dụng, phát triển nguồn nhân lực đồng thời nâng cao chất lượng xúc tiến đầu tư một cách hiệu quả và đồng bộ.
Ngành cũng chú trọng tăng cường thu hút FDI có chất lượng và giá trị gia tăng cao, sử dụng và bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên, sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, tạo thêm nhiều việc làm và hỗ trợ cho những khâu yếu trong chuỗi giá trị nông sản.
Các hình thức thu hút FDI cho nông nghiệp phù hợp được mở rộng và hoàn thiện như PPP, liên doanh, liên kết, hợp đồng với nông dân bên cạnh hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài. Đặc biệt, ngành sẽ tăng cường sự phối kết hợp có hiệu quả giữa Trung ương và địa phương trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào ngành.
- Xin trân trọng cảm ơn ông !
- Ông đánh giá thế nào về tình hình thu hút FDI vào ngành nông nghiệp trong thời gian qua?
Ông Trần Kim Long: Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Riêng năm 2014, GDP ngành nông nghiệp chiếm 18,12% tổng GDP cả nước và tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 30,86 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2013. Thặng dư thương mại của ngành cũng đạt 9,5 tỷ USD, tăng 7,7% so với năm 2013. Tăng trưởng nông nghiệp duy trì ở mức ổn định trên dưới 3%.
Theo tôi, có nhiều yếu tố tạo ra thành công của ngành; trong đó có đầu tư FDI. Cụ thể, FDI trong lĩnh vực nông, lâm và ngư nghiệp đã góp phần tích cực làm tăng tổng vốn đầu tư nói chung cho nền kinh tế cũng như cho ngành nông nghiệp và bổ sung rất tốt cho tổng đầu tư cho ngành. Nguồn đầu tư này đã thúc đẩy sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp theo hướng giá trị gia tăng và hướng mạnh ra xuất khẩu; cải thiện năng suất, chất lượng, hiệu quả và tính cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp cũng như tạo công ăn việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn.
Đến năm 2014, tổng số dự án luỹ kế còn hiệu lực trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp là 512 với tổng số vốn đăng ký trên 3,43 tỷ USD (tương đương khoảng 70.000 tỷ đồng).
- Là ngành được Nhà nước và các ngành chức năng khuyến khích đầu tư, nhưng tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành nông nghiệp lại không như kỳ vọng. Xin ông cho biết nguyên nhân dẫn đến thực trạng này?
Ông Trần Kim Long: Đúng là trong thời gian qua vốn FDI đầu tư vào ngành nông nghiệp còn hạn chế, vốn FDI chỉ chiếm 3,06% tổng số dự án FDI và 1,35% tổng số vốn đăng ký của các dự án FDI trong cả nước. Nguyên nhân khách quan là do sản xuất nông nghiệp Việt Nam nhỏ lẻ, manh mún; cơ sở hạ tầng và dịch vụ phụ trợ còn thiếu và yếu trong khi chất lượng và năng suất lao động thấp. Đây cũng là ngành dễ dàng gặp rủi ro về thiên tai, dịch bệnh và biến động thị trường.
Về chủ quan vẫn là do nhận thức, chủ trương về đầu tư FDI trong nông nghiệp chưa nhất quán. Các chính sách còn thiếu rõ ràng, hay thay đổi; thủ tục hành chính còn phức tạp và công tác xúc tiến đầu tư chưa thực sự hiệu quả.
- Một trong những vấn đề đang được Chính phủ, Bộ quan tâm trong triển khai tái cơ cấu ngành là đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm. Đây có phải là lĩnh vực cần chú trọng thu hút đầu tư FDI trong thời gian tới không, thưa ông?
Ông Trần Kim Long: Ngành đang tiến hành thực hiện Đề án Tái cấu trúc ngành nông nghiệp theo hướng giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Mục tiêu hàng đầu là đầu tư phát triển để tăng giá trị gia tăng của sản phẩm thông qua chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao vào chế biến, tăng cường quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng thương hiệu cho các hàng hoá nông lâm thủy sản Việt Nam. Chính vì vậy, ngành tiếp tục ưu tiên kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, phát triển bền vững và đầu tư theo hình thức đối tác công tư - PPP. Đây cũng là một cách để tiếp tục "hút" được vốn ngoại vào nông nghiệp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) triển khai mô hình đối tác công tư PPP trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Đến nay, mô hình đang hoạt động với bảy nhóm đặc trách ngành hàng càphê, chè, rau hoa quả, thủy sản, hàng hóa chung, hồ tiêu và gia vị, tài chính nông nghiệp. Mô hình đối tác công tư PPP ngành nông nghiệp của Việt Nam đã được WEF đánh giá cao và được xem như là một mô hình điển hình cho các nước khác học hỏi và nhân rộng.
Trên thực tế, thu hút nguồn vốn FDI vào nông nghiệp đang được Bộ hết sức quan tâm. Điều này được thể hiện rõ việc hoàn thiện dự thảo xây dựng Chiến lược tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp Việt Nam đến năm 2030. Chiến lược là cơ sở để xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nông thôn, dự kiến sẽ trình Chính phủ ban hành vào quý 2 năm nay.
- Thời gian vừa qua, có nhiều đoàn lãnh đạo, doanh nghiệp, nhà đầu tư của Nhật Bản, Hàn Quốc... tới tham quan, khảo sát tìm kiếm cơ hội đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam. Cùng với đó là những Hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương đã và sẽ ký kết. Những tín hiệu tích cực trên sẽ được ngành đón nhận trong thời gian tới như thế nào?
Ông Trần Kim Long: Nông nghiệp Việt Nam là ngành có nhiều tiềm năng phát triển và đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhà đầu tư từ các nước này đang rất quan tâm đến ứng dụng công nghệ cao trong phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng và giá trị gia tăng cao. Nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài đã đến làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tìm hiểu cơ hội đầu tư. Đây là một tín hiệu đáng mừng.
Trong Chiến lược tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp Việt Nam đến năm 2030 mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng có xác định rõ các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên kêu gọi đầu tư; lĩnh vực, ngành nghề không ưu tiên kêu gọi FDI và địa bàn không ưu tiên kêu gọi FDI.
Để tiếp tục "hút" được vốn ngoại vào nông nghiệp theo hình thức mới, chúng tôi đang kêu gọi các nhà đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc... tham gia vào các dự án theo mô hình PPP.
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các Bộ, ngành khác đang tích cực triển khai thực hiện tám Hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA) đã ký kết. Đồng thời, chuẩn bị tốt để đón nhận những cơ hội mới và các thách thức mới khi ký kết và thực hiện tám Hiệp định khu vực thương mại tự do đang đàm phán.
Thực hiện các FTA đã ký kết mang lại nhiều cơ hội cho ngành. Tôi tin tưởng rằng dù còn nhiều khó khăn, thách thức lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng bền vững, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm cho người dân nông thôn và góp phần đảm bảo ổn định trật tự xã hội.
- Để tiếp tục thu hút các nguồn vốn nước ngoài vào ngành nông nghiệp Việt Nam, theo ông cần chuẩn bị những giải pháp nào?
Ông Trần Kim Long: Tăng cường thu hút FDI vào ngành là một trong những ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, trong thời gian tới ngành cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc kêu gọi đầu tư FDI vào ngành; có các chính sách khuyến khích đầu tư FDI vào ngành như chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, thuế, tín dụng, phát triển nguồn nhân lực đồng thời nâng cao chất lượng xúc tiến đầu tư một cách hiệu quả và đồng bộ.
Ngành cũng chú trọng tăng cường thu hút FDI có chất lượng và giá trị gia tăng cao, sử dụng và bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên, sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, tạo thêm nhiều việc làm và hỗ trợ cho những khâu yếu trong chuỗi giá trị nông sản.
Các hình thức thu hút FDI cho nông nghiệp phù hợp được mở rộng và hoàn thiện như PPP, liên doanh, liên kết, hợp đồng với nông dân bên cạnh hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài. Đặc biệt, ngành sẽ tăng cường sự phối kết hợp có hiệu quả giữa Trung ương và địa phương trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào ngành.
- Xin trân trọng cảm ơn ông !
Việt Nam cũng đang có nhiều dự án PPP trong lĩnh vực càphê, chè, rau quả với sự tham gia của hàng chục nghìn hộ nông dân, giúp tăng thu nhập, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất và giảm phát thải. Dự kiến đến năm 2017, sẽ có khoảng 500.000 hộ nông dân tham gia vào các dự án PPP.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn đang thể chế hóa các hoạt động PPP trong nông nghiệp thông qua thành lập và vận hành hiệu quả Ban điều phối ngành hàng cà phê, Ban chỉ đạo Đối tác phát triển bền vững nông nghiệp Việt Nam.Theo BÍCH HỒNG (TTXVN/VIETNAM+)