Thực hiện quy chế dân chủ trong xây dựng nông thôn mới
- Thứ tư - 27/01/2016 09:47
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông NTM, người dân chính là chủ thể, là người thực hiện và thụ hưởng thành quả từ chương trình. Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát và dân hưởng lợi”, quy chế dân chủ (QCDC) được phát huy rộng rãi trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đã mang lại hiệu quả thiết thực. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ thường xuyên quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện QCDC đến tận cơ sở, tinh thần đoàn kết, chung sức của cộng đồng nhân dân được phát huy. Từ đó tạo thuận lợi trong việc huy động nguồn lực xây dựng NTM.
Các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị đã cụ thể hoá việc thực hiện QCDC phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị. Bằng những việc làm, mô hình, phong trào thiết thực đã khơi dậy, huy động sức mạnh đoàn kết, dân chủ chung tay thực hiện có hiệu quả mục tiêu lớn của chương trình. Qua triển khai xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh cho thấy, thời gian đầu, nhiều địa phương, cơ sở không tránh khỏi bỡ ngỡ, lúng túng, còn có người dân chưa quan tâm, chưa hiểu về ý nghĩa, hiệu quả của chương trình xây dựng NTM. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, công tác tuyên truyền, phổ biến được chú trọng, UBND các cấp đã triển khai các văn bản, quy định của Chính phủ, UBND tỉnh, nghị quyết của HĐND các cấp sâu rộng trong nhân dân. Nhận thức của nhân dân có sự chuyển biến tích cực. Người dân hiểu rằng, xây dựng NTM chính là làm đổi thay diện mạo làng, xã mình, đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên và người dân đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai thực hiện, bảo đảm dân chủ, công khai, “dân biết, dân bàn” với sự tham gia tích cực của người dân, công cuộc xây dựng NTM đã trở thành phong trào sôi nổi, rộng khắp ở các địa phương trong tỉnh. Các xã thực hiện tốt việc công khai thông qua các hình thức như niêm yết tại trụ sở UBND, thông tin trên hệ thống truyền thanh cơ sở và tại các hội nghị, cuộc họp dân. Việc lựa chọn các công trình, hình thức tổ chức xây dựng được các xã tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư. Các chính sách về huy động nguồn lực như xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà văn hóa, khu thể thao, đường giao thông, kênh mương thủy lợi được tổ chức họp dân thông báo, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. QCDC trong xây dựng NTM được thực hiện nghiêm túc đã phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Người dân tham gia bàn bạc, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng trong quá trình xây dựng NTM. Những thắc mắc, kiến nghị cơ bản đều được giải quyết kịp thời, cộng đồng nhân dân đoàn kết, chung sức xây dựng NTM.
Nhờ công tác tuyên truyền, vận động, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhiều địa phương đã làm tốt công tác huy động nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM. Trong đó có nguồn lực lớn từ sự tham gia đóng góp của nhân dân xây dựng cơ sở hạ tầng trên cơ sở phát huy dân chủ để người dân bàn bạc, tự nguyện đóng góp, nổi bật là phong trào hiến đất xây dựng trường học, làm đường đi của xóm, đường nội đồng, đóng góp ngày công làm đường GTNT... Kết quả sau giai đoạn I (2011-2015), toàn tỉnh đã huy động được hơn 9.773 tỷ đồng đầu tư xây dựng NTM, trong đó, vốn huy động nhân dân đóng góp 1.791 tỷ đồng gồm huy động trên 1,7 triệu ngày công lao động, hiến 188,79 ha đất. Toàn tỉnh đã sửa chữa, nâng cấp 3.093 km đường GTNT; cải tạo, xây dựng mới 192 cầu, cống dân sinh; sửa chữa, nâng cấp 80 công trình thủy lợi; kiên cố hóa 395 km kênh mương nội đồng; tu sửa, xây dựng 136 trường, lớp học; xây mới, sửa chữa 79 công trình nhà văn hóa xã, sân vận động trung tâm xã...
Từ thực tiễn có thể khẳng định, việc áp dụng, thực hiện tốt QCDC ở cơ sở là một trong những yêu cầu không thể thiếu trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM, qua đó phát huy vai trò chủ động, tích cực của người dân, đồng thời góp phần hạn chế nguy cơ thất thoát, lãng phí. Thực hiện QCDC đã và đang phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, đẩy nhanh tiến độ trong xây dựng NTM. Diện mạo nông thôn, nhất là nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng cao đã có nhiều đổi mới. Đời sống kinh tế, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Qua 5 năm thực hiện, thu nhập bình quân khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh tăng 2,5 triệu đồng/ người/năm. Năm 2015, thu nhập bình quân đạt 18,2 triệu đồng/ người; tỷ lệ hộ nghèo còn 15%, giảm 22,7% so với năm 2011. Từ bình quân 4,4 tiêu chí NTM/xã (năm 2011), đến năm 2015 đã đạt 11,5 tiêu chí/xã. Có 31/191 xã hoàn thành 19 tiêu chí, được công nhận xã đạt chuẩn NTM, chiếm 16,23%.
Nhờ công tác tuyên truyền, vận động, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhiều địa phương đã làm tốt công tác huy động nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM. Trong đó có nguồn lực lớn từ sự tham gia đóng góp của nhân dân xây dựng cơ sở hạ tầng trên cơ sở phát huy dân chủ để người dân bàn bạc, tự nguyện đóng góp, nổi bật là phong trào hiến đất xây dựng trường học, làm đường đi của xóm, đường nội đồng, đóng góp ngày công làm đường GTNT... Kết quả sau giai đoạn I (2011-2015), toàn tỉnh đã huy động được hơn 9.773 tỷ đồng đầu tư xây dựng NTM, trong đó, vốn huy động nhân dân đóng góp 1.791 tỷ đồng gồm huy động trên 1,7 triệu ngày công lao động, hiến 188,79 ha đất. Toàn tỉnh đã sửa chữa, nâng cấp 3.093 km đường GTNT; cải tạo, xây dựng mới 192 cầu, cống dân sinh; sửa chữa, nâng cấp 80 công trình thủy lợi; kiên cố hóa 395 km kênh mương nội đồng; tu sửa, xây dựng 136 trường, lớp học; xây mới, sửa chữa 79 công trình nhà văn hóa xã, sân vận động trung tâm xã...
Từ thực tiễn có thể khẳng định, việc áp dụng, thực hiện tốt QCDC ở cơ sở là một trong những yêu cầu không thể thiếu trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM, qua đó phát huy vai trò chủ động, tích cực của người dân, đồng thời góp phần hạn chế nguy cơ thất thoát, lãng phí. Thực hiện QCDC đã và đang phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, đẩy nhanh tiến độ trong xây dựng NTM. Diện mạo nông thôn, nhất là nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng cao đã có nhiều đổi mới. Đời sống kinh tế, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Qua 5 năm thực hiện, thu nhập bình quân khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh tăng 2,5 triệu đồng/ người/năm. Năm 2015, thu nhập bình quân đạt 18,2 triệu đồng/ người; tỷ lệ hộ nghèo còn 15%, giảm 22,7% so với năm 2011. Từ bình quân 4,4 tiêu chí NTM/xã (năm 2011), đến năm 2015 đã đạt 11,5 tiêu chí/xã. Có 31/191 xã hoàn thành 19 tiêu chí, được công nhận xã đạt chuẩn NTM, chiếm 16,23%.
Theo Thu Hà/baohaobinh.com.vn